Chuyên gia lo ngại về tình hình lạm phát sẽ tăng mạnh trong quý III

Các chuyên gia đánh giá do lạm phát đã trở thành hiện tượng toàn cầu và sẽ tăng mạnh vào nửa cuối năm 2022, đặc biệt là trong quý III. Do đó, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 được dự đoán tăng trưởng 3,6%, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu.

Các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2022. Ảnh: Thu Trang
Các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2022. Ảnh: Thu Trang

Theo Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), thương mại toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục sau những gián đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19, tuy nhiên chưa thực sự đồng đều. Sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu cũng gây ra thách thức không nhỏ đến dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Đặc biệt hơn, lạm phát bắt đầu trở thành hiện tượng toàn cầu và có thể sẽ căng thẳng nhất vào quý III. Đây là những nhận định do các chuyên gia phân tích đưa ra tại Hội thảo Công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 với chủ đề "Nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ", diễn ra ngày 20/5.

Kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,6%

Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay của các chuyên gia từ VEPR là thấp hơn so với năm ngoái. Thương mại toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục sau những gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, nhưng chưa thực sự đồng đều. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu cũng phục hồi mạnh mẽ nhưng sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng cũng gây ra thách thức không nhỏ.

Đặc biệt, lạm phát bắt đầu trở thành hiện tượng toàn cầu. Thị trường tài chính biến động mạnh, các đồng tiền chủ chốt biến động theo các hướng khác nhau. Nhiều chính sách hỗ trợ kinh tế được thực thi ở các quốc gia, nhưng đại dịch cũng làm cho gánh nặng nợ tăng dần.

Do đó, môi trường địa kinh tế chính trị toàn cầu năm 2022 cũng được dự báo là bất ổn hơn gây ra những khó khăn mới cho nền kinh tế thế giới.

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, trước đây, tác động của đại dịch khiến cho tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên trong năm nay, căng thẳng Nga-Ukraine cũng có tác động gián tiếp rất lớn với kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Về rủi ro lạm phát, TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia cho rằng, từ giữa năm đến quý III sẽ là thời điểm căng thẳng của lạm phát, cả lạm phát chung của thế giới và tính lan tỏa của nó đến kinh tế Việt Nam.

Trước đó, theo ông Thắng, Việt Nam đã có sự lỡ nhịp nhất định với kinh tế thế giới. Khi kinh tế thế giới phục hồi tương đối nhanh, thì tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam lại giảm đáng kể.

TS. Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia. Ảnh: Thu Trang.
TS. Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia. Ảnh: Thu Trang.

TS Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng cho rằng, rủi ro lớn nhất của cả thế giới hiện nay là lạm phát. Trong đó, 60% doanh nghiệp Mỹ được khảo sát bày tỏ lo ngại rủi ro lạm phát.

Chỉ số lạm phát bình quân toàn cầu năm nay dự báo khoảng 6,2%, so với năm ngoái chỉ 4,2%, vì vậy hầu hết ngân hàng trung ương các nước buộc phải tăng lãi suất có thể gây ra hệ lụy rất lớn.

Với Việt Nam, ông Lực nhận định lạm phát năm nay có thể tăng cao so với năm ngoái lên mức khoảng trên 4%. Do vậy, chuyên gia này cho rằng thế khó chính sách hiện nay là tăng lãi suất hay không tăng. Tăng lãi suất để siết dòng tiền sẽ kiểm soát được lạm phát, nhưng tăng lãi suất lại kìm chế tăng trưởng chung của nền kinh tế do vốn cho doanh nghiệp bị siết.

Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam năm 2022

Đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2022, VEPR cho rằng nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi nhưng vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại liên quan đến rủi ro từ đại dịch, dù những diễn biến gần đây đã cho thấy sự cải thiện trong kiểm soát dịch bệnh toàn cầu.

Bên cạnh đó, áp lực từ lạm phát và chi phí sản xuất đang tăng cao cũng như rủi ro từ căng thẳng Nga - Ukraine ảnh hưởng đến quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai quốc gia này đối với Việt Nam .

Sự chậm lại của kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc trong bối cảnh nước này vẫn tiếp tục chính sách “Zero Covid” với các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt, có thể gây căng thẳng cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng, qua đó tác động tới kinh tế Việt Nam.

Từ đó, VEPR đưa ra các kịch bản tăng trưởng GDP năm 2022, với kịch bản cơ sở là tốc độ tăng trưởng trong năm nay sẽ đạt 5,7%, kịch bản tích cực là 6,2%. Tuy nhiên, nếu bối cảnh tiêu cực, mức tăng trưởng GDP mà VEPR dự báo sẽ giảm còn 5,2%.

Dự báo tăng trưởng kinh tế trong quý III/2022 (Nguồn: VEPR)
Dự báo tăng trưởng kinh tế trong quý III/2022 (Nguồn: VEPR)

Trong ngắn hạn, VEPR đề xuất một số chính sách, trong đó đáng chú ý là đề xuất Chính phủ có thể gia tăng hỗ trợ cho nền kinh tế, mở rộng chi tiêu để ưu tiên cho tăng trưởng. Các chuyên gia nhấn mạnh cần tiếp tục triển khai hiệu quả hơn các gói hỗ trợ cho nền kinh tế, hướng vào các ngành có tác động tích cực. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần đúng đối tượng và thiết thực hơn.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị, trong bối cảnh đại dịch còn có thể diễn biến phức tạp, việc chủ động kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu tác động tiêu cực, bảo vệ và hỗ trợ phục hồi kinh tế cần phải được ưu tiên.

Đồng thời, theo dõi chặt chẽ, có đánh giá đầy đủ và có các biện pháp ứng phó kịp thời với vấn đề nhập khẩu lạm phát, ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc với chính sách “Zero Covid”, xung đột Nga - Ukraine leo thang và các rủi ro khác có thể xảy ra.

Đặc biệt, cần đẩy nhanh tiến độ thực thi các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế. Trong đó, tiếp tục triển khai các giải pháp an sinh xã hội, các chính sách miễn, giảm thuế, phí,...đã đề xuất tại Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022- 2023. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện điều hòa hiệu quả nguồn vốn đầu tư công từ nguồn vốn của Chương trình phục hồi và nguồn vốn từ Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Ngoài ra, Việt Nam cần đặc biệt chú ý về nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài. Lạm phát thấp hiện nay ở trong nước một phần vì cầu tiêu dùng thấp. Lạm phát do chi phí đẩy cần sớm được đánh giá chính thức của Chính phủ và nhất là khả năng lạm phát trong các quý đầu năm 2022 do ảnh hưởng của chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nhập khẩu tới lạm phát để có biện pháp kiểm soát giúp hạn chế tác động tiêu cực tới người tiêu dùng trong nước. Đặc biệt, cần nghiên cứu để giảm thuế môi trường, thuế tiêu thụ, đặc biệt trong giá xăng dầu ở thời điểm hiện nay, nhằm bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng khác.

Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

HSBC kỳ vọng, việc Anh gia nhập CPTPP, một trong những hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới, có thể giải phóng thêm sức tăng trưởng dọc hành lang châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam.
TPS: Ba động lực cho tăng trưởng GDP năm 2025

TPS: Ba động lực cho tăng trưởng GDP năm 2025

Chứng khoán Tiên Phong nhận định, đồng USD được dự báo diễn biến khá phức tạp trong năm 2025 và là một 'ẩn số quan trọng'.
Yếu tố nào giúp ngành thép tiếp tục được đặt 'ngôi sao hy vọng' năm 2025

Yếu tố nào giúp ngành thép tiếp tục được đặt 'ngôi sao hy vọng' năm 2025

Một số báo cáo nghiên cứu thị trường nhận định rằng, năm 2025, ngành thép tiếp tục sẽ có nhiều diễn biến khả quan.
HSBC: Việt Nam 'ngôi sao' tăng trưởng trong khối ASEAN

HSBC: Việt Nam 'ngôi sao' tăng trưởng trong khối ASEAN

Theo HSBC, bức tranh kinh tế trong nước năm 2024 đa phần đã tích cực hơn khi đà phục hồi dần vững chắc qua các tháng của năm, nhanh chóng đưa Việt Nam trở lại như một "ngôi sao" tăng trưởng trong khối ASEAN.
MBS nêu những yếu tố tích cực giúp tỷ giá dần hạ nhiệt

MBS nêu những yếu tố tích cực giúp tỷ giá dần hạ nhiệt

MBS cho rằng áp lực tỷ giá sẽ dần hạ nhiệt và đạt mức 25.000 VND/USD vào cuối năm nay nhờ một số yếu tố tích cực.
Giá cà phê có phiên tăng kỷ lục, xác lập mức giá cao nhất lịch sử

Giá cà phê có phiên tăng kỷ lục, xác lập mức giá cao nhất lịch sử

Kết phiên giao dịch hôm qua 27/11, giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng kỷ lục với +6,92%, xác lập mức giá cao lịch sử.
Người tiêu dùng đang thay đổi suy nghĩ về xe điện

Người tiêu dùng đang thay đổi suy nghĩ về xe điện

Thị trường xe điện tại Việt Nam có thể đạt quy mô 5-7 tỷ USD sau 5 năm nữa, kích thích cơ hội đầu tư vào các cơ sở sản xuất linh kiện chuyên dụng, mang lại cơ hội cho nhà cung cấp trong nước cũng như nước ngoài.
Robert Walters: 82% doanh nghiệp Việt dự kiến tăng lương trong năm 2025

Robert Walters: 82% doanh nghiệp Việt dự kiến tăng lương trong năm 2025

Theo khảo sát của Robert Walters có sự tham gia của 84 doanh nghiệp, có đến 82% số doanh nghiệp được hỏi cho hay sẽ điều chỉnh, tăng lương trong năm 2025.
Văn hóa doanh nghiệp, nhìn từ tiêu chí D&I

Văn hóa doanh nghiệp, nhìn từ tiêu chí D&I

Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, xây dựng một môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập trong doanh nghiệp sẽ không chỉ mang đến nhiều cơ hội hơn mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh.
Chuyển dịch FDI vào Việt Nam: Xu hướng dòng vốn từ Trung Quốc

Chuyển dịch FDI vào Việt Nam: Xu hướng dòng vốn từ Trung Quốc

Dòng vốn FDI từ thị trường Trung Quốc đại lục, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc đại lục, đang ngày càng tăng tốc nhờ sự tương đồng sâu sắc giữa hai nền kinh tế, được thúc đẩy bởi chuỗi cung ứng toàn cầu đang thay đổi và sắp xếp lại, HSBC nhận định.
Giao thông dẫn đầu nhóm hàng có chỉ số giá tăng trong CPI tháng 10/2024

Giao thông dẫn đầu nhóm hàng có chỉ số giá tăng trong CPI tháng 10/2024

Từ nhóm hàng có chỉ số giá giảm mạnh nhất hồi cuối quý 3, nhóm giao thông đã vươn lên dẫn đầu các nhóm hàng có chỉ số giá tăng trong tháng 10/2024 so với tháng trước, tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung 0,06 điểm phần trăm.
VinaCapital: Những yếu tố có lợi cho TTCK năm 2025

VinaCapital: Những yếu tố có lợi cho TTCK năm 2025

Theo VinaCapital, sự dịch chuyển tăng trưởng GDP của Việt Nam từ việc được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài trong năm 2024 sang các yếu tố nội tại vào năm 2025 sẽ có lợi cho thị trường chứng khoán.
Áp lực trái phiếu đáo hạn quý 4/2024 tăng gấp đôi

Áp lực trái phiếu đáo hạn quý 4/2024 tăng gấp đôi

Theo ước tính của VNDirect, sẽ có khoảng hơn 76.700 tỷ đồng TPDN riêng lẻ đáo hạn trong quý 4/2024, tăng gần gấp đôi so với quý 3/2024.
Cú bắt tay lịch sử để trở thành ‘quán quân’ ngành dược

Cú bắt tay lịch sử để trở thành ‘quán quân’ ngành dược

Cái bắt tay của Dược Hậu Giang với Taisho là một trong những ví dụ hợp tác thành công nhất hiện nay, giúp công ty dược của Việt Nam sau 8 năm đồng hành đã học hỏi được đối tác Nhật Bản để vươn lên thành doanh nghiệp sản xuất thuốc quốc tế.
Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Trước áp lực ngày càng lớn từ thị trường, nhà đầu tư, những cam kết về môi trường đang nổi lên như một yếu tố thiết yếu trong hành trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu bài viết xoay quanh câu chuyện này với tiêu đề “Thông tin môi trường trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết: Rủi ro của những cam kết môi trường chung chung và lời kêu gọi đổi mới”.
Hành trình ‘kiến hóa voi’ của Imexpharm

Hành trình ‘kiến hóa voi’ của Imexpharm

Khởi đầu là đơn vị cấp phát thuốc tại tỉnh Đồng Tháp và từng là doanh nghiệp có số vốn chỉ hơn 20 tỷ đồng, giờ đây Imexpharm đã ‘lớn như thổi’ sau khi liên tục tăng vốn, dẫn đầu về dây chuyền sản xuất trong ngành.
Viettel Global: Vị thế nay đã khác

Viettel Global: Vị thế nay đã khác

“Viettel Global khai mở không gian kinh doanh theo cả chiều sâu và chiều rộng. Chúng tôi đặt mục tiêu chuyển đổi từ doanh nghiệp viễn thông hàng đầu trở thành doanh nghiệp dịch vụ số hàng đầu,” ông Hà Thế Dương, Phó tổng giám đốc Viettel Global chia sẻ với Mekong ASEAN trong cuộc phỏng vấn riêng vào trung tuần tháng 9/2024.
Dấu ấn hai thế hệ trên hành trình phát triển của ACB

Dấu ấn hai thế hệ trên hành trình phát triển của ACB

Hành trình trở thành một trong những định chế tài chính lớn mạnh tại Việt Nam của ngân hàng ACB ghi đậm dấu ấn của hai đời Chủ tịch HĐQT là cố doanh nhân Trần Mộng Hùng cùng con trai ông là doanh nhân trẻ Trần Hùng Huy.
ADB: Ngành công nghiệp sáng tạo số tại châu Á, tiềm năng nhưng thiếu hụt cả vốn và nhân tài

ADB: Ngành công nghiệp sáng tạo số tại châu Á, tiềm năng nhưng thiếu hụt cả vốn và nhân tài

Ngành công nghiệp sáng tạo tại châu Á đang thiếu hụt các chuyên gia lành nghề. Dù trình độ kỹ năng của lực lượng lao động lĩnh vực sáng tạo tại Indonesia, Thái Lan, Việt Nam đã cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đồng đều, toàn diện, báo cáo mới nhất của ADB nhận định.
Giá thực phẩm ảnh hưởng của bão kéo CPI tháng 9/2024 tăng 0,29%

Giá thực phẩm ảnh hưởng của bão kéo CPI tháng 9/2024 tăng 0,29%

Giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão số 3; một số địa phương thực hiện tăng học phí; giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước.
Lợi nhuận các ngân hàng quý 3: Phục hồi từ mức nền thấp

Lợi nhuận các ngân hàng quý 3: Phục hồi từ mức nền thấp

Trong bối cảnh thị trường ngân hàng nhiều biến động, chuyên gia MBS đã đưa ra dự báo một số ngân hàng như Eximbank, VietinBank, LPBank sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận cao nhờ mức nền thấp của năm trước.
Ngành bất động sản dẫn đầu về thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp

Ngành bất động sản dẫn đầu về thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp

Thu nhập bình quân cho vị trí tổng giám đốc của doanh nghiệp bất động sản đạt 4,9 tỷ đồng năm 2023, trong đó mức cao nhất tại một doanh nghiệp thuộc ngành này lên tới 17 tỷ đồng.
Dư địa tăng trưởng tiêu dùng tại Việt Nam và cơ hội cho Bách hoá Xanh, Winmart

Dư địa tăng trưởng tiêu dùng tại Việt Nam và cơ hội cho Bách hoá Xanh, Winmart

Giữa các mô hình bán lẻ bách hoá, siêu thị mini nổi bật về tăng trưởng nhờ sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiêu dùng hướng tới việc ưa chuộng các kênh hiện đại.
'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

Đây là nhận định của nhóm chuyên gia HSBC tại báo cáo nghiên cứu về hành lang thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) với tiêu đề "Đầu tư từ Đài Loan tiếp sức cho ngành công nghiệp công nghệ cao Việt Nam".
Giá xăng dầu đi lên kéo CPI tháng 7 tăng gần 0,5%

Giá xăng dầu đi lên kéo CPI tháng 7 tăng gần 0,5%

Giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48% so với tháng trước.
Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin nhiều nhất?

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin nhiều nhất?

Dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào cuối quý 2/2024 ước tính đạt kỷ lục 225.000 tỷ đồng, trong đó margin vào khoảng 218.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay với loạt những ông lớn dẫn đầu như TCBS, SSI, HSC, VPS, VNDirect.
Apple dẫn đầu doanh số PC toàn cầu

Apple dẫn đầu doanh số PC toàn cầu

Doanh số máy tính cá nhân (PC) trong quý 2/2024 của Apple tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đầu thị trường PC toàn cầu.
VIS Rating: Dòng tiền của doanh nghiệp bất động sản sẽ cải thiện thời gian tới

VIS Rating: Dòng tiền của doanh nghiệp bất động sản sẽ cải thiện thời gian tới

Trong quý 1/2024, nhiều dự án mới được bán hết ngay khi ra mắt. Trong khi đó, số lượng dự án được phê duyệt tăng từ cuối 2023 sau một giai đoạn dài suy giảm.
Lợi nhuận ngân hàng quý 2/2024: Cải thiện nhưng chưa rõ nét

Lợi nhuận ngân hàng quý 2/2024: Cải thiện nhưng chưa rõ nét

Đây là thông tin từ kết quả điều tra Xu hướng kinh doanh quý 3/2024 của Vụ Dự báo, Thống kê - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) vừa đưa ra hai kịch bản giá cà phê trong bối cảnh dự kiến La Nina có thể thay thế El Nino vào cuối năm nay tại Việt Nam.
VDSC: Dệt may TNG có thể đạt lợi nhuận 2024 cao kỷ lục

VDSC: Dệt may TNG có thể đạt lợi nhuận 2024 cao kỷ lục

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo liên quan đến tình hình hoạt động tại CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã: TNG).
Động lực tăng trưởng chính của IDI năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc và Mexico

Động lực tăng trưởng chính của IDI năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc và Mexico

Theo FPT Securities, năm nay, sự phục hồi nhu cầu cá tra từ hai thị trường Trung Quốc và Mexico sẽ là yếu tố đẩy doanh thu của IDI, một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, lên mốc hơn 8000 tỷ đồng.
HSBC: Kinh tế Việt Nam phục hồi chưa đồng đều

HSBC: Kinh tế Việt Nam phục hồi chưa đồng đều

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP 6,0% cho năm nay nhưng điều chỉnh dự báo theo quý với kỳ vọng sự phục hồi sẽ lan rộng hơn nữa trong 6 tháng cuối năm 2024.
Các nhà sản xuất vẫn lạc quan dù PMI giảm điểm trong tháng 3

Các nhà sản xuất vẫn lạc quan dù PMI giảm điểm trong tháng 3

Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global cho thấy chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam rơi nhẹ xuống dưới ngưỡng trung bình 50 điểm trong tháng 3, đạt 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2.
Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam

Báo cáo Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2023 của Tổng cục Thống kê mới công bố cho thấy, Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam.
Ngành F&B: Dự báo doanh thu năm 2024 đạt hơn 655.000 tỷ đồng

Ngành F&B: Dự báo doanh thu năm 2024 đạt hơn 655.000 tỷ đồng

Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam năm 2023 (Báo cáo) của iPOS.vn dẫn số liệu của Euromonitor cho biết, giá trị thị trường của ngành ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam năm 2024 dự kiến sẽ tăng 10,92% so với năm 2023.
Xem thêm