Cơ hội cho công nhân Việt Nam chuyển thành 'công nhân số'

Công nhân số hóa
13:37 - 28/06/2023
Lễ ký kết hợp tác hoạt động thí điểm “Chuyển đổi số cho công nhân Việt Nam” trong khuôn khổ Chương trình "Cơ hội mới". Ảnh: Phương Thảo
Lễ ký kết hợp tác hoạt động thí điểm “Chuyển đổi số cho công nhân Việt Nam” trong khuôn khổ Chương trình "Cơ hội mới". Ảnh: Phương Thảo
0:00 / 0:00
0:00
300 công nhân sẽ tham gia Chương trình đào tạo kỹ năng số trong giai đoạn đầu tiên, hứa hẹn tiếp cận lối đi mới cho người lao động, nhất là với công nhân mất việc bởi Covid-19.

Sáng 28/6, Lễ ra mắt Chương trình “Cơ hội mới” do Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã diễn ra tại Hà Nội.

Chương trình đem đến cơ hội cho nhiều người lao động thông qua đào tạo các kỹ năng số, đặc biệt là đối tượng công nhân thất nghiệp và muốn chuyển đổi nghề nghiệp.

Chia sẻ về Chương trình “Cơ hội mới”, ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia cho biết, chương trình ra đời trong bối cảnh quý 1/2023 có hơn 880.000 người thiếu việc làm. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1 triệu người.

Nhiều doanh nghiệp như dệt may, da giày, điện - điện tử cắt giảm lao động. Một lượng công nhân bị thay đổi bởi máy móc, phải chuyển đổi nghề nghiệp. Trong khi đó, nhu cầu về nguồn lao động có kỹ năng số ở Việt Nam rất lớn.

“Sẽ có một lượng công nhân bị thay thế bởi máy móc. Qua các khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO ) và Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), chúng tôi nhận ra là thị trường lao động đang có nhu cầu rất lớn về kỹ năng số. Nhấn mạnh ở đây là kỹ năng số không phải lao động chất lượng cao”, ông Thịnh phân tích.

Kéo theo đó, ông Thịnh cho biết, việc làm kinh doanh trực tuyến và thương mại điện tử sẽ tăng 30% trong thời gian tới. Tiếp theo là ngành chăm sóc sức khỏe, năng lượng tái tạo cũng đang tạo ra nhiều việc làm cần kỹ năng số.

Ảnh: Phương Thảo

Ảnh: Phương Thảo

"Từ bối cảnh thực tế đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. Công nhận có cơ hội trở thành công nhân số chứ không đơn thuần là lao động tay chân như trước, thu nhập và mức sống cũng được cải thiện. Chỉ cần 5 công nhân trong một nhà máy chuyển đổi được việc làm mới, có thu nhập tăng gấp rưỡi sẽ có thể lan tỏa mô hình này rộng khắp”.

Ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia

Làm rõ hơn về nội dung chương trình, ông Đỗ Tiến Thịnh cho biết, trong giai đoạn đầu tiên, chương trình chủ trương hỗ trợ đào tạo ngắn hạn các công nhân bị ảnh hưởng bởi Covid-19, mất việc, giãn việc.

“Cơ hội mới” sẽ được mang đến với 300 công nhân tham gia đào tạo, trong đó 20% là công nhân nữ, thông qua hình thức đào tạo trực tuyến. Mục tiêu của chương trình đặt ra là 50% có việc làm mới hoặc việc làm tốt hơn.

Trong các giai đoạn tiếp theo, sẽ có các khóa đào tạo dài hạn và cần kinh phí thực hiện. Các tổ chức tài chính quốc tế sẽ tham gia vào chương trình với vai trò cho vay và học phí sẽ được trừ vào tiền lương của công nhận ở cơ sở tuyển dụng mới.

Là chương trình thí điểm trong khuôn khổ hoạt động “Nguồn nhân lực cho Đổi mới sáng tạo - Hệ sinh thái khởi nghiệp” (USAID-WISE), Chương trình “Cơ hội mới” mong muốn quy tụ các chương trình, sáng kiến nhằm tạo cơ hội mới cho công nhân tham gia sâu hơn vào các ngành nghề sử dụng kỹ năng số thông qua đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao tay nghề.

Đối tượng mà chương trình ưu tiên hướng tới là các công nhân đang bị thất nghiệp do ảnh hưởng của Covid-19 và những lao động có nhiều khả năng bị thất nghiệp.

Anh Đắm, một nam công nhân đã nắm bắt được cơ hội thay đổi nghề nghiệp từ Chương trình “Cơ hội mới” cho biết tại sự kiện, anh từng làm việc ở Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội trong 3 năm, ở vị trí công nhân vận hành máy móc.

“Nhờ biết đến chương trình này, tôi vừa học tập vừa làm việc. Sau khi kết thúc khóa học, tôi đã dừng việc và chuyển sang công việc mới là lập trình viên với mức lương ổn định, tốt hơn, có môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, mặc dù trước đó tôi chỉ có bằng cấp 3”, anh Đắm phấn khởi chia sẻ.

Cơ hội chuyển đổi việc làm mới

Cũng tại buổi lễ ra mắt chương trình, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) nhấn mạnh, yêu cầu cấp thiết hiện nay là hỗ trợ nguồn nhân lực số Việt Nam phát triển, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Thông qua các khóa đào tạo kỹ năng số, người lao động, đặc biệt là đối tượng công nhân thất nghiệp hoặc muốn chuyển đổi nghề nghiệp hậu đại dịch Covid-19 sẽ được cung cấp những kiến thức phù hợp, đáp ứng nhu cầu công việc cùng cơ hội việc làm sau khi hoàn thành khóa đào tạo.

Lễ ra mắt Chương trình "Cơ hội mới" cho công nhân Việt Nam. Ảnh: Phương Thảo.

Lễ ra mắt Chương trình "Cơ hội mới" cho công nhân Việt Nam. Ảnh: Phương Thảo.

Theo ông Huy, việc đào tạo các kỹ năng số, bao gồm các kỹ năng, khả năng, kiến thức và thói quen làm việc kết hợp với Chương trình “Cơ hội mới” kỳ vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu công việc, giúp công nhân tiếp cận và sử dụng công nghệ số thành thạo.

“Công nhân có thêm cơ hội nhận được những công việc phù hợp và thăng tiến trong sự nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đối với người lao động trong bối cảnh các hình thái công việc và tính chất công việc không ngừng thay đổi,” ông Vũ Quốc Huy nhấn mạnh.

Cũng trong khuôn khổ buổi ra mắt “Cơ hội mới”, lễ ký kết hợp tác hoạt động thí điểm “Chuyển đổi số cho công nhân Việt Nam” giữa Chương trình Hỗ trợ Tăng trưởng Kinh tế ở Châu Á của USAID (US-SEGA/WISE) và Chương trình đào tạo trực tuyến công nghệ thông tin thuộc Tập đoàn FPT (FUNiX) đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình.

Tin liên quan

Đọc tiếp

CEO Apple Tim Cook.

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam

Ngày 15/4, Apple xác nhận CEO Tim Cook có mặt tại Việt Nam nhằm tăng các khoản chi cho các nhà cung cấp Việt Nam, cũng như hỗ trợ cung cấp năng lượng sạch, nước sạch cho các trường học.