Cơ hội nào cho cổ phiếu thép sau nhiều tháng 'giậm chân tại chỗ'

Sau giai đoạn tăng tốc phục hồi năm 2023, nhóm cổ phiếu thép với đại diện là 3 mã đầu ngành HPG, HSG, NKG không có nhiều đột phá trong nửa năm vừa qua. Nhà đầu tư dường như vẫn đang chờ đợi một tín hiệu mạnh hơn từ triển vọng của ngành này.
Cơ hội nào cho cổ phiếu thép sau nhiều tháng 'giậm chân tại chỗ'
Nhà máy Dung Quất 2 - động lực tăng trưởng mới đang được Hoà Phát dồn lực. Ảnh: HPG

Từ giai đoạn cuối tháng 11/2022 đến cuối năm 2023, HPG của Tập đoàn Hoà Phát đã tăng gần 140%, từ vùng giá 11.000 đồng/cp lên 25.000 đồng/cp. Từ đây, nhiều người kỳ vọng mã sẽ bứt phá trở lại vùng đỉnh trên 40.000 đồng/cp. Tuy nhiên việc chinh phục ngưỡng 30.000 đồng là một khó khăn của HPG. Từ đầu năm đến nay, dù có đôi lần vượt qua nhưng sau đó lại nhanh chóng bị kéo xuống và hầu như “giậm chân” tại vùng 27.000-29.000 đồng/cp.

Tương tự, HSG của Tập đoàn Hoa Sen cũng tăng gấp 3 lần trong giai đoạn năm 2023, tuy nhiên vẫn chưa thể trở lại vùng đỉnh sát 40.000 đồng/cp. Trong nửa đầu năm 2024, mã chủ yếu giao dịch đi ngang ở vùng giá 21.000 đồng và thời gian qua có cải thiện đôi chút, hiện đã lên vùng giá 25.000 đồng/cp.

NKG của Thép Nam Kim thì không thể vượt qua được vùng giá 25.000 đồng/cp trong 6 tháng qua. Mức đỉnh của cổ phiếu này là sát 45.000 đồng/cp. Trước đó, NKG cũng có giai đoạn năm 2023 tăng mạnh với hiệu suất hơn 200%.

Việc các chỗ phiếu chững lại sau giai đoạn tăng mạnh là điều dễ hiểu, vì dòng tiền cần để phòng rủi ro và tìm tới các cơ hội hấp dẫn hơn. Tuy nhiên sự trầm lắng quá lâu của nhóm thép trong bối cảnh kết quả kinh doanh ngày một cải thiện khiến nhà đầu tư không khỏi sốt ruột. Vậy sau khi các nhóm ngành khác như công nghệ, viễn thông, phân bón, dầu khí, xuất khẩu... đã “tạo sóng”, nhóm thép có cơ hội đón dòng tiền trở lại?

Trong báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm 2024, Chứng khoán MB (MBS) dự báo, lợi nhuận ngành thép sẽ tăng trưởng 40% vào năm 2024 nhờ các yếu tố:

Doanh thu dự kiến phục hồi 25% nhờ sản lượng và giá bán tăng trưởng lần lượt 9% và 8%, trong bối cảnh nguồn cung nhà ở và cơ sở hạ tầng tăng.

Biên lợi nhuận gộp phục hồi lên 13% (so với khoảng 8% năm 2023) nhờ giá đầu ra tăng 8% so với cùng kỳ và nguyên liệu (quặng, than) giảm khoảng 4% do nguồn cung ổn định.

Tỷ lệ dự phòng hạ nhiệt do giá đầu ra tăng và chi phí tài chính giảm 30% trong bối cảnh áp lực tỷ giá và chi phí lãi vay hạ nhiệt.

Cơ hội nào cho cổ phiếu thép sau nhiều tháng 'giậm chân tại chỗ'
Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép cải thiện sau khi giá nguyên vật liệu hạ nhiệt.

MBS dự báo doanh thu của HPG sẽ tăng trưởng 18% so với năm 2023, đạt khoảng hơn 140.000 tỷ đồng, sang năm 2025 sẽ là hơn 168.000 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng năm nay có thể tăng gần gấp đôi so với 2023, từ mức trên 6.000 tỷ đồng lên trên 13.000 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt khoảng 17.000 tỷ đồng.

Thép Nam Kim được dự báo doanh thu năm 2024 tăng 20% lên trên 22.000 tỷ đồng, mức lợi nhuận ròng tăng trên 286%, tương đương đạt 454 tỷ đồng. Sang năm 2025, mức lợi nhuận ròng được dự báo sẽ tiếp tục vượt trội lên 956 tỷ đồng.

Tập đoàn Hoa Sen được dự báo mức lợi nhuận ròng năm 2024 sẽ tăng gấp 14 lần, từ mức 40 tỷ đồng nhảy vọt lên 552 tỷ đồng, và năm 2025 sẽ đạt trên 800 tỷ đồng.

Ngành nào lợi nhất khi Việt Nam được Mỹ công nhận là kinh tế thị trường Ngành nào lợi nhất khi Việt Nam được Mỹ công nhận là kinh tế thị trường

Việc Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp hạn chế các loại thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp hiện có.

Hai câu chuyện cần theo dõi

Việc các doanh nghiệp thép hồi phục về kết quả kinh doanh sau giai đoạn chạm đáy 2022 - 2023 đã được dự báo trước. Đây cũng chính là động lực để nhóm cổ phiếu này bứt phá trong năm 2023, bởi dòng tiền trên thị trường chứng khoán luôn chạy trước đón đầu. Vì vậy, để cổ phiếu thép có đợt chạy đua mới thì cần thêm những triển vọng khác biệt hơn ngoài kết quả kinh doanh.

Hiện tại, nhóm thép có hai câu chuyện đáng chú ý cần theo dõi. Một là áp thuế chống bán phá giá và hai là kế hoạch mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp.

Ngày 14/6/2024, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo trình tự, Bộ sẽ gửi bản câu hỏi rà soát tới các đơn vị liên quan sau 15 ngày kể từ ngày khởi xướng. Đây sẽ là cơ sở để đưa ra kết luận sơ bộ điều tra. Thời kỳ điều tra để xác định hành vi bán phá giá từ 1/4/2023-31/3/2024.

Trong báo cáo phát hành đầu tháng 7/2024, Chứng khoán BIDV (BSC) đã có những phân tích, thống kê về hiện tượng bán phá giá và đưa ra dự báo thuế chống bán phá giá đối với ngành thép có thể áp dụng tạm thời vào đầu năm 2025 và chính thức vào quý 3/2025.

Theo BSC, định giá các cổ phiếu thép nhìn chung đang ở vùng đáy của chu kỳ. Với các thông tin liên quan tới tiến độ vụ việc áp thuế chống bán phá giá, sản lượng thép nội địa dần hồi phục, BSC cho rằng đây sẽ là động lực tăng giá cổ phiếu ngành thép trong nửa cuối năm 2024 và năm 2025.

Cơ hội nào cho cổ phiếu thép sau nhiều tháng 'giậm chân tại chỗ'
Định giá P/B cổ phiếu HPG. Nguồn: MBS

Với câu chuyện thứ hai, các doanh nghiệp lớn trong ngành thép đều có kế hoạch mở rộng sản xuất để duy trì động lực tăng trưởng. Hoà Phát đang dồn lực cho “cú đấm thép” Dung Quất 2. Dự án có quy mô 280 ha, tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng, công suất thiết kế 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) chất lượng cao/năm. Theo kế hoạch, phân kỳ 1 của dự án sẽ đi vào hoạt động vào đầu quý 1/2025, nâng năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát đạt trên 14,5 triệu tấn mỗi năm, trong đó có 8,6 triệu tấn HRC.

Theo thông tin cập nhật mới nhất từ doanh nghiệp, dây chuyền thép cuộn cán nóng HRC đầu tiên của Hòa Phát Dung Quất 2 sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024.

Thép Nam Kim đang triển khai kế hoạch chào bán hơn 130 triệu cổ phiếu, huy động gần 1.600 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu để đầu tư dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dự án trên được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu ngày 6/2/2024. Nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm khác bằng kim loại, sản xuất các loại tôn thép như tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh), tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ sơn, tôn mạ kẽm phủ sơn; sản xuất sắt, thép, gang. Quy mô dự án gồm dây chuyền mạ kẽm 350.000 tấn/năm, hai dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm 300.000 tấn/năm và 150.000 tấn/năm, dây chuyền mạ màu 150.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 (chưa VAT) là 4.500 tỷ đồng.

Hoa Sen Group thì có hướng đi khác biệt hơn khi không xây thêm nhà máy sản xuất mà muốn "lấn sân" sang các lĩnh vực tiềm năng khác như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, công nghệ bán dẫn, du lịch sinh thái... Công ty dự chi 5.000 tỷ đồng cho việc mở rộng ngành nghề này.

BSC: Lợi nhuận đột biến từ Dung Quất 2, định giá HPG đang ở mức rẻ BSC: Lợi nhuận đột biến từ Dung Quất 2, định giá HPG đang ở mức rẻ
Cập nhật biện pháp bảo hộ thép và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Cập nhật biện pháp bảo hộ thép và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp
Thép Nam Kim sắp chào bán và thưởng hơn 180 triệu cổ phiếu Thép Nam Kim sắp chào bán và thưởng hơn 180 triệu cổ phiếu
VinaCapital muốn bán hơn 12 triệu cổ phiếu KDH

VinaCapital muốn bán hơn 12 triệu cổ phiếu KDH

CTCP Quản lý quỹ VinaCapital cùng quỹ ngoại liên quan là Vietnam Ventures Limited vừa có báo cáo giao dịch cổ phiếu KDH gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền.
Cổ phiếu phá đỉnh cùng giá vàng, triển vọng PNJ có còn rộng mở?

Cổ phiếu phá đỉnh cùng giá vàng, triển vọng PNJ có còn rộng mở?

Cổ phiếu PNJ thu hút dòng tiền đầu tư trong bối cảnh ngành vàng trang sức đang có nhiều thuận lợi như giá vàng tăng cao, mùa cưới đến gần, kinh tế dần phục hồi...
Chờ đợi gì từ ĐHĐCĐ bất thường của BV Life

Chờ đợi gì từ ĐHĐCĐ bất thường của BV Life

Sau khi về tay Tập đoàn Bách Việt (BV Group), VCM đổi tên thành CTCP BV Life, đồng thời chuẩn bị tăng vốn mạnh mẽ từ 30 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng.
MWG và kỳ vọng với 'con cưng' Bách hoá Xanh

MWG và kỳ vọng với 'con cưng' Bách hoá Xanh

Theo Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài, MWG vẫn đang trong lộ trình hiện thực hoá mục tiêu doanh thu 10 tỷ USD, đòi hỏi Bách hoá Xanh phải phát triển mạnh mẽ.
An Phát Holdings triệu tập ĐHĐCĐ bất thường

An Phát Holdings triệu tập ĐHĐCĐ bất thường

CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (HOSE: APH) vừa có thông báo về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ bất thường năm 2024.
Phó Tổng giám đốc Hải Phát từ nhiệm sau 4 tháng nhậm chức

Phó Tổng giám đốc Hải Phát từ nhiệm sau 4 tháng nhậm chức

CTCP Đầu tư Hải Phát (HoSE: HPX) vừa công bố thông tin về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Mạnh Tiến kể từ ngày 16/8/2024 theo đơn xin từ nhiệm và chấm dứt hợp đồng lao động của ông Tiến.
Ông Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp 5,3 triệu cổ phiếu DIG

Ông Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp 5,3 triệu cổ phiếu DIG

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – HOSE: DIG) vừa công bố kết quả giao dịch cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Thiện Tuấn.
MWG nêu cơ sở tự tin thành công với chuỗi điện máy tại Indonesia

MWG nêu cơ sở tự tin thành công với chuỗi điện máy tại Indonesia

Trong khi chuỗi điện máy trong nước thu hẹp quy mô do nhu cầu tiêu dùng đi xuống thì MWG chuyển sang dồn lực cho “đứa con lai” tại Indonesia.
Ngành thủy sản nỗ lực trở lại ‘đường đua’ 10 tỷ USD

Ngành thủy sản nỗ lực trở lại ‘đường đua’ 10 tỷ USD

Sở hữu những ưu thế nổi trội cùng tiềm lực phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu, ngành thủy sản năm 2024 được kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu 10 tỷ USD cũng như hướng đến các mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
Hé mở đối tác nhận chuyển nhượng Mê Linh Thịnh Vượng của Vinahud

Hé mở đối tác nhận chuyển nhượng Mê Linh Thịnh Vượng của Vinahud

Vinahud dự kiến sẽ chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng cho CTCP VNC Construction – công ty do Tập đoàn R&H góp vốn sáng lập.
Mô hình trồng chuối xuất khẩu nâng cao kinh tế vùng biên giới Bình Phước

Mô hình trồng chuối xuất khẩu nâng cao kinh tế vùng biên giới Bình Phước

Tại vùng biên giới xa xôi thuộc huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, những vườn chuối xanh tươi đang trở thành một trong những nguồn sinh kế mới cho bà con, hứa hẹn là sản phẩm chủ lực hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển.
J.P.Morgan nâng sở hữu tại MB lên 1,5%

J.P.Morgan nâng sở hữu tại MB lên 1,5%

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB – HoSE: MBB) vừa cập nhật danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. So với danh sách công bố ngày 15/7, có thêm hai cổ đông mới lộ diện là J.P.Morgan Securities PLC và Nordea 1, SICAV.
Ba doanh nghiệp thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi quý, chỉ phải vay nợ 'không đáng kể'

Ba doanh nghiệp thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi quý, chỉ phải vay nợ 'không đáng kể'

PNJ, Sabeco, Nhựa Bình Minh là những doanh nghiệp đầu ngành, doanh thu mỗi quý hàng nghìn tỷ đồng trong khi chỉ phải vay nợ rất ít.
Chuyển động mới tại Cảng Quốc tế Vạn Ninh

Chuyển động mới tại Cảng Quốc tế Vạn Ninh

Sau khi Vinaconex triệt thoái vốn, CTCP Cảng Quốc tế Vạn Ninh vào đầu tháng 8/2024 đã tăng mạnh vốn điều lệ lên 900 tỷ đồng.
Triển vọng ngành hàng tiêu dùng thiết yếu và cơ hội của Vinamilk, Masan

Triển vọng ngành hàng tiêu dùng thiết yếu và cơ hội của Vinamilk, Masan

Tiêu dùng chung nội địa trong nửa cuối năm 2024 dự báo sẽ cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái nhờ chính sách cải cách tiền lương, tác động trễ của chính sách tiền tệ, sự khôi phục tốt từ hoạt động sản xuất...
Ngành thép chưa vội 'hân hoan'

Ngành thép chưa vội 'hân hoan'

Mặc dù có sự hồi phục dần đều từ nửa cuối năm ngoái đến nay nhưng ngành thép vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước, điển hình như việc một số chính sách mới ban hành tại EU sẽ có tác động bất lợi tới hoạt động xuất khẩu.
Viconship chuẩn bị tăng vốn lên gần 2.900 tỷ đồng

Viconship chuẩn bị tăng vốn lên gần 2.900 tỷ đồng

CTCP Container Việt Nam (Viconship – HoSE: VSC) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc chốt danh sách cổ đông để thực hiện việc trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu.
'So tài kinh doanh' của hai nhà thầu xây dựng dân dụng đầu ngành

'So tài kinh doanh' của hai nhà thầu xây dựng dân dụng đầu ngành

Trong khi Coteccons tăng trưởng lợi nhuận xuất phát từ hoạt động kinh doanh cốt lõi thì Xây dựng Hòa Bình vẫn phải nhờ vào việc thanh lý, nhượng bán tài sản.
Cổ đông Dệt may TNG sắp nhận thêm cổ tức bằng tiền tỷ lệ 4%

Cổ đông Dệt may TNG sắp nhận thêm cổ tức bằng tiền tỷ lệ 4%

Dệt may TNG là một doanh nghiệp đều đặn chia cổ tức nhất trong suốt thời gian qua. Từ 2019 đến nay, công ty này liên tục chia cổ tức cùng tỷ lệ 8% cổ phiếu và 8% tiền mặt.
Nắm trên 1% vốn nhiều ngân hàng, Prudential Việt Nam kinh doanh như thế nào

Nắm trên 1% vốn nhiều ngân hàng, Prudential Việt Nam kinh doanh như thế nào

Tính theo giá thị trường hiện tại, lượng cổ phiếu ACB, CTV, MBB mà Prudential Việt Nam cùng người liên quan nắm giữ có giá trị hơn 5.000 tỷ đồng.
Loạt lãnh đạo APG từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Loạt lãnh đạo APG từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) vừa công bố đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Lê Mạnh Hùng do “kế hoạch cá nhân”. Cũng với lý do này, ông Nguyễn Anh Dũng nộp đơn từ nhiệm thành viên độc lập HĐQT và Chủ tịch Ủy ban kiểm toán của APG.
Sự vươn tầm của Everland Group

Sự vươn tầm của Everland Group

Tập đoàn Everland của Chủ tịch HĐQT Lê Đình Vinh trong thời gian vừa qua đẩy mạnh gia tăng tiềm lực quỹ đất, nổi bật là hai thương vụ nhận chuyển nhượng một phần các dự án lớn tại thị trường Hà Nội và Đồng Nai.
Ngành bất động sản quý 2/2024: Tín hiệu tích cực từ doanh số bán hàng

Ngành bất động sản quý 2/2024: Tín hiệu tích cực từ doanh số bán hàng

Không còn thua lỗ hay phải viện vào các nghiệp vụ tài chính để có lãi, nhiều doanh nghiệp đầu ngành như Novaland, DIC Group, Đất Xanh… đã ghi nhận doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024.
‘Bóng’ Everland tại doanh nghiệp khiến Novaland lỗ gần 800 tỷ đồng

‘Bóng’ Everland tại doanh nghiệp khiến Novaland lỗ gần 800 tỷ đồng

Ít ngày trước khi Novaland thoái thành công vốn tại Huỳnh Gia Huy, ông Lê Đình Tuấn được chọn làm Chủ tịch HĐQT của công ty này. Sinh năm 1978, ông Lê Đình Tuấn là một lãnh đạo quan trọng của Tập đoàn Everland.
Vinatex sắp nhận gần 2 tỷ đồng cổ tức từ công ty con

Vinatex sắp nhận gần 2 tỷ đồng cổ tức từ công ty con

CTCP Vinatex Đà Nẵng chuẩn bị chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 20%. Cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ nhận hơn 1,8 tỷ đồng từ việc chia cổ tức trên.
FPT Retail lấn sang mảng điện máy, 'cuộc đua' với MWG hứa hẹn lại nóng

FPT Retail lấn sang mảng điện máy, 'cuộc đua' với MWG hứa hẹn lại nóng

Sau máy tính, điện thoại, dược phẩm, hai doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ lại tiếp tục “so kè” trên thị trường điện máy.
Ngành thép quý 2/2024: Bức tranh sáng còn vài điểm tối

Ngành thép quý 2/2024: Bức tranh sáng còn vài điểm tối

Với mức nền thấp của cùng kỳ năm 2023 và sự phục hồi của nhu cầu tiêu thụ, ngành thép tiếp tục có sự phục hồi ấn tượng trong quý 2/2024, thể hiện ở kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đầu ngành. Tuy nhiên điểm tối là vẫn có những công ty thua lỗ.
IPA muốn phát hành thêm 1.100 tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ

IPA muốn phát hành thêm 1.100 tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ

CTCP Tập đoàn Đầu tư IPA (HNX: IPA) vừa công bố quyết định HĐQT về việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ đợt 2. Theo đó, IPA sẽ phát hành lô trái phiếu mã IPAH2429003 với giá trị tối đa 1.096 tỷ đồng, mệnh giá trái phiếu là 100 triệu đồng/TP.
Khang Điền bán xong 100 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ vượt 9.000 tỷ đồng

Khang Điền bán xong 100 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ vượt 9.000 tỷ đồng

CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) vừa hoàn tất đợt chào bán 110 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 19 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, tăng vốn điều lệ lên 9.094 tỷ đồng.
HAGL Agrico đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2028 đạt 2.450 tỷ đồng

HAGL Agrico đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2028 đạt 2.450 tỷ đồng

CTCP Nông Nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico – HOSE: HNG) vừa có công văn giải trình biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát.
Thêm người nhà lãnh đạo TNH muốn thoái toàn bộ vốn

Thêm người nhà lãnh đạo TNH muốn thoái toàn bộ vốn

Cơ cấu sở hữu của TNH có nhiều biến động trong thời gian gần đây, với sự xuất hiện của cổ đông lớn Singapore – Blooming Earth Pte LTD.
Thép Tiến Lên, HAGL Agrico và loạt doanh nghiệp thua lỗ quý 2/2024

Thép Tiến Lên, HAGL Agrico và loạt doanh nghiệp thua lỗ quý 2/2024

Bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trong quý 2/2024 đã hoàn thiện những mảnh ghép cuối cùng. Đa số đều ghi nhận tín hiệu khởi sắc, tuy nhiên cũng không ít doanh nghiệp đối mặt thua lỗ.
Vosco miễn nhiệm cùng lúc Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT

Vosco miễn nhiệm cùng lúc Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT

Tổng giám đốc Cao Minh Tuấn được HĐQT Vosco miễn nhiệm để nghỉ hưu theo chế độ. Thay thế cho ông Tuấn là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Quang Minh.
Tiết giảm chi phí, Vinaconex hoàn thành 68% chỉ tiêu lợi nhuận sau 6 tháng

Tiết giảm chi phí, Vinaconex hoàn thành 68% chỉ tiêu lợi nhuận sau 6 tháng

Bên cạnh việc biên lợi nhuận gộp tăng mạnh, các chi phí được tiết giảm đáng kể so với cùng kỳ là những tác nhân giúp Vinaconex báo lãi tăng trưởng mạnh sau nửa đầu năm 2024.
Lộc Trời xin hoãn công bố báo cáo tài chính

Lộc Trời xin hoãn công bố báo cáo tài chính

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCOM: LTG) vừa có công văn xin hoãn công bố báo cáo tài chính quý 2/2024, gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
TNH báo lãi 40 tỷ đồng quý 2/2024, dồn lực đầu tư dự án tại Lạng Sơn, Bắc Giang

TNH báo lãi 40 tỷ đồng quý 2/2024, dồn lực đầu tư dự án tại Lạng Sơn, Bắc Giang

Trong quý 2/2024, TNH đã rót thêm 160 tỷ đồng đầu tư xây dựng bệnh viện Việt Yên, bệnh viện TNH Lạng Sơn và bệnh viện Quốc tế, nâng tổng chi phí xây dựng cơ bản dở dang lên hơn 700 tỷ đồng.
Xem thêm