Đại biểu Quốc hội: Chỉ truyền thông chính sách là chưa đủ

truyền thông CHÍNH SÁCH
12:09 - 01/06/2023
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - Tiến sĩ Báo chí, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: Quochoi
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - Tiến sĩ Báo chí, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: Quochoi
0:00 / 0:00
0:00
Theo đại biểu Quốc hội, để chính sách phù hợp, gắn liền với cuộc sống thực tế thì bên cạnh việc đưa tin và truyền thông chính sách còn phải thực hiện phê bình chính sách.

Công tác truyền thông chính sách dần được các cơ quan, ban ngành quan tâm chú trọng, nhất là trong bối cảnh kinh tế xã hội nảy sinh nhiều vấn đề thách thức như thời gian qua, và sau Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách.

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Nghị trường ngày 31/5-1/6, đại biểu Quốc hội cũng có ý kiến đóng góp về vấn đề này. Đại biểu Phạm Nam Tiến (Đoàn Đắk Nông) cho biết, thời gian qua, niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước ta ngày càng được nâng lên thông qua công tác chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Đại biểu cho rằng, điều đó khẳng định thông tin minh bạch, đầy đủ, kịp thời là vô cùng cần thiết, và quan trọng hơn cả là thông tin ấy có thể kích thích sự tích cực, chủ động tham gia của công chúng. Người dân có thể góp ý vào công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực; có thể cùng nhau hiến kế đối phó với dịch Covid-19; có thể góp ý vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi...

Theo đại biểu, mô hình truyền thông hiệu quả là mô hình đối thoại, bảo đảm quyền được biết của công chúng, đồng thời tạo môi trường công khai, minh bạch cho việc thảo luận, xây dựng, thực thi chính sách. Như vậy, truyền thông phải gắn liền với công tác dân vận, thực hiện dân chủ ở cơ sở; kích thích sự tham gia tích cực, chủ động của người dân, doanh nghiệp.

Báo cáo về kinh tế xã hội của Chính phủ xác định nhiệm vụ và giải pháp thời gian tới có nhiệm vụ thứ 10 đặt ra với lĩnh vực thông tin truyền thông là truyền thông chính sách, ngăn chặn thông tin xấu, độc, tạo đồng thuận xã hội.

Nhấn mạnh việc truyền thông tạo sự đồng thuận trong xây dựng, thực thi chính sách, đại biểu cho rằng, đây là mấu chốt để thực hiện các nhiệm vụ, các mục tiêu truyền thông khác.

Tuy nhiên, trong bối cảnh truyền thông xã hội ngày càng trở nên phổ biến, những sự cố khủng hoảng truyền thông cũng diễn ra nghiêm trọng hơn thì truyền thông để tạo sự đồng thuận, đòi hỏi sự thay đổi nhận thức, đầu tư nguồn lực và cả sự hiểu biết sâu rộng, cách làm mới của những người làm truyền thông.

Nhiều khi vấn đề đặt ra không chỉ là chính sách đúng với các quy định của pháp luật mà quan trọng hơn là chính sách có khả thi, có hợp lý, có hiệu quả không? Tất cả những điều này đòi hỏi người làm truyền thông không chỉ nắm vững chính sách mà còn phải có bản lĩnh chuyên nghiệp, bên cạnh việc thay đổi nhanh chóng cả về nhận thức và tổ chức bộ máy để thích ứng với môi trường truyền thông số. Đại biểu Phạm Nam Tiến

Theo đại biểu, tốc độ lan truyền của thông tin trên mạng hiện nay rất nhanh, AI cũng đang tác động ngày càng sâu rộng đến cuộc sống. Đây chính là những thách thức và cũng là cơ hội đặt ra đối với công tác truyền thông. Đại biểu cho rằng các cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong hoạt động thông tin truyền thông để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, chất lượng.

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Đoàn Phú Yên) cho rằng, điều quan trọng của truyền thông chính sách là phải phê bình chính sách. Việc bỏ những đề xuất quy định như "bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thưởng khi thi đại học", hay "người ngực lép không được lái xe"... trước đây chính là những biểu hiện thành công của truyền thông chính sách, khi phát hiện ra những sai lầm, không đúng để kịp thời sửa chữa.

“Còn nếu coi truyền thông chính sách chỉ là đưa chính sách đến với người dân thì có thể đi băng băng trên báo chí rất hanh thông, trong khi những ách tắc của chính sách lại để bên lề. Nếu như thế, câu chuyện người dân nói ‘muốn mua thịt lợn giá rẻ thì hãy lên ti vi’ sẽ vẫn tiếp tục diễn ra”, đại biểu nói.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.
Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Định hướng quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.