Dệt may TNG lần đầu báo lãi hơn 100 tỷ đồng trong một quý

Dệt May Việt nAM
15:17 - 20/10/2022
Dệt may TNG lần đầu báo lãi hơn 100 tỷ đồng trong một quý
0:00 / 0:00
0:00
Nhờ doanh thu tăng và biên lợi nhuận cải thiện,CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã: TNG) báo lợi nhuận sau thuế quý III/2022 đạt hơn 106 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Đây là mức lãi kỷ lục ghi nhận trong 1 quý của doanh nghiệp này.

Doanh thu tại TNG trong quý III ghi nhận đạt 2.021 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ mức giá vốn tăng chậm hơn kéo theo lợi nhuận gộp tại doanh nghiệp may này đạt hơn 299 tỷ đồng, tăng 25% so với quý III/2021. Biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện từ 8% lên 15%.

Về doanh thu tài chính, trong quý III công ty đạt gần 33 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ và chi phí tài chính cũng tăng mạnh lên hơn 67,6 tỷ đồng, tương đương tăng 48%, chủ yếu do lãi vay tăng mạnh.

Về chi phí quản lý doanh nghiệp tại TNG đạt 105,7 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ, trong khi đó chi phí bán hàng lại giảm nhẹ khoảng 5%, về gần 25,7 tỷ đồng.

Kết quả, TNG báo lãi sau thuế quý III đạt hơn 106 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ.

Tại giải trình của TNG cho biết, nguyên nhân kết quả kinh doanh tăng trưởng một phần nhờ lãi đóng góp thêm từ công ty con - CTCP TNG Land hơn 913 triệu đồng.

Ngoài ra, công ty đã bổ sung máy móc thiết bị tự động cùng với kiểm soát sản xuất theo mốc giờ đến từng người lao động, do vậy năng suất lao động cao. Và số lượng đơn hàng lớn cùng với nhu cầu mua hàng cũng như tình trạng khan hiếm container được cải thiện, hàng hóa xuất khẩu không còn bị ách tắc ở cảng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, TNG thu về 5.262 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 29% và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 231,4 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ 2021.

Tính đến ngày 30/9/2022, tổng tài sản của TNG tăng gần 16% so với đầu năm, đạt 5.059 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng hơn 17%, hơn 2.377 tỷ đồng, chủ yếu do tăng tiền và các khoản tương đương tiền, gấp 41,5 lần, lên hơn 560 tỷ đồng. Tài sản dài hạn tăng gần 15%, lên hơn 2.682 tỷ đồng.

Hàng tồn kho tại TNG giảm hơn 17%, còn hơn 957 tỷ đồng, trong đó chi phí dở dang xây dựng tòa nhà TNG Village là hơn 15,6 tỷ đồng (giảm 27%).

Về cơ cấu nợ, nợ phải trả cuối kỳ của doanh nghiệp này giảm nhẹ 4%, còn hơn 3.285 tỷ đồng, chủ yếu do giảm khoản phải trả người bán ngắn hạn còn 381 tỷ đồng. Ngoài ra, vay nợ thuê ngắn hạn giảm nhẹ 2% ( đạt hơn 1.660 tỷ đồng). Ngược lại, vay nợ thuê dài hạn gấp hơn 2 lần, lên gần 927 tỷ đồng.

Kế hoạch kinh doanh năm 2022, TNG đặt mục tiêu doanh thu 5.990 tỷ đồng, lãi sau thuế 279 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 20,2% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, tính đến hết quý III/2022, TNG đã hoàn thành 87,7% kế hoạch doanh thu và 82% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.