FiinRatings đề xuất thành lập quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp

Đây là một trong những kiến nghị trong tham luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp được ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch CTCP FiinRatings gửi tới Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023.

FiinRatings đề xuất thành lập quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp

Trong tham luận với tựa đề "Giải pháp đột phá phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam", Chủ tịch FiinRatings cho biết, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam (TPDN) đã trải qua một chu kỳ tăng trưởng cao liên tục trong giai đoạn 2012-2021, đặc biệt tập trung vào thời gian 2018-2021 với tốc độ trung bình hàng năm vào khoảng 45%.

Kênh vốn từ TPDN đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế trước khi suy giảm mạnh từ đầu năm 2023 sau những trước một số sự việc vi phạm của một số tổ chức phát hành và thay đổi chính sách nhằm chuẩn hóa lại điều kiện phát hành cộng với bối cảnh vĩ mô và điều kiện tín dụng không thuận lợi.

Quy mô TPDN đang lưu hành hiện ở mức 923.000 tỷ vào cuối tháng 8 năm 2023, chiếm khoảng 10% GDP năm 2022. Trước đó, tại thời điểm đỉnh cao vào giữa năm 2022, tổng dư nợ TPDN đã đạt quy mô giá trị lưu hành gần 1,5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 14% GDP năm 2021 và 12% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng.

Quy mô trái phiếu đã thu hẹp rất mạnh kể từ đầu năm 2022 trở lại đây do những thay đổi môi trường kinh doanh, khuôn khổ pháp lý và chính sách và một số vụ việc làm cho hoạt động phát hành mới suy giảm lớn.

FiinRatings đề xuất thành lập quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp

Những vấn đề đặt ra cho thị trường TPDN Việt Nam

Trong tham luận, ông Thuân cũng đã nhìn nhận 4 vấn đề đặt ra cho thị trường TPDN Việt Nam.

Thứ nhất, cơ cấu phát hành chủ yếu là chào bán riêng lẻ. Theo FiinRatings, mặc dù quy mô TPDN lưu hành còn ở mức thấp so với các nước nhưng hơn 95% giá trị phát hành và lưu hành hiện nay là phát hành riêng lẻ vốn mang nhiều bản chất của tín dụng dự án.

Trái phiếu phát hành rộng rãi ra công chúng được kỳ vọng có chất lượng hơn và minh bạch hơn chỉ chiếm rất tỷ trọng rất nhỏ ở mức dưới 5% tổng quy mô phát hành.

Trong khi đó, cơ cấu phát hành chủ yếu tập trung ở một ít số ngành. Trong tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đang lưu hành 923.000 tỷ đồng vào cuối tháng 8/2023, nếu loại trừ 304.000 tỷ đồng trái phiếu do ngân hàng phát hành, dư nợ TPDN riêng lẻ hiện nay tại Việt Nam là 619.000 tỷ đồng, hơn nửa trong số đó là trái phiếu bất động sản (323.000 tỷ đồng, tương đương 52%). Giá trị còn lại gồm thương mại và dịch vụ (13%), sản xuất (8%), và một tỷ lệ nhỏ các nhóm ngành khác.

Như vậy, ngoài các tổ chức phát hành trong ngành bất động sản thì vẫn chưa chứng kiến các tổ chức phát hành trong các ngành khác vốn đòi hỏi thâm dụng vốn lớn hoặc có tuổi đời dự án dài như các dự án cơ sở hạ tầng. Điều này cũng gây ra rủi ro mang tính tập trung lớn cho thị trường và nhà đầu tư.

Thứ hai, nhà đầu tư cá nhân tham gia lớn vào trái phiếu riêng lẻ.

Có thể thấy nhà đầu tư cá nhân tham gia mua trực tiếp thường ở mức thấp và dự kiến sẽ chưa sớm khôi phục mạnh trở lại vào thời gian ngắn hạn khi những quy định chặt chẽ hơn về nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ đi vào hiệu lực từ đầu năm 2024.

Nhưng, FiinRatings cho rằng, đây là hệ quả khi nhà đầu tư cá nhân đã được tiếp cận trái phiếu riêng lẻ một cách dễ dàng khi cơ sở thông tin và quản trị rủi ro tại Việt Nam với xếp hạng tín nhiệm, định giá trái phiếu... vẫn chưa được phổ biến.

Thứ ba, áp lực nợ trái phiếu đáo hạn cao. Tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn trong 2 quý cuối năm 2023 được ước tính ở mức 104.800 tỷ đồng và năm 2024 ở mức 288.100 tỷ đồng và năm 2025 là 194.200 tỷ đồng.

Đối với trái phiếu đáo hạn trong 2 quý cuối năm 2023, giá trị trái phiếu đến hạn của các doanh nghiệp bất động sản là 37.100 tỷ đồng và TCTD là 24.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp sản xuất là 1.300 tỷ đồng, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ là 22.400 tỷ đồng và lĩnh vực khác là 20.000 tỷ đồng.

FiinRatings đề xuất thành lập quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp

Thứ tư, tỷ lệ nợ xấu trái phiếu tăng cao. Tính đến ngày 30/6/2023, đã có 118 tổ chức phát hành có một hoặc nhiều hơn lô trái phiếu lưu hành đã không thể đáp ứng nghĩa vụ nợ với tổng giá trị 165.000 tỷ đồng, chiếm 11,8 % giá trị TPDN đang lưu hành.

Tuy nhiên, một cách khách quan, tỷ lệ chậm trả tiếp tục gia tăng, Nghị định 08 ra đời đã hỗ trợ các tổ chức phát hành kịp thời tái cơ cấu nợ trong thời gian tối đa 2 năm, đây là động thái tích cực từ phía cơ quan quản lý để giúp các tổ chức phát hành có thời gian điều chỉnh và vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

FiinRatings đề xuất thành lập quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp

Thành lập quỹ bảo lãnh trái phiếu góp phần quản trị rủi ro bảo lãnh tốt hơn

Từ bối cảnh trên, tham luận của ông Thuân đã đưa ra các đề xuất nhằm khôi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp qua các giải pháp chính như: cải thiện minh bạch thông tin thị trường khôi phục niềm tin vào kênh đầu tư dài hạn này. Rà soát và tháo gỡ những quy định về hạn chế đầu tư nhằm "tạo cầu" cho sản phẩm đầu tư trái phiếu.

Đẩy mạnh kênh phát hành chào bán rộng rãi ra công chúng qua việc áp dụng phê duyệt nhanh dành cho các doanh nghiệp niêm yết và trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm cao.

Tiếp tục hoàn thiện nền tảng cứng và mềm cho thị trường, bao gồm việc hình thành tổ chức bảo lãnh thanh toán trái phiếu.

Ban hành khung chính sách cho sản phẩm trái phiếu xanh nhằm tận dụng nguồn vốn trong nước và quốc tế cho phát triển bền vững...

Ông Thuân đề xuất về việc xem xét thành lập quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp.

Theo vị chuyên gia này, Việt Nam hiện thiếu các định chế tài chính trung gian trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng hoặc bảo lãnh trái phiếu. Khác với bảo lãnh phát hành, bảo lãnh tín dụng hay bảo lãnh trái phiếu được hiểu là bảo lãnh thanh toán, tức là bên đứng ra bảo lãnh sẽ thực hiện cam kết thanh toán một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành trong trường hợp rủi ro xảy ra tức là tổ chức phát hành không thể thực hiện nghĩa vụ nợ đã cam kết.

Hiện trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có một số lô trái phiếu bảo lãnh thanh toán bởi ngân hàng thương mại và phần còn lại chủ yếu là bảo lãnh doanh nghiệp được thực hiện bởi công ty trong cùng một tập đoàn đối với tổ chức phát hành TPDN.

"Nếu được thành lập, quỹ bảo lãnh này không chỉ giới hạn ở các trái phiếu của các ngân hàng thương mại mà cả trái phiếu của các doanh nghiệp (không phải là tổ chức tín dụng) với những tiêu chí nhất định về chất lượng tín dụng hoặc mức xếp hạng tín nhiệm", ông Thuân cho hay.

Việc thiết lập một định chế bảo lãnh như vậy sẽ góp phần quản trị rủi ro bảo lãnh tốt hơn với quy chế hoạt động, phạm vi bảo lãnh, điều kiện và tiêu chí bảo lãnh, quy trình quản trị rủi ro cũng như cơ chế xử lý nợ xấu khi sự kiện nợ xảy ra.

Vai trò của định chế cung cấp dịch vụ bảo lãnh này là nhằm tạo chất xúc tác và niềm tin để các nhà đầu tư tham gia mua các trái phiếu có kỳ hạn dài và được các tổ chức bảo lãnh uy tín cao như vậy đảm bảo nghĩa vụ thanh toán (toàn bộ hoặc từng phần) khi rủi ro xảy ra. Đây là định chế rất tốt để kích thích phát triển cơ chế đầu tư và đưa dòng tiền nhàn rỗi của người dân và doanh nghiệp vào kênh đầu tư dài hạn thay vì chỉ tập trung gửi tại ngân hàng.

Ngoài ra, các tiêu chí để được bảo lãnh có thể bao gồm việc ưu tiên các trái phiếu có kỳ hạn dài (năm năm trở lên) nhằm kích thích chức năng đầu tư của thị trường vốn và có các cấu phần hỗ trợ cho tăng trưởng xanh theo các quy định về phân loại xanh (đang được dự thảo) nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam và qua đó hướng tới việc thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Con gái Chủ tịch Masan dự chi gần 800 tỷ đồng mua cổ phiếu MSN

Con gái Chủ tịch Masan dự chi gần 800 tỷ đồng mua cổ phiếu MSN

Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang dự kiến chi gần 800 tỷ đồng để mua vào 10 triệu cổ phiếu MSN.
Masan lãi cao nhất trong 10 quý, giảm vay nợ

Masan lãi cao nhất trong 10 quý, giảm vay nợ

Nhờ doanh thu tăng và giảm chi phí tài chính, Masan có quý lãi cao nhất trong 10 quý gần đây, vượt kế hoạch năm ở kịch bản cơ sở.
Cổ phiếu trụ 'đè' thị trường, VN-Index giảm mạnh nhất từ đầu tháng 8

Cổ phiếu trụ 'đè' thị trường, VN-Index giảm mạnh nhất từ đầu tháng 8

Hàng loạt cổ phiếu bất động sản và ngân hàng, trong đó có không ít cổ phiếu VN30 gặp áp lực bán mạnh vào cuối phiên chiều, khiến chỉ số chính của thị trường chứng khoán có phiên giảm điểm mạnh nhất từ ngày 5/8 đến nay.
TNH chào bán thành công hơn 15 triệu cổ phiếu, tăng vốn lên 1.254 tỷ đồng

TNH chào bán thành công hơn 15 triệu cổ phiếu, tăng vốn lên 1.254 tỷ đồng

CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc xử lý cổ phiếu cổ đông hiện hữu không đăng ký mua, không nộp tiền mua trong đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng.
Chứng khoán SSI và thách thức vị trí đầu ngành

Chứng khoán SSI và thách thức vị trí đầu ngành

Sau chặng đường nhiều thăng trầm cùng thị trường chứng khoán Việt Nam, đến nay SSI đã trở thành công ty quy mô tỷ USD. Tuy nhiên, cùng với vươn lên của những đối thủ có tiềm lực mạnh, SSI phải đối mặt với nhiều thách thức để giữ vị thế của mình cả về thị phần và hiệu quả kinh doanh.
Hoá chất Đức Giang chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức tiền mặt

Hoá chất Đức Giang chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức tiền mặt

Hoá chất Đức Giang triển khai việc tạm ứng cổ tức tiền mặt cho cổ đông ngay sau khi công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024.
Cổ phiếu bất động sản đồng khởi, chứng khoán tìm lại sắc xanh

Cổ phiếu bất động sản đồng khởi, chứng khoán tìm lại sắc xanh

Trong bối cảnh dòng tiền chưa thực sự bùng nổ, cổ phiếu bất động sản với sự dẫn dắt của anh cả VIC trở thành động lực giúp VN-Index cắt chuỗi 3 phiên giảm điểm liên tiếp.
Lộc Trời triệu tập ĐHĐCĐ bất thường

Lộc Trời triệu tập ĐHĐCĐ bất thường

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCOM: LTG) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua kế hoạch triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường.
Chứng khoán FPT muốn vay ACB 1.000 tỷ đồng

Chứng khoán FPT muốn vay ACB 1.000 tỷ đồng

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS – HOSE: FTS) vừa công bố quyết định của HĐQT về việc vay vốn ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và việc cầm cố thế chấp tài sản để vay vốn.
Lợi nhuận PAN Group tiếp đà tăng trưởng, 50% tài sản đầu tư tài chính

Lợi nhuận PAN Group tiếp đà tăng trưởng, 50% tài sản đầu tư tài chính

Quý thứ 5 liên tiếp, lợi nhuận của PAN Group tăng trưởng so với cùng kỳ, động lực chính đến từ tăng trưởng doanh thu từ các mảng kinh doanh chính.
VN-Index rơi gần 10 điểm, cổ phiếu Lộc Trời bị bán tháo

VN-Index rơi gần 10 điểm, cổ phiếu Lộc Trời bị bán tháo

Sau 2 phiên giảm điểm liên tiếp với thanh khoản thấp, thị trường chứng khoán có thêm phiên giảm mạnh với sắc đỏ bao phủ trên cả 3 sàn.
Lần đầu tiên sau 3 năm không phát sinh trái phiếu bị chậm trả

Lần đầu tiên sau 3 năm không phát sinh trái phiếu bị chậm trả

Báo cáo của VIS Rating cho thấy, tháng 9/2024 là tháng đầu tiên kể từ tháng 10/2021 không ghi nhận trường hợp chậm trả phát sinh mới nào, đưa tổng giá trị trái phiếu chậm trả phát sinh mới trong quý 3/2024 về mức thấp 1.700 tỷ đồng.
Hoa Sen rời 'cuộc đua' sản xuất đi tìm cơ hội mới

Hoa Sen rời 'cuộc đua' sản xuất đi tìm cơ hội mới

Trong khi các doanh nghiệp khác tất bật với kế hoạch mở rộng sản xuất để đón đầu xu hướng phục hồi của ngành thép thì Hoa Sen lại khá im ắng. Công ty lựa chọn tập trung cho chuỗi phân phối vật liệu xây dựng và dự kiến chi khoảng 5.000 tỷ đồng để “lấn sân” các lĩnh vực khác.
Lợi nhuận Hoá chất Đức Giang 'đi lùi', 70% tài sản là tiền

Lợi nhuận Hoá chất Đức Giang 'đi lùi', 70% tài sản là tiền

Kết quả kinh doanh của Hoá chất Đức Giang trong quý 3/2024 không có đột biến đáng kể. Công ty vẫn sở hữu bảng cân đối tài chính lành mạnh với hơn 11.000 tỷ đồng tiền nhàn rỗi.
Cổ phiếu MWG trở lại rổ VNDiamond

Cổ phiếu MWG trở lại rổ VNDiamond

MWG của Thế giới Di động trở lại danh mục VNDiamond sau 6 tháng bị loại ra.
Phát Đạt phát hành 34 triệu cổ phiếu hoán đổi nợ

Phát Đạt phát hành 34 triệu cổ phiếu hoán đổi nợ

CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt (HOSE: PDR) vừa công bố quyết định HĐQT thông qua triển khai phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ.
Cổ phiếu Lộc Trời bị hạn chế giao dịch

Cổ phiếu Lộc Trời bị hạn chế giao dịch

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngày 21/10 có văn bản gửi CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCOM: LTG), thông báo về việc đưa cổ phiếu LTG vào diện hạn chế giao dịch theo quy định.
Các mảng kinh doanh đều ảm đạm, SHS báo lãi giảm 65%

Các mảng kinh doanh đều ảm đạm, SHS báo lãi giảm 65%

Doanh thu các mảng kinh doanh chính của SHS trong quý 3/2024 đều sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, hoạt động tự doanh ghi nhận lỗ.
VN-Index tuột mốc 1.280 bất chấp 'ngôi sao sáng' VHM, EIB

VN-Index tuột mốc 1.280 bất chấp 'ngôi sao sáng' VHM, EIB

Trong phiên giao dịch thiếu điểm nhấn, bộ 3 cổ phiếu họ Vin là VIC, VHM và VRE cùng với một số mã ngân hàng như EIB, VPB tăng điểm tích cực, tuy nhiên vẫn không đủ để “cứu” chỉ số VN-Index khỏi phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp.
VietinBank Capital trở thành cổ đông lớn Fideco

VietinBank Capital trở thành cổ đông lớn Fideco

Công ty TNHH MTV QLQ Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Capital) vừa có báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn của CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP HCM (Fideco - HOSE: FDC).
SSI quý 3/2024: Mảng môi giới sụt giảm, nhắm 'trúng' một cổ phiếu ngân hàng

SSI quý 3/2024: Mảng môi giới sụt giảm, nhắm 'trúng' một cổ phiếu ngân hàng

Doanh thu và lợi nhuận của SSI trong quý 3/2024 cùng tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng sụt giảm so với quý 2 liền trước.
Tập đoàn FPT dồn lực bước vào 'ván cược' lịch sử lần thứ hai

Tập đoàn FPT dồn lực bước vào 'ván cược' lịch sử lần thứ hai

Cách đây 25 năm, FPT quyết định tiên phong xuất khẩu phần mềm, đặt tham vọng ghi dấu Việt Nam trên bản đồ công nghệ số thế giới và cũng là "ván cược” lịch sử thứ nhất của tập đoàn này. Bước sang giai đoạn phát triển mới, FPT dồn lực cho “ván cược” thứ hai của mình với những lĩnh vực đầy tham vọng liên quan đến AI.
VietinBank Securities tiếp tục thất thu mảng tự doanh cổ phiếu niêm yết

VietinBank Securities tiếp tục thất thu mảng tự doanh cổ phiếu niêm yết

Tính đến cuối quý 3/2024, EIB (lãi 27,6 tỷ đồng) và DNP (lãi 6 tỷ đồng) là 2 trong số những cổ phiếu niêm yết mang về lợi nhuận cho VietinBank Securities. Ngược lại, các khoản đầu tư vào GEX, VSC hay VPB vẫn chưa mang về quả ngọt.
Tập đoàn Masan: 'Tay chơi' M&A không ngại dốc hầu bao

Tập đoàn Masan: 'Tay chơi' M&A không ngại dốc hầu bao

Từ một công ty buôn bán mỳ gói tại Nga, Masan đã vươn mình thành hệ sinh thái tiêu dùng có đầy đủ các mảnh ghép kinh doanh như hiện nay thông qua loạt các thương vụ M&A đình đám trong nhiều năm.
FPT duy trì 'phong độ' tăng trưởng, lãi ròng gần 6.000 tỷ đồng trong 9 tháng

FPT duy trì 'phong độ' tăng trưởng, lãi ròng gần 6.000 tỷ đồng trong 9 tháng

FPT tiếp tục tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai chữ số trong quý 3/2024, duy trì "phong độ" đạt được trong nhiều quý vừa qua.
Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

HAGL có quý lãi cao nhất trong năm 2024 mặc dù doanh thu sụt giảm, nhờ biên lợi nhuận cải thiện khi giá lợn hơi tăng cao trong giai đoạn vừa qua.
Vinamilk: Thách thức tăng trưởng và kỳ vọng chuyển mình sau chiến lược 'trẻ hoá' thương hiệu

Vinamilk: Thách thức tăng trưởng và kỳ vọng chuyển mình sau chiến lược 'trẻ hoá' thương hiệu

Với vị thế dẫn đầu ngành nhưng Vinamilk cũng như nhiều doanh nghiệp lớn khác phải đối mặt áp lực tăng trưởng khi đã phát triển đến ngưỡng nhất định. Trước bối cảnh ấy, doanh nghiệp lựa chọn con đường tái định vị để “trẻ hoá” thương hiệu, có động lực phát triển mới.
Tập đoàn Hòa Phát và 'ván cược tỷ USD' vào Dung Quất 2

Tập đoàn Hòa Phát và 'ván cược tỷ USD' vào Dung Quất 2

"Chiến trường" thép đang cực kỳ khốc liệt, với sự cạnh tranh gay gắt và đòi hỏi tiềm lực, nhân sự lớn. Vì vậy trong ngắn hạn 5-10 năm tới, Hoà Phát sẽ tập trung vào lĩnh vực chủ chốt, với “cú đấm thép” đang chuẩn bị là Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2. Đó là khẳng định của ông Trần Đình Long về định hướng sắp tới của Hòa Phát.
Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Trước áp lực ngày càng lớn từ thị trường, nhà đầu tư, những cam kết về môi trường đang nổi lên như một yếu tố thiết yếu trong hành trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu bài viết xoay quanh câu chuyện này với tiêu đề “Thông tin môi trường trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết: Rủi ro của những cam kết môi trường chung chung và lời kêu gọi đổi mới”.
Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản 'đồng khởi', BMP phá đỉnh

Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản 'đồng khởi', BMP phá đỉnh

Sau vài phiên giao dịch theo hướng giằng co, VN-Index hôm nay 17/10 đã lấy lại điểm số nhờ trợ lực từ nhóm ngân hàng, bất động sản. BMP phá đỉnh sau khi Nhựa Bình Minh công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024.
Lộc Trời có tân tổng giám đốc

Lộc Trời có tân tổng giám đốc

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (mã LTG) vừa công bố thông tin về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Hoàng giữ chức tổng giám đốc từ ngày 16/10/2024.
Lợi nhuận Nhựa Bình Minh tiếp đà hồi phục, cổ phiếu 'nhăm nhe' vượt đỉnh

Lợi nhuận Nhựa Bình Minh tiếp đà hồi phục, cổ phiếu 'nhăm nhe' vượt đỉnh

CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) vừa công bố báo cáo tài chính với mức lợi nhuận tiếp đà hồi phục. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu này cũng đang 'nhăm nhe' vượt đỉnh.
Nhóm doanh nghiệp bất động sản đầu tiên công bố lợi nhuận quý 3/2024

Nhóm doanh nghiệp bất động sản đầu tiên công bố lợi nhuận quý 3/2024

Một số doanh nghiệp bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến so với cùng kỳ, nhờ tình hình bán hàng tích cực hoặc chuyển nhượng dự án.
Ông Nguyễn Hùng Cường nhận thừa kế gần 21 triệu cổ phiếu DIG

Ông Nguyễn Hùng Cường nhận thừa kế gần 21 triệu cổ phiếu DIG

Chủ tịch HĐQT DIC Group Nguyễn Hùng Cường nhận thừa kế số cổ phiếu DIG có giá trị khoảng 400 tỷ đồng.
VN-Index giằng co khi dòng tiền hờ hững, QCG tiếp tục tăng trần

VN-Index giằng co khi dòng tiền hờ hững, QCG tiếp tục tăng trần

Dòng tiền vẫn đang thận trọng chờ đợi những thông tin mới từ mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2024, trước ngưỡng kháng cự quan trọng 1.300 điểm.
Chuỗi điện máy của MWG tại Indonesia cần thêm 'điều kiện đủ' để thành công

Chuỗi điện máy của MWG tại Indonesia cần thêm 'điều kiện đủ' để thành công

So với lần “xuất ngoại” gần nhất tại Campuchia, bước đi EraBlue của MWG nhằm thâm nhập vào thị trường điện máy Indonesia được đánh giá là hợp lý khi thị trường này đang ở thời điểm dễ bùng nổ trong thời gian tới.
Xem thêm