Khối ngoại bán ròng mạnh, HNG tăng trần sau tin về triển vọng dự án Lào

HNG SHB
16:03 - 22/02/2024
Thay đổi vốn hóa các nhóm ngành trong phiên 22/2. Nguồn: Vietstock Finance
Thay đổi vốn hóa các nhóm ngành trong phiên 22/2. Nguồn: Vietstock Finance
0:00 / 0:00
0:00
VN-Index điều chỉnh giảm sau chuỗi tăng liên tục từ đầu năm đến nay, tuy nhiên dòng tiền được phân bổ sang các cổ phiếu chưa tăng nhiều trong khi trụ cột vẫn tỏ ra khá vững. Đây là điểm tựa khá tốt để xu hướng hồi phục tiếp diễn.

Kết phiên 22/2, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.227,31 điểm, giảm gần 3 điểm so với kết phiên hôm qua. HNX-Index tăng nhẹ 0,17 điểm, còn UPCoM giảm 0,04 điểm. Thanh khoản sụt giảm, với hơn 18.000 tỷ đồng giao dịch trên kênh khớp lệnh.

Khối ngoại cũng bớt sôi động hơn những phiên trước và trở lại bán ròng mạnh hơn 900 tỷ đồng trên sàn HoSE, tập trung “xả” HPG 150 tỷ đồng, VPB 117 tỷ đồng, MSN 109 tỷ đồng, MWG 105 tỷ đồng, STB 96 tỷ đồng, VNM 63 tỷ đồng, VCG 54 tỷ đồng; GEX, PDR, HSG, VRE, HDB, EVF 30-50 tỷ đồng… Ngược lại, chỉ có hai mã được mua ròng đáng kể là DGC 54 tỷ đồng, ASM 49 tỷ đồng.

Dòng tiền phân hóa, hướng đến những mã chưa tăng nhiều trong giai đoạn thị trường phục hồi vừa qua. Tại VN30, TCB và SHS tăng mạnh nhất với tỷ lệ lần lượt là 3,3% và 1,7%. Trong đó, SHB dẫn đầu thanh khoản thị trường với gần 45 triệu cổ phiếu được sang tay. Mã đang có dấu hiệu thu hút dòng tiền lớn tham gia, sau khi bị “bỏ lại” trong đợt sóng cổ phiếu ngân hàng vừa qua.

Thực tế, trong khi nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng hàng chục %, thậm chí vượt đỉnh trong giai đoạn từ đầu tháng 11 đến nay thì SHB vẫn chỉ lình xình quanh vùng giá 11.000 đồng – 12.000 đồng/cp. Mã kết phiên hôm nay ở mốc 12.100 đồng, tương ứng mức tăng hơn 10% trong 3 tháng qua. Theo nhận định của TCBS trong phân tích mới đây, định giá SHB đang ở mức rất thấp với P/B 0,9x, tương đương trung bình 3 năm của cổ phiếu và thấp hơn rất nhiều so với trung bình ngành 1,6x.

Nhóm VN30 ngoài hai mã ngân hàng trên thì VRE cũng tiếp tục diễn biến tích cực, tăng 1,5% lên mức giá 26.400 đồng/cp; CTG, GAS, MSN, PLX, SSB, TPB, VIB, VIC, VJC, VNM tăng dưới 1%. Chiều giảm, điều chỉnh mạnh nhất là HDB -2,6%, VCB -1,8%, MWG -1,7%, STB -1,4%, FPT -1,2%, BCM -1%...

Nhìn chung, dòng tiền hôm nay có xu hướng tìm đến các cổ phiếu vừa và nhỏ - vốn bị nhóm bluechip lấn lướt thời gian qua. Một số mã tăng tốt với thanh khoản đột biến như EVF +2,6%, khớp lệnh gần 20 triệu đơn vị; HQC +1,4%, khớp lệnh gần 13 triệu đơn vị; LCG +2,3%, khớp lệnh hơn 12 triệu đơn vị; ITA +2,2%, khớp lệnh hơn 11 triệu đơn vị; HNG, FIT, YEG, LSS, BOT, TNT… tăng trần với thanh khoản đều vượt hơn mức trung bình.

HNG của HAGL Agrico diễn biến tích cực sau khi công ty công bố triển vọng tích cực của dự án chăn nuôi kết hợp trồng trọt quy mô lớn tại Lào. Dự án có tổng diện tích 27.384 ha và tổng vốn đầu tư là 18.090 tỷ đồng (750 triệu USD). Sau khi hoàn tất giai đoạn đầu tư vào 2028, HNG kỳ vọng doanh thu của dự án ở mức 13.500 tỷ đồng/năm và lợi nhuận 2.450 tỷ đồng/năm. Tỷ suất lợi nhuận là 18%.

Xét về nhóm ngành thì nhóm dầu khí tích cực hơn cả, với đa số các mã đều ở sắc xanh. Tuy nhiên mức tăng của các cổ phiếu cũng không đáng kể, tăng mạnh nhất là PVD +2,8%. Ngược lại, nhóm bán lẻ điều chỉnh mạnh nhất do áp lực từ MWG. FRT cũng giảm nhẹ trong khi PNJ tăng 1,7%.

Nhóm xây dựng và bất động sản phân hóa trong biên độ hẹp. Chiều tăng có VRE, PC1, VIC, CII, LCG, CTD, BCG, SZC, KOS, NTL, ITA, FCN, SCR, TIP… Chiều giảm có NVL, DIG, VHM, PDR, VCG, HUT, DXG, CEO, BCM, TCH, KDH, C4G, HDG, HDC, IJC…

Nhóm chứng khoán tiêu cực hơn với số nhiều các mã kết phiên trong sắc đỏ. Các mã lớn như VND, SSI, SHS, VIC, VCI, HCM đều giảm giá. Một vài mã tăng giá như ABW, APG, APS, BMS, CSI, HAC, TCI, VIG.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.