‘Không mơ sông Mekong đầy phù sa nữa, mà phải chấp nhận đi lên từ khó khăn’

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan trước yêu cầu phải chuyển đổi mô hình sản xuất của Đồng bằng sông Cửu Long và nhấn mạnh đã đến lúc "không chỉ kể lể, than phiền về biến đổi khí hậu nữa mà cần nhìn vấn đề bằng con mắt tích cực hơn”.

World Bank công bố báo cáo Hướng tới nông nghiệp xanh ở Việt Nam: chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp.
World Bank công bố báo cáo Hướng tới nông nghiệp xanh ở Việt Nam: chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp.

“Thay vì nghĩ tỉnh mình được gì hãy nghĩ đồng bằng mình được gì”

Tại Hội thảo Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long và công bố Báo cáo hướng tới nông nghiệp xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp do Bộ NN&PTNT phối hợp với Ngân hàng Thế giới (Word Bank) tổ chức ngày 24/9, nhiều ý kiến đóng góp đã được đưa ra về chuyển đổi mô hình sản xuất cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan đề nghị 13 tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải thay đổi cách nhìn vì sự phát triển bền vững của vùng. “Từ nay thay vì đặt câu hỏi từ các gói tài trợ, địa phương mình được gì, thì nên đặt câu hỏi theo tư duy mới là vùng đồng bằng của mình được gì”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Hiện nay, 13 tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 4 vùng sinh thái khác nhau, nên khó có một bảng quy hoạch vùng có thể phù hợp với tất cả các tỉnh. Trên tinh thần thích ứng với bối cảnh đa dạng này, các địa phương cần năng động hơn dựa trên đặc thù của từng địa phương mình.

“Chúng ta phải mở rộng tư duy liên kết và cách tiếp cận mới. Tôi chưa nói tới đồng vốn nhưng nói tới cách tiếp cận mới. Đồng bằng sông Cửu Long sẵn lòng thay đổi, chủ động thay đổi, đón nhận sự thay đổi, để tránh bị thay đổi hay phải thay đổi trong tình thế bị động”, Bộ trưởng NN&PTNT nói.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, giải pháp quan trọng để thực hiện quy hoạch tích hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là phải thay đổi cách tiếp cận, không nên mãi “kể lể, than phiền” về vấn đề biến đổi khí hậu khiến "tiêu cực hóa cảm xúc".

‘Không mơ sông Mekong đầy phù sa nữa, mà phải chấp nhận đi lên từ khó khăn’

“Chúng ta không mơ nước sông Mekong đầy phù sa, mà phải chấp nhận và đi lên từ thực trạng khó khăn, hướng tới lợi ích chung của người dân. Vấn đề này đã được đề cập hàng chục năm và bây giờ đã đến lúc người dân đồng bằng cần nhìn biến đổi khí hậu bằng ánh mắt tích cực hơn.”

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan

Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn các địa phương trong vùng phải năng động trong thực hiện quy hoạch tích hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp bằng nhiều giải pháp. Quan trọng nhất là xóa bỏ tư duy sản lượng. Hướng đến cách tiếp cận gia tăng lợi nhuận thông qua các mô hình sinh kế bền vững cho nông dân trồng lúa, giúp người dân tăng thêm thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

Theo ông, ngành nông nghiệp có đặc thù là chiến lược, quy hoạch được hoạch định từ trên xuống dưới, nhưng nông dân mới là người bỏ hạt giống xuống đồng ruộng, bỏ con giống xuống ao hay vào chuồng trại. Chiến lược, quy hoạch được lập ra là cái khung để định hướng cách tiếp cận và phối hợp điều phối cách tiếp cận đó. Quan trọng là sự phối hợp, liên kết giữa các địa phương như thế nào để phát huy hiệu quả.

“Đứng trước bối cảnh biến đổi khí hậu, biến chuyển xu hướng thị trường, đường hướng phát triển nông nghiệp phải cần có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng với nông dân. Cùng nhau bàn cho thấu đáo câu chuyện đó, từng dự án nhỏ, từng chuyển đổi để đạt được sự đồng thuận”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Quy hoạch tích hợp ĐBSCL là nền tảng chuyển đổi mô hình sản xuất

Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ngành nông nghiệp Việt Nam cho dù đạt rất nhiều thành tựu, nhưng cũng là nhân tố đóng góp quan trọng vào việc phát thải khí nhà kính của đất nước.

‘Không mơ sông Mekong đầy phù sa nữa, mà phải chấp nhận đi lên từ khó khăn’

“Đã đến lúc bắt buộc phải chuyển đổi sang phương thức canh tác carbon thấp hơn, càng chần chừ lâu, chi phí sẽ càng cao. Kinh nghiệm cho thấy Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, thông qua phân bổ đầu tư công một cách chiến lược. Tăng cường môi trường thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp xanh và hiện đại”.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia của World Bank tại Việt Nam

Theo bà Carolyn Turk, việc Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết 120 đã đánh dấu sự khởi đầu cho mô hình “chủ động sống chung với thiên nhiên”. Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết thay đổi hay xâm nhập mặn được coi là bình thường mới ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Dựa trên những ước tính thận trọng, việc cải thiện quản lý nước và tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có thể giúp người nông dân duy trì hoặc gia tăng sản lượng từ 5 – 10%. Đồng thời, giảm chi phí đầu vào từ 20 – 30%, từ đó tăng lợi nhuận ròng ở mức khoảng 25%.

Quan trọng hơn, những kỹ thuật cải tiến này sẽ giúp cắt giảm phát thải khí nhà kính tới 30%. Cách tiếp cận đó đã được thí điểm thành công trên hơn 184.000 ha lúa canh tác trong khuôn khổ dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững ở Việt Nam (VnSAT) do World Bank tài trợ.

Từ đó, bà Carolyn Turk nhận thấy, đã có sự chuyển đổi trong tư duy, tầm nhìn và cách tiếp cận đối với phát triển và quy hoạch ở cấp vùng, từ quy mô nông hộ nhỏ, riêng lẻ từng tỉnh, chuyển sang quan điểm liên tỉnh và toàn vùng đồng bằng. Đồng thời, bà Carolyn Turk xác định, nền tảng của sự chuyển đổi này là quy hoạch tích hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chia sẻ thêm về sự đồng hành của World Bank với Đồng bằng sông Cửu Long, ông Benoît Bosquet, Giám đốc Khu vực về phát triển bền vững của World Bank, khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhận định, tương lai của vùng này cần những kiến thức tổng hợp của các chuyên gia.

"Chúng tôi vừa đi các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp và rất ấn tượng với những mô hình phát triển sinh kế ở đây. Chúng tôi muốn thể hiện cam kết của mình cho 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi cảm nhận rất rõ những thiện chí của mọi người và cần tiếp tục hợp tác trong thời gian tới", ông Benoît Bosquet nói thêm.

'ĐBSCL cần có một trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng'

'ĐBSCL cần có một trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng'

Tại hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL ngày 6/9, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu Tô Minh Dương cho rằng, việc thành lập trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng ĐBSCL sẽ là nơi để các địa phương trao đổi thông tin với đối tác, mở ra cơ hội hợp tác thương mại mới cho doanh nghiệp.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ: 20 năm hành trình cho những vụ mùa bội thu

Nhà máy Đạm Phú Mỹ: 20 năm hành trình cho những vụ mùa bội thu

Từ một quyết sách táo bạo ban đầu, đến nay Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã khẳng định quyết tâm xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ sản xuất phân bón từ khí thiên nhiên là quyết định đúng đắn.
Giá dầu thế giới chạm đáy gần 9 tháng

Giá dầu thế giới chạm đáy gần 9 tháng

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường năng lượng chìm trong sắc đỏ trong ngày giao dịch hôm qua (3/9).
Bộ Công Thương sắp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại vùng ĐBSCL

Bộ Công Thương sắp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại vùng ĐBSCL

Ngày 6/9 sắp tới, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ.
Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 133 triệu USD.
36 sản phẩm OCOP được trưng bày tại Đại hội đại biểu Hội LHTN tỉnh Hải Dương

36 sản phẩm OCOP được trưng bày tại Đại hội đại biểu Hội LHTN tỉnh Hải Dương

Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Hải Dương khóa VI diễn ra từ ngày 29 - 30/8 mới đây, Ban tổ chức đã trưng bày 12 gian hàng giới thiệu, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP tiêu biểu trong tỉnh.
Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nhóm hàng nông lâm thủy sản trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó xuất khẩu đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu đạt 28,28 tỷ USD.
Đào tạo về phát triển xanh cho doanh nghiệp xuất khẩu vùng ĐBSCL

Đào tạo về phát triển xanh cho doanh nghiệp xuất khẩu vùng ĐBSCL

Ngày 5/9 tới đây, tại TP Cần Thơ, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ phối hợp tổ chức chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh cho các doanh nghiệp của vùng ĐBSCL.
Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (29/8), mặt hàng đậu tương trên thị trường thế giới ghi nhận phiên tăng vọt sau công bố báo cáo xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Việt Nam thu về 32,5 tỷ USD từ việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng (chủ yếu cá tra) nhiều thứ hai, chiếm 21% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.
NPK Phú Mỹ phát triển bền vững cùng thủ phủ sầu riêng

NPK Phú Mỹ phát triển bền vững cùng thủ phủ sầu riêng

Trong những năm gần đây, sầu riêng đã trở thành một trong những cây trồng nổi bật, chủ lực của khu vực Tây Nguyên, góp phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD và giúp cho đời sống của đồng bào nơi đây ấm no hơn.
Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Để người nông dân phát huy thế mạnh bằng nghề của mình

Để người nông dân phát huy thế mạnh bằng nghề của mình

Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao tại ĐBSCL mang lại triển vọng phát triển cây lúa bền vững, tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo, để người nông dân phát huy thế mạnh bằng nghề nông nghiệp.
Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường, Thilogi tăng cường dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc thông qua cảng biển quốc tế Chu Lai.
Hải Dương: Thị xã Kinh Môn hướng tới nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Hải Dương: Thị xã Kinh Môn hướng tới nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Thị xã Kinh Môn là địa phương điển hình ở tỉnh Hải Dương trong xây dựng nông thôn mới khi cán đích nông thôn mới cấp huyện đầu tiên. Dù đã có định hướng phát triển công nghiệp, Kinh Môn vẫn không quên nhiệm vụ “nâng cao” các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Hải Dương: Huyện Cẩm Giàng và Nam Sách phân hạng sản phẩm OCOP

Hải Dương: Huyện Cẩm Giàng và Nam Sách phân hạng sản phẩm OCOP

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện Cẩm Giàng và Nam Sách vừa tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024.
Dấu ấn khu liên hợp nông nghiệp quy mô lớn của ông Trần Bá Dương tại Campuchia

Dấu ấn khu liên hợp nông nghiệp quy mô lớn của ông Trần Bá Dương tại Campuchia

Khu liên hợp (KLH) Snuol là một trong hai KLH nông nghiệp tích hợp tuần hoàn quy mô lớn được Thaco Agri, thành viên lĩnh vực nông nghiệp thuộc Thaco Group của ông Trần Bá Dương đầu tư phát triển tại Campuchia.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng thì phải có hiệp hội ngành hàng, trong đó có sự liên kết của các doanh nghiệp, các nhà vựa với bà con nông dân để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu.
Ngô nhập khẩu từ Thái Lan có mức giá cao nhất

Ngô nhập khẩu từ Thái Lan có mức giá cao nhất

Trong 5 thị trường cung cấp ngô nhập khẩu chính cho Việt Nam, giá nhập khẩu ngô từ Thái Lan có mức cao nhất, lên tới hơn 3.500 USD/tấn.
Ngành thủy sản nỗ lực trở lại ‘đường đua’ 10 tỷ USD

Ngành thủy sản nỗ lực trở lại ‘đường đua’ 10 tỷ USD

Sở hữu những ưu thế nổi trội cùng tiềm lực phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu, ngành thủy sản năm 2024 được kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu 10 tỷ USD cũng như hướng đến các mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
EU dự kiến dành 3,5 triệu Euro hỗ trợ các nước Đông Nam Á thích ứng với EUDR

EU dự kiến dành 3,5 triệu Euro hỗ trợ các nước Đông Nam Á thích ứng với EUDR

Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ dành 3 - 3,5 triệu Euro hỗ trợ các nước Đông Nam Á nâng cao năng lực, nhận thức, chia sẻ thông tin trong việc đáp ứng các yêu cầu của Quy định chống phá rừng (EUDR).
Mở màn tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên tại Hà Nội

Mở màn tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên tại Hà Nội

Sáng ngày 16/8 tại Trung tâm thương mạc Big C Thăng Long (Hà Nội), tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024 do UBND tỉnh Hưng Yên chủ trì, phối hợp tổ chức chính thức khai mạc, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng với người tiêu dùng thủ đô.
Quỹ  ngoại Hà Lan rót hơn 25 triệu USD vào một doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Quỹ ngoại Hà Lan rót hơn 25 triệu USD vào một doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Ngày 15/8, CTCP Phúc Sinh công bố nhận khoản tài trợ vốn dài hạn lên đến 25 triệu USD từ quỹ &Green, Hà Lan.
Giá cà phê xuất khẩu tăng tới 52% trong 7 tháng đầu năm

Giá cà phê xuất khẩu tăng tới 52% trong 7 tháng đầu năm

7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng tới 33%, động lực thúc đẩy chính đến từ giá xuất khẩu trung bình sang các thị trường tăng mạnh.
Mô hình trồng chuối xuất khẩu nâng cao kinh tế vùng biên giới Bình Phước

Mô hình trồng chuối xuất khẩu nâng cao kinh tế vùng biên giới Bình Phước

Tại vùng biên giới xa xôi thuộc huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, những vườn chuối xanh tươi đang trở thành một trong những nguồn sinh kế mới cho bà con, hứa hẹn là sản phẩm chủ lực hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển.
Giá cà phê bất ngờ lao dốc

Giá cà phê bất ngờ lao dốc

Sau phiên tăng vọt, đóng cửa ngày hôm qua (13/8), giá cà phê Arabica và Robusta quay dầu lao dốc với -3,98% và -3,95% so với phiên hôm trước.
Việt Nam chi gần 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Việt Nam chi gần 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 2,91 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng nhẹ 2,2% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Tăng cường năng lực xanh cho doanh nghiệp xuất khẩu vào EU

Tăng cường năng lực xanh cho doanh nghiệp xuất khẩu vào EU

Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh sẽ là cơ hội để doanh nghiệp cập nhật, hiểu rõ về các đạo luật, quy định mới của EU như CBAM, EUDR...
Cà Mau phê duyệt đề án nâng cấp hạ tầng nghề cá với vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng

Cà Mau phê duyệt đề án nâng cấp hạ tầng nghề cá với vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng

UBND tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt Đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hải Dương: Cẩm Giàng thực  hiện các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Hải Dương: Cẩm Giàng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Về sử dụng vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi, đến nay tại Hải Dương đã dùng cho các huyện Cẩm Giàng, Thanh Hà, Gia Lộc, Kim Thành. Riêng huyện Cẩm Giàng đã tiêm ở 4 xã Đức Chính, Cẩm Hoàng, Cẩm Vũ, Cao An.
Tiềm năng ứng dụng bèo hoa dâu trong kinh tế nông nghiệp

Tiềm năng ứng dụng bèo hoa dâu trong kinh tế nông nghiệp

Bèo hoa dâu được đánh giá là có tiềm năng như là một loại tài nguyên linh hoạt với các ứng dụng rộng rãi từ nông nghiệp đến dược phẩm và quản lý môi trường.
Đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo Quốc gia

Đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo Quốc gia

Chiều 6/8, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo Quốc gia.
Xuất khẩu cá ngừ sang Hàn Quốc tăng 144% trong nửa đầu năm

Xuất khẩu cá ngừ sang Hàn Quốc tăng 144% trong nửa đầu năm

Việt Nam có 15 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Hàn Quốc, tính theo số liệu 6 tháng đầu năm 2024, mang về hơn 14 triệu USD, tăng tới 144% so với cùng kỳ.
Hàn Quốc chính thức cấp phép nhập khẩu bưởi Việt Nam

Hàn Quốc chính thức cấp phép nhập khẩu bưởi Việt Nam

Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ N&PTNT cho biết sau 3 tháng lấy ý kiến, Cục Kiểm dịch Động thực vật Hàn Quốc (APQA) đã công bố trên website về quy định nhập khẩu đối với quả bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc.
Hải Dương: Huyện Cẩm Giàng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024

Hải Dương: Huyện Cẩm Giàng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024

Đến nay, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) có 35 sản phẩm đạt chuẩn OCOP trong đó có 4 sản phẩm đạt 4 sao.
Xem thêm