Kosy được khảo sát đầu tư điện gió 150MW tại Kon Tum

NĂNG LƯỢNG Việt nAM
07:54 - 22/12/2021
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản cho phép Công ty Kosy được khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển và nghiên cứu đầu tư dự án nhà máy điện gió tại huyện Kon Plông.

Trên cơ sở đề xuất của Công ty cổ phần Kosy (công ty con thuộc Tập đoàn Kosy) và đề nghị của Sở Công Thương, UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản thống nhất chủ trương cho phép Kosy được khảo sát, đánh giá tiềm năng, nghiên cứu đầu tư dự án điện gió trên địa bàn xã Hiếu và xã Pờ Ê, huyện Kon Plông. Công suất nhà máy dự kiến 150 MW.

Diện tích khu vực khảo sát khoảng 1.350 ha. Theo yêu cầu của UBND tỉnh Kon Tum, nhà đầu tư chỉ được phép thực hiện hoạt động trong khu vực cho phép khảo sát, nghiên cứu và chỉ sử dụng cho các hoạt động như chuẩn xác vị trí xây dựng cột đo gió, khảo sát địa chất, địa hình.

Thời gian khảo sát, nghiên cứu, lắp đặt cột đo gió và tổ chức đo gió của nhà đầu tư không quá 12 tháng.

UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Công ty Cổ phần Kosy trong quá trình khảo sát nghiên cứu loại bỏ diện tích ảnh hưởng đến đất canh tác lúa nước (nếu có), đất ở nông thôn, đất quốc phòng, đất chồng lấn với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc đã được thống nhất chủ trương khảo sát, nghiên cứu dự án đầu tư, đất quy hoạch xây dựng các công trình khác; không làm ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện có và hoạt động sản xuất, đời sống của người dân tại khu vực.

Đồng thời, không làm ảnh hưởng đến diện tích rừng tự nhiên hiện có và thực hiện nghiêm Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ, Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14.

“Sau khi có kết quả khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án điện gió, Công ty Cổ phần Kosy gửi báo cáo về Sở Công Thương để phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh Kon Tum theo quy định.

Quá thời hạn khảo sát, nghiên cứu, lắp đặt cột đo gió và tổ chức đo gió nêu trên, nếu đơn vị không báo cáo kết quả khảo sát, thì chủ trương trên không còn hiệu lực và Công ty Cô phần Kosy có trách nhiệm hoàn trả lại mặt bằng cho chủ sử dụng đất theo quy định”.

Trước đó, giữa tháng 8/2021, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã có văn bản cho phép Công ty cổ phần Kosy khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án Khu đô thị - dịch vụ Sao Mai, thành phố Kon Tum. Chủ trương khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư có hiệu lực trong vòng 06 tháng. Khu đô thị - dịch vụ Sao Mai được lập quy hoạch chi tiết trên diện tích 60ha thuộc thôn 2 và thôn 4, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum.

Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu)

Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu)

Tập đoàn Kosy thành lập năm 2008, được biết đến với hai lĩnh vực hoạt động chính là bất động sản và năng lượng tái tạo.

Trong lĩnh vực năng lượng, Kosy đã thực hiện dự án điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 - 40 MW và trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện dự án điện gió Kosy Bạc Liêu - giai đoạn 2 (50 MW), giai đoạn 3 (100 MW); dự án điện mặt trời Kosy Bình Thuận (200 MW).

Ngoài ra, Kosy Group cũng đang triển khai nhiều dự án năng lượng khác như: dự án thủy điện Nậm Pạc - 34 MW tại Lai Châu, Dự án thủy điện Pa Vây Sử - Lai Châu (37 MW), dự án thủy điện Mường Tùng - Điện Biên (35 MW) và một số dự án thủy điện khác tại các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu...

Mục tiêu tới năm 2025, Tập đoàn Kosy sẽ có trên 500 MW thủy điện, điện gió, điện mặt trời phát điện, hòa lưới điện quốc gia.

Trong lĩnh vực bất động sản, Kosy Group đang triển khai nhiều khu đô thị hiện đại, quy mô lớn, tại các tỉnh thành: Thái Nguyên, Hà Nam, Ninh Bình, Lào Cai, Hà Nội, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Long An, Bến Tre, Bạc Liêu…và các địa phương khác trên cả nước. Đây đều là những dự án có tổng mức đầu tư lớn, nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, năng động của cả nước.

Năm 2020, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Công thương xem xét bổ sung 9 dự án nhà máy điện gió với tổng công suất 264,7MW cho 3 nhà đầu tư (Công ty cổ phần đầu tư Thủy điện Đăk Piu 2, Công ty cổ phần thủy điện Trường Giang, Công ty cổ phần đầu tư Năng lượng gió Tây Nguyên) vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến năm 2035.

Theo UBND tỉnh Kon Tum, Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên và là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển các dự án điện gió. Trên địa bàn tỉnh có 17 cụm dự án Nhà máy điện gió đã triển khai nghiên cứu, đề xuất đầu tư từ nguồn kinh phí của các doanh nghiệp với tổng công suất khoảng 2.000MW.

Dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei đang được thi công tại các xã Đăk Môn, Đăk Kroong, huyện Đăk Glei

Dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei đang được thi công tại các xã Đăk Môn, Đăk Kroong, huyện Đăk Glei

Tuy nhiên, đến nay mới có dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật – Đăk Glei do Công ty cổ phần Tân Tấn Nhật làm chủ đầu tư đang thi công.

Dự án được chấp thuận lần đầu vào tháng 9/2020 với công suất 50MW thực hiện trên diện tích 24,55ha tại các xã Đăk Môn, Đăk Kroong, huyện Đăk Glei. Tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, theo đó, tổng vốn đầu tư giảm từ 1.890,2 tỷ đồng xuống còn hơn 1.756 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có là 351,2 tỷ đồng, chiếm 20%, vốn vay 1.405 tỷ đồng.

UBND tỉnh Kon Tum cũng chấp thuận nhà đầu tư thay đổi người đại diện theo pháp luật, Giám đốc từ bà Trần Thị Khánh Mai sang bà Nguyễn Thị Nhung (SN 1989 – Bắc Giang).

Công ty cổ phần Tân Tấn Nhật được thành lập năm 2018, có trụ sở chính tại Thôn 4, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.