Mở 50 điểm cầu xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà với các doanh nghiệp nước ngoài

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản của Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam, các doanh nghiệp thu mua từ nước ngoài sẽ diễn ra ngày 9/5 với gần 50 điểm cầu trong và ngoài nước.

Quả vải thiều Thanh Hà không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà đang tiếp tục chinh phục các thị trường cao cấp. Ảnh tư liệu minh họa - Mekong ASEAN.
Quả vải thiều Thanh Hà không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà đang tiếp tục chinh phục các thị trường cao cấp. Ảnh tư liệu minh họa - Mekong ASEAN.

Thông tin với Mekong ASEAN, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương cho biết, hội nghị do Sở Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương và UBND huyện Thanh Hà phối hợp tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu nước ngoài.

Kích cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Theo ông Trần Văn Hảo, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, sự kiện được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, chế biến và kinh doanh vải thiều của Thanh Hà nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá chất lượng và thương hiệu, kích cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; phát triển thị trường đã có, tìm kiếm, mở rộng thị trường mới, thị trường tiềm năng.

Năm 2024, Hải Dương có 8.850 ha vải. Trong đó có 2.700 ha vải sớm và 6.150 ha vải thiều chính vụ. Riêng diện tích vải sớm của huyện Thanh Hà là 1.700 ha gồm vải u trứng trắng, u trứng gai, u hồng, tàu lai. Ảnh tư liệu minh họa.
Năm 2024, Hải Dương có 8.850 ha vải. Trong đó có 2.700 ha vải sớm và 6.150 ha vải thiều chính vụ. Riêng diện tích vải sớm của huyện Thanh Hà là 1.700 ha gồm vải u trứng trắng, u trứng gai, u hồng, tàu lai. Ảnh tư liệu minh họa.

Đồng thời, qua đây, các đơn vị, doanh nghiệp có thể tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu về thị trường, các quy định về xuất nhập khẩu của thị trường nước ngoài để chủ động trong sản xuất, tiêu thụ vải thiều và nông sản của tỉnh.

Bên cạnh đó, hội nghị xúc tiến sẽ giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh về vải thiều và các loại hàng hóa, nông sản của tỉnh Hải Dương; từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững.

Theo kế hoạch, Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản của Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài được tổ chức từ 13h30’ ngày 9/5 tại Hội trường UBND huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) và tại các điểm cầu trực tuyến của Thương vụ Việt Nam, với các doanh nghiệp nhập khẩu tại nước ngoài.

Tại điểm cầu nước ngoài, dự kiến có 6 - 8 điểm cầu chính tham gia tham luận; 30 - 40 điểm cầu phụ tham dự hội nghị, với khoảng 90 - 100 đại biểu. Trong đó bao gồm đại diện một số Thương vụ Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến, các nhà nhập khẩu, thu mua nông sản tại một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông (Trung Quốc), Hoa Kỳ và một số nước khu vực Trung Đông…

Sản lượng vải sớm Thanh Hà năm nay ước đạt 35.000 - 40.000 tấn. Ảnh tư liệu minh họa.
Sản lượng vải sớm Thanh Hà năm nay ước đạt 35.000 - 40.000 tấn. Ảnh tư liệu minh họa.

Tham dự tại điểm cầu tỉnh Hải Dương dự kiến với 200 đại biểu, bao gồm lãnh đạo và các đơn vị của Cục Xúc tiến thương mại; đại diện lãnh đạo và chuyên viên Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại điện tử, Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Về phía tỉnh Hải Dương có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Công Thương và một số phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở; đại diện Lãnh đạo và một số phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh; lãnh đạo huyện Thanh Hà và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh…

Vải thiều, hàng hóa, ga Cao Xá

Cùng với đó là đại diện các Sàn thương mại điện tử như Sendo, Postmart, CTCP Icheck và một số đối tác thương mại điện tử; Trung tâm cung ứng hàng hóa Vinmart - Tập đoàn Masan; Saigon corp; CTCP Nông nghiệp hữu cơ FuSa; Liên hiệp OCOP Việt Nam; Công ty Sun Hee Distribution Corp TP HCM…

Đại diện các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu trong và ngoài tỉnh như CTCP Ameii Việt Nam; Công ty TNHH sản xuất, thương mại, dịch vụ Rồng Đỏ; CTCP Nông sản Hưng Việt; Công ty TNHH Rau củ quả an toàn Thanh Hà; DNTN Khởi Huệ, HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ; đại diện các HTX, hiệp hội, cơ sở sản xuất vải, nông sản theo tiêu chuẩn quốc tế... và một số cơ quan truyền thông, báo chí tham dự.

8 nhóm nông sản chủ lực

Tỉnh Hải Dương hiện có 8 nhóm nông sản chủ lực và 351 sản phẩm OCOP chất lượng cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã được ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cấp mã số vùng trồng, cấp chứng nhận Vietgap, Globalgap, gắn mã truy xuất nguồn gốc, hình thành mô hình chuỗi liên kết.

Một số sản phẩm được xuất khẩu với số lượng lớn, thị trường xuất khẩu được mở rộng sang nhiều nước, nhất là các thị trường cao cấp như châu Âu, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Về lúa gạo, tỉnh Hải Dương có khoảng 125.000 ha trồng lúa; sản lượng 750.000 tấn/năm; trong đó có khoảng 60% là lúa gạo chất lượng cao. Thu hoạch chính vào vụ hè thu và vụ mùa. Chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong tỉnh khoảng 650.000 tấn; phần còn lại cung cấp cho dự trữ quốc gia, tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố lân cận và xuất khẩu khoảng 100.000 tấn.

Tổng diện tích rau màu của Hải Dương luôn duy trì khoảng trên 41.000 ha; tổng sản lượng 900.000 tấn/năm. Trong đó 80% là cây rau, 20% còn lại là cây màu.

Tiêu biểu như hành, tỏi với sản lượng 105.000 tấn/năm, thu hoạch chủ yếu trong vụ Đông hàng năm (từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau). Trong đó có khoảng 50% sản lượng hành củ từ 34.000 - 35.000 tấn, tiêu thụ trong nước; 15% sản lượng hành lá ở dạng sấy khô cung cấp cho công nghiệp chế thực phẩm trong nước. Còn lại gần 30% sản lượng hành củ (khoảng 20.000 - 25.000 tấn) được thái lát sấy khô, chiên dầu và xuất khẩu sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản…

Cà chua khoảng 26.000 tấn (thu hoạch từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau); thị trường tiêu thụ trong nước là chủ yếu, dưới dạng quả tươi. Dưa hấu, dưa lê trên 70.000 tấn (thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm); chủ yếu tiêu thụ trong nước dưới dạng quả tươi. Củ đậu 35.000 tấn (thu hoạch từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau); chủ yếu tiêu thụ trong nước dưới dạng củ tươi.

Khoai tây, su hào, cải bắp, su lơ có tổng sản lượng khoảng 160.000 tấn. Trong đó, khoai tây 20.000 tấn; su hào, cải bắp, su lơ khoảng 140.000 tấn; thu hoạch chủ yếu trong vụ Đông (từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau). Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước, xuất khẩu một phần sang Campuchia, Lào, Hàn Quốc.

Cà rốt với diện tích gieo trồng khoảng 1.400ha, sản lượng trên 70.000 tấn, trong đó, 100% diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn (Vietgap, Golobalgap) phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu các nước (khu vực Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Malaysia, Singapore và Thái Lan…).

Tổng diện tích rau màu của Hải Dương luôn duy trì khoảng trên 41.000 ha; tổng sản lượng 900.000 tấn/năm… Ảnh tư liệu minh họa.
Tổng diện tích rau màu của Hải Dương luôn duy trì khoảng trên 41.000 ha; tổng sản lượng 900.000 tấn/năm… Ảnh tư liệu minh họa.

Về cây ăn quả, tổng diện tích toàn tỉnh Hải Dương hàng năm duy trì trên 21.000 ha, sản lượng khoảng 300.000 tấn/năm.

Trong đó, nhãn có sản lượng khoảng 13.000 tấn, tập trung nhiều tại thành phố Chí Linh 750 ha; chủ yếu tiêu thụ trong nước dưới dạng quả tươi. Sản lượng ổi khoảng 85.000 tấn/năm; thu hoạch tập trung từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau; chủ yếu tiêu thụ trong nước dưới dạng quả tươi. Na có sản lượng trên 13.000 tấn/năm; là vùng trồng lớn thứ 3 của miền Bắc; thu hoạch tập trung trong quý 3 hàng năm; chủ yếu tiêu thụ trong nước dưới dạng quả tươi.

Riêng đối với cây vải thiều, tại Hải Dương, vải thiều Thanh Hà là cây đặc sản, chất lượng cao có thương hiệu trên thị trường, đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Thời vụ thu hoạch trái cây của tỉnh chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Sản lượng vải hàng năm duy trì khoảng 55 - 60.000 tấn/năm (thu hoạch tập trung từ cuối tháng 5 đến tháng 6 hàng năm).

Hiện nay, vải là một trong 8 sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Hải Dương; được sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; chăm sóc theo quy trình Vietgap, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Quả vải thiều Thanh Hà không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà đang tiếp tục chinh phục các thị trường cao cấp.

Về thị trường, vải thiều Thanh Hà được tiêu thụ chủ yếu trong nước và xuất khẩu sang một số thị trường lớn, cao cấp như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Bỉ, Hà Lan, Séc, Thái Lan, Singapore và một số nước thuộc khu vực Trung Đông, ASEAN…

Trao đổi với Mekong ASEAN, ông Nguyễn Lương Ngọc, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Hải Dương cho biết, điểm mới trong hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh năm nay là Sở Công Thương phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và UBND huyện Thanh Hà tổ chức hội nghị từ sớm.

Cùng với hội nghị này, Sở Công Thương sẽ phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành tổ chức sự kiện "Vải thiều Thanh Hà - Hành trình cùng các Tour du lịch". Trong đó sẽ tổ chức hoạt động truyền thông, quảng bá và hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vải thiều của tỉnh đưa vải thiều vào các khu, điểm du lịch trong tỉnh, trong nước; các tour du lịch do các đơn vị du lịch, lữ hành tổ chức…

Ngoài ra, Hải Dương sẽ phối hợp với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức sự kiện đưa vải thiều quảng bá, giới thiệu và bán trên hệ thống vận tải hành khách của Đường sắt Việt Nam, với chủ đề “Vải thiều Thanh Hà - Vươn xa trên các cung đường sắt”…

Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp: Làm rõ những vướng mắc về đơn giá hỗ trợ trồng rừng

Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp: Làm rõ những vướng mắc về đơn giá hỗ trợ trồng rừng

Sáng 9/10, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bốn mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt tỷ USD trong quý 3/2024

Bốn mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt tỷ USD trong quý 3/2024

Quý 3/2024, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO), tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt 6,79 tỷ USD.
500 gian hàng thủ công mỹ nghệ sẽ có mặt tại Hanoi Gitfshow 2024

500 gian hàng thủ công mỹ nghệ sẽ có mặt tại Hanoi Gitfshow 2024

Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024 (Hanoi Giftshow 2024) dự kiến sẽ thu hút khoảng 12.000 khách tham quan với quy mô 450 – 500 gian hàng.
Việt Nam nhập khẩu thịt từ những thị trường nào?

Việt Nam nhập khẩu thịt từ những thị trường nào?

8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi hơn một tỷ USD nhập khẩu thịt từ thế giới, trong đó 6 thị trường nhập khẩu lớn nhất lần lượt là Ấn Độ, Mỹ, Nga, Ba Lan, Hàn Quốc và Brazil.
Việt Nam xuất siêu 8,8 tỷ USD trong quý 3/2024

Việt Nam xuất siêu 8,8 tỷ USD trong quý 3/2024

Theo báo cáo của GSO công bố ngày 6/10, quý 3/2024 kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đồng loạt tăng cao với lần lượt +15,8% và +17,2% YoY, đưa cán cân thương mại trong quý nghiêng về phía xuất siêu 8,8 tỷ USD.
Nông, lâm, thủy sản tiếp tục tăng trưởng trong quý 3/2024

Nông, lâm, thủy sản tiếp tục tăng trưởng trong quý 3/2024

Tình hình sản xuất nông nghiệp trong quý 3 vẫn duy trì đà tăng trưởng, lúa vụ đông xuân - hè thu đạt kết quả khá, đàn gia cầm ổn định, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và phục vụ xuất khẩu.
Nâng cao giá trị hành, tỏi Kinh Môn ở Hải Dương

Nâng cao giá trị hành, tỏi Kinh Môn ở Hải Dương

Sau nhiều năm phát triển, hành, tỏi đã khẳng định là cây trồng chủ lực trên vùng đất thị xã Kinh Môn nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung, sản phẩm có mặt trên khắp các thị trường cả trong nước và xuất khẩu.
Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

9 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông sản đồng loạt ghi nhận tăng tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước, nổi bật là cà phê khi tăng tới 56%.
Kinh Môn thiệt hại nông, lâm nghiệp, thủy sản do bão lũ trên 520 tỷ đồng

Kinh Môn thiệt hại nông, lâm nghiệp, thủy sản do bão lũ trên 520 tỷ đồng

Theo thống kê mới công bố của UBND thị xã Kinh Môn (Hải Dương), ước tổng thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) và mưa lũ, ngập úng vừa qua trên địa bàn khoảng hơn 1.277 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản thiệt hại trên 520 tỷ đồng.
Hà Nội: Nông sản Việt hội tụ tại hội chợ Làng nghề 2024

Hà Nội: Nông sản Việt hội tụ tại hội chợ Làng nghề 2024

Từ ngày 3-6/10, hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024 được tổ chức tại Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) với quy mô hơn 100 gian hàng đến từ 31 tỉnh, thành phố.
Hải Dương: Thành phố Chí Linh thiệt hại do bão lũ trên 512 tỷ đồng

Hải Dương: Thành phố Chí Linh thiệt hại do bão lũ trên 512 tỷ đồng

Đây là con số thống kê về thiệt hại do đợt mưa bão lịch sử vừa qua được đại diện lãnh đạo UBND thành phố Chí Linh vừa cho biết.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Quý 3/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng gần 13%, lên mức 2,76 tỷ USD.
Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Chiếm 23% tỷ trọng giá trị xuất khẩu, CTCP Nam Việt (Navico) trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam sang Colombia.
Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Pháp đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Hải Dương: Huyện Cẩm Giàng tổng kết phòng chống, khắc phục hậu quả do bão lũ

Hải Dương: Huyện Cẩm Giàng tổng kết phòng chống, khắc phục hậu quả do bão lũ

Tại hội trường UBND huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), sáng 30/9, UBND huyện Cẩm Giàng tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả do do cơn bão số 3 (bão Yagi) và mưa lũ diện rộng xảy ra trên địa bàn huyện.
Hải Dương: Huyện Thanh Hà dọn dẹp, vệ sinh môi trường sau bão lũ

Hải Dương: Huyện Thanh Hà dọn dẹp, vệ sinh môi trường sau bão lũ

Bão số 3 (bão Yagi) và mưa lũ vừa qua đã gây ra nhiều thiệt hại về nhà cửa, cây cối, hoa màu… và để lại rác thải, bùn đất, chất thải khác làm cho môi trường một số khu vực trên địa bàn huyện Thanh Hà (Hải Dương) bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân…
Khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc

Khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 29/9, Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc đã được khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Theo tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, thương mại nông sản của Việt Nam và thế giới đạt 1,48 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Tháng 8/2024, cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang Israel, Nga ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch với mức tăng tới 3 con số.
Bộ trưởng NN&PTNT kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão lũ tại Hải Dương

Bộ trưởng NN&PTNT kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão lũ tại Hải Dương

Chiều 23/9, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đi thăm, nắm bắt tình hình thiệt hại và phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ tại Hải Dương.
Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/9, Việt Nam xuất khẩu 1,85 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn, thu về 851 triệu USD, giảm 6,4% về lượng nhưng lại tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Việt Nam xuất siêu 2,4 tỷ USD hàng hóa sang Philippines

Việt Nam xuất siêu 2,4 tỷ USD hàng hóa sang Philippines

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Philippines đạt 5,7 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam ghi nhận xuất siêu 2,41 tỷ USD hàng hóa sang thị trường này.
Tôm có tháng xuất khẩu cao nhất từ đầu năm

Tôm có tháng xuất khẩu cao nhất từ đầu năm

Tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 404 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Phân bón Cà Mau gần hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm chỉ sau 8 tháng

Phân bón Cà Mau gần hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm chỉ sau 8 tháng

8 tháng đầu năm 2024, Phân bón Cà Mau (DCM) đã xuất khẩu hơn 200.000 tấn ure, tương ứng hoàn thành 93% kế hoạch cho cả năm 2024.
Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Theo CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC), tháng 8/2024, doanh nghiệp thu về 1.172 tỷ đồng doanh thu, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Việt Nam có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm cao nhất giai đoạn 2013 - 2024.
Hải Dương: Huyện Thanh Hà tăng cường phòng chống lũ và tuần tra canh gác đê

Hải Dương: Huyện Thanh Hà tăng cường phòng chống lũ và tuần tra canh gác đê

Tính đến 10h ngày 13/ 9, Trạm thuỷ văn Bá Nha cho biết, mực nước đo tại sông Gùa trên địa bàn huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) là 2,88 mét, lớn hơn báo động 3 là 18cm.
Hỗ trợ tối đa 100% vốn cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng tại vùng trồng lúa

Hỗ trợ tối đa 100% vốn cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng tại vùng trồng lúa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/9, quy định chi tiết chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Theo số liệu công bố ngày 11/9 của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024 (16/8 – 31/8), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 20,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Hải Dương phát lệnh báo động 2 trên hệ thống sông Thái Bình

Hải Dương phát lệnh báo động 2 trên hệ thống sông Thái Bình

Sáng 10/9, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương ban hành Công điện hỏa tốc về việc phát lệnh báo động 2 trên hệ thống sông Thái Bình.
Ngành nông nghiệp nêu giải pháp phục hồi sản xuất sau bão Yagi

Ngành nông nghiệp nêu giải pháp phục hồi sản xuất sau bão Yagi

Chiều 9/9, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc họp để thông tin về một số giải pháp trước mắt khắc phục khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sau cơn bão Yagi (bão số 3).
Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nông sản đạt 17,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, lễ hội trái cây tại Bắc Kinh sắp tới sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả.
Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tỉnh Tiền Giang thu về 3,98 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu, dự kiến cả năm đạt 5,7 tỷ USD.
Biến động ‘trái chiều’ trong sản xuất nông nghiệp tháng 8/2024

Biến động ‘trái chiều’ trong sản xuất nông nghiệp tháng 8/2024

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 8/2024 tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản đáp ứng được nhu cầu nội địa và xuất khẩu, đàn lợn và gia cầm tiếp tục phát triển, trong khi đó sản xuất lúa lại “đi lùi”.
'ĐBSCL cần có một trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng'

'ĐBSCL cần có một trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng'

Tại hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL ngày 6/9, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu Tô Minh Dương cho rằng, việc thành lập trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng ĐBSCL sẽ là nơi để các địa phương trao đổi thông tin với đối tác, mở ra cơ hội hợp tác thương mại mới cho doanh nghiệp.
Xem thêm