Sau 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, bằng 94,9% dự toán năm.
Qua giải quyết tố cáo, các cơ quan hành chính Nhà nước đã kiến nghị xử lý 475 người, trong đó có 432 cán bộ, công chức. Cùng với đó, qua giải quyết khiếu nại, có 1.110 người, trong đó có 44 cán bộ, công chức bị kiến nghị xử lý.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép bố trí 2.850 tỷ đồng chi thường xuyên của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để phân bổ chi tiết.
Cùng với cải cách tiền lương từ 1/7/2024, Quốc hội cũng quyết định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, kiểm toán có liên quan đến chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu NSNN về đất 3.377 tỷ đồng.
Chính phủ khẳng định dự kiến đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 từ ngày 1/7/2024.
Năm 2024, Chính phủ dự kiến vay hơn 676.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 27,5 tỷ USD, để bù đắp bội chi, trả nợ gốc và vay về cho vay lại.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 402/TB-VPCP ngày 3/10/2023 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.
Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2023 ước đạt 1.223,8 nghìn tỷ đồng, bằng 75,5% dự toán năm và giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện Cục Phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cần phải hiện diện với một năng lực mới, diện mạo mới, thay vì chỉ đơn thuần trở thành một công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung khẳng định, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cần làm những việc lớn, việc khó, việc mới để tạo lực cho phát triển kinh tế, nhường dư địa phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ở những lĩnh vực khác.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa phát đi cảnh báo về việc nhiều nhà đầu tư bị lừa đảo, do đầu tư vào các loại tiền mã hóa như Pi, USDT, BUSD... trên các sàn giao dịch chứng khoán trái phép.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, sở hữu chéo giữa các ngân hàng đến nay đã được khắc phục, nhưng thực tế, các tổ chức, cá nhân có thể đứng tên hoặc nhờ đứng tên sở hữu cổ phần.
Các doanh nghiệp Nhà nước - đầu tàu của nền kinh tế kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, hiến kế tận dụng cơ hội hợp tác đầu tư để hoạt động của các doanh nghiệp hiệu quả và đột phá hơn nữa.
Để DNNN phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt, mở đường, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là phải mạnh dạn hơn nữa để tạo ra đột phá mới, xoay chuyển tình thế; bởi nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân.
Tính đến 30/6/2023, tổng doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước trên cả nước là 689.534 tỷ đồng và dự kiến cả năm sẽ đạt đạt 1.416.880 tỷ đồng, tăng 4% so với kế hoạch đề ra, đồng thời nộp ngân sách 128.821 tỷ đồng, tăng 7% so với kế hoạch.
Sáng 14/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị kế hoạch kiểm toán cần hướng vào các vấn đề trọng điểm như đánh giá thị trường đất đai, tài chính, tiền tệ, bất động sản hay các vấn đề nóng đang được dư luận quan tâm như năng lượng, thiếu điện.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN khẩn trương rà soát, sửa đổi Thông tư số 06/2023/TT-NHNN theo hướng ngưng hiệu lực thi hành các quy định gây khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng.
Ngày 19/8,
trong chương trình làm việc tại Kon Tum, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát tại vườn sâm Ngọc Linh, xã Ngọk Lây, huyện Tu Mơ Rông và tặng 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh cho các hộ nghèo.