VHM tăng trần với thanh khoản tăng vọt, góp công lớn giúp thị trường tăng điểm. |
Kết phiên, VN-Index tăng 5,6 điểm lên mốc 1.215,88 điểm, HNX-Index tăng 1,5 điểm còn UPCoM tăng 0,19 điểm. Thanh khoản lùi về mức thấp với tổng giá trị giao dịch trên kênh khớp lệnh đạt hơn 14.000 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại chiếm hơn 4.500 tỷ đồng và bán ròng mạnh gần 1.400 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Mã bị bán ròng mạnh nhất là VHM, với giá trị 720 tỷ đồng. VPB, HPG và TPB cũng bị bán ròng hơn 100 tỷ đồng. Danh sách bán ròng còn có TCB 95 tỷ đồng, MWG 81 tỷ đồng, STB 77 tỷ đồng, BID 48 tỷ đồng, VIC 40 tỷ đồng; chứng chỉ quỹ E1VFVN30, MSN, HDB trên 30 tỷ đồng…
Chiều mua ròng dẫn đầu tiếp tục là VNM, với giá trị hơn 200 tỷ đồng. Ba phiên gần đây, cổ phiếu của Vinamilk đều hút tiền từ nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị mua ròng đạt hơn 600 tỷ đồng. Trong tuần trước, đây cũng là cổ phiếu được khối ngoại “săn” mạnh nhất với giá trị mua ròng gần 1.000 tỷ đồng.
Các mã được mua ròng phiên hôm nay còn có FPT 37 tỷ đồng, FRT 30 tỷ đồng; DPM, GVR trên 20 tỷ đồng…
Mặc dù bị khối ngoại “xả” mạnh nhưng VHM vẫn tăng trần từ sớm nhờ lực cầu lớn từ dòng tiền nội. Khối lượng giao dịch tăng đột biến lên 36,7 triệu đơn vị và kết phiên vẫn dư mua trần hơn 1,3 triệu đơn vị. Cổ phiếu của Vinhomes “cháy hàng” sau thông tin công ty sẽ mua lại tối đa 370 triệu cổ phiếu, chiếm 8,5% tổng số cổ phần đang lưu hành.
Theo doanh nghiệp, mục đích mua lại là do thị giá cổ phiếu VHM đang ở mức thấp hơn giá trị thực, việc mua lại cổ phiếu là để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông. Tạm tính theo mức giá kết phiên 7/8 là 37.200 đồng/cp, Vinhomes sẽ phải chi tới gần 14.000 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.
Nhờ hiệu ứng từ VHM, hai cổ phiếu còn lại trong nhóm Vingroup cũng tăng tốt, là động lực để thị trường hồi phục. VIC tăng 2,5% lên giá 42.350 đồng/cp; VRE tăng gần 6% lên giá 18.000 đồng/cp.
SSI nêu ba yếu tố hỗ trợ TTCK, kỳ vọng sức bật của cổ phiếu đầu ngành sữa Nếu kinh tế vẫn duy trì tích cực trong giai đoạn cuối năm sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp niêm yết, là yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán (TTCK) về dài hạn. |
Sự tích cực của 3 cổ phiếu nhóm Vingroup còn lan tỏa đến toàn nhóm bất động sản. BCM, KDH, VPI, PDR, SZC, HDC, CEO tăng hơn 1%; TCH, DXG, HDG tăng hơn 2%; ITA, DXS, SGR tăng hơn 3%; NVL, KBC, DIG tăng nhẹ. Một số mã tăng mạnh như BVL, LDG, VRC, TDH tăng trần; BCR +6,1%, HQC +6,2%, QCG +5,1%...
Ngược chiều, nhóm ngân hàng là gánh nặng “ghìm chân” thị trường phiên hôm nay. Ở top vốn hóa lớn chỉ có VCB còn giữ được sắc xanh với mức tăng nhẹ, các mã còn lại đều giảm giá hoặc đứng tham chiếu. Giảm mạnh nhất là TCB -2,2%; kế đến là VPB -1,9%, SSB -1,8%, TPB -1,7%, CTG -1,2%...
Tại các nhóm ngành khác, biến động giá các cổ phiếu không lớn. Nhóm chứng khoán có VCI tăng 1,4%, HCM tăng nhẹ, TVC tăng hơn 3%, BMS tăng 2,5%... SSI, SHS, VIX đứng tham chiếu, VND giảm nhẹ.
Một số cổ phiếu tăng mạnh khác là BSR của nhóm dầu khí tăng hơn 3%, GVR của nhóm cao su tăng gần 4%, NTP của nhóm nhựa tăng gần 7%; DPM và CSV của nhóm phân bón cùng tăng hơn 3%. HNG có phiên tăng trần thứ hai liên tiếp lên mốc 4.170 đồng/cp dù đang đối mặt với “án” hủy niêm yết trên HoSE.