Nông sản tuần qua: Cao su và cà phê biến động trái chiều

Giá Việt nAM
14:40 - 14/03/2022
0:00 / 0:00
0:00
Tuần qua, giá cà phê và cao su tại thị trường trong nước và quốc tế đều ghi nhận thay đổi trái chiều. Trong khi đó, giá các mặt hàng nông sản khác như hồ tiêu, gạo không có biến động lớn.

Giá cà phê nội địa tăng, cà phê thế giới biến động trái chiều

Tuần qua, nhìn chung giá cà phê nội địa tăng. Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần tăng 100 đồng so với phiên ngày trước đó. Trong ngày 12/3, giá cà phê ghi nhận cao nhất tại Đăk Lăk đạt 40.800 đồng/kg; thấp nhất tại Lâm Đồng đạt 40.200 đồng/kg.

So với ngày đầu tuần (7/3), giá cà phê Đăk Lăk, Lâm Đồng và Đăk Nông đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg; riêng Gia Lai tăng 1.500 đồng/kg.

Tại sàn London, giá cà phê Robusta cũng ghi nhận đà tăng. So với phiên đầu tuần, phiên cuối tuần giao kỳ hạn tháng 3/2022 đã tăng 48 USD; tháng 5 tăng 57 USD; tháng 7 tăng 59 USD; tháng 9 tăng 59 USD.

Trong khi đó, giá cà phê Arabica tại sàn New York lại suy giảm. Cụ thể, giá cà phê giao kỳ hạn tháng 3/2022 đạt 222.95 USD Cent/lb; tháng 5 đạt 221.95 USD cent/lb; tháng 7 đạt 221.4 USD Cent/lb; tháng 9 đạt 220.1 USD Cent/lb.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafe), xuất khẩu cà phê của Brazil giảm trong tháng 2/2022 do tình trạng tắc nghẽn hậu cần tiếp tục làm chậm các chuyến hàng ra nước ngoài.

Theo đó, Brazil đã xuất khẩu 3,4 triệu bao cà phê 60kg/bao trong tháng 1/2022, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Cecafe cho biết, xuất khẩu cà phê xay, rang và hòa tan của nước này trong tháng 2/2022 cũng giảm 5,4%, xuống còn 294.713 bao.

Giá cao su tại sàn Tokyo liên tiếp giảm

Giá dầu thô thương mại giảm kéo theo đà đi xuống của giá cao su. Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 3/2022 ghi nhận mức 244,3 JPY/kg, giảm 0,61% (tương đương 1,5 JPY/kg) tại thời điểm khảo sát chốt tuần qua.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2022 được điều chỉnh xuống mức 13.580 CNY/tấn, giảm 0,98% (tương đương 135 CNY) so với giao dịch trước đó.

Giá cao su tại Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất 5,5 tuần do thị trường chứng khoán châu Á giảm, theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải giảm.

Thị trường cao su giảm còn do thị trường chứng khoán toàn cầu suy giảm, cùng với đó là xung đột giữa Nga – Ukraine ngày càng trầm trọng.

Xung đột Nga – Ukraine có nguy cơ gây thêm áp lực đối với ngành công nghiệp sản xuất chip, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19. Các nhà sản xuất chip đã rất chật vật xử lý tình trạng thiếu linh kiện, giao hàng muộn và chi phí nguyên vật liệu tăng cao.

Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2/2022 đạt khoảng 100 nghìn tấn, trị giá 178 triệu USD, giảm 48,1% về lượng và giảm 46,3% về trị giá so với tháng 1/2022; so với tháng 2/2021 giảm 4% về lượng, nhưng tăng 3,1% về trị giá.

Giá cao su xuất khẩu bình quân tăng 3,4% so với tháng 1/2022 và tăng 7,4% so với tháng 2/2021, lên mức 1.777 USD/tấn. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 293 nghìn tấn, trị giá 509 triệu USD, giảm 0,3% về lượng, nhưng tăng 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Giá hồ tiêu biến động nhẹ tại một số tỉnh trong phiên gần cuối

So với tuần trước, giá hồ tiêu tuần qua có chiều hướng đi ngang. Giá hồ tiêu trong nước đi ngang ở khu vực Đông Nam Bộ nhưng lại giảm 1.000 đồng/kg ở Tây Nguyên.

Hiện tại, giá hồ hồ tiêu hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông duy trì giao dịch ở mức 79.000 đ/kg. Tại Gia Lai, hồ tiêu đang được thu mua ở mức 77.500 đ/kg, không đổi so với hôm qua.

Tại Đồng Nai, giao dịch ở mức 78.500 đ/kg; Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn thu mua ở mức 81.000 đ/kg - ngưỡng giao dịch hồ hồ tiêu cao nhất cả nước hôm nay.

Còn tại Bình Phước, giá hồ tiêu hôm nay 13/3 giao dịch ở ngưỡng 80.000 đ/kg, đi ngang so với hôm qua.

Vụ hồ tiêu trong nước đang thu hoạch rộ, nên các nhà nhập khẩu đang chờ đợi nguồn cung mới khiến thị trường trong giai đoạn này đang bị chững lại. Bên cạnh đó tâm lý trữ hồ tiêu vụ mới đang tăng cao bởi kỳ vọng giá hồ hồ tiêu tiếp tục tăng.

Đến đầu tháng 3, nhiều vùng trồng hồ tiêu cho thấy sự sụt giảm sản lượng đáng kể. Sản lượng hồ hồ tiêu năm 2022 tại Đồng Nai dự sẽ giảm cả về diện tích và năng suất do thời tiết không thuận lợi.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng trồng hồ tiêu dự báo năm nay tiếp tục giảm do phần lớn là hồ tiêu già, có vườn hơn 20 năm và thời tiết mưa không đều cuối năm ngoái.

Giá lúa gạo không thay đổi lớn so với tuần trước

So với tuần trước, giá lúa gạo không biến động nhiều. Cụ thể, giá gạo tuần qua gần như đi ngang tại các phiên giao dịch. Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá gạo Sóc Thường tăng 500 đồng/kg.

Trong khi đó, giá lúa thay đổi nhẹ trong phiên giao dịch giữa tuần. Tăng cao nhất là lúa IR 50404, tăng 300 đồng/kg; các loại lúa khác tăng từ 100 – 200 đồng/kg.

Về xuất khẩu gạo, đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định xuất khẩu gạo nhiều khả năng tăng từ tháng 3 khi vụ đông xuân cho thu hoạch rộ. Tuy nhiên, dù thị trường xuất khẩu thuận lợi nhưng các công ty gạo lại đang đau đầu với chi phí tăng cao.

Ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc Công ty Gạo Việt, cho hay nhu cầu mua gạo tăng là tín hiệu tốt nhưng giá gạo tăng có thể kìm hãm xuất khẩu.

Người mua sẽ tính toán về giá, nếu nhập khẩu gạo từ Việt Nam chi phí vận chuyển cao thì họ sẽ chuyển sang mua gạo ở những thị trường có vị trí gần hơn", ông Long nói.

Vấn đề logistics như thiếu container, chi phí tăng cao đã đẩy giá gạo đến tay người hồ tiêu dùng châu Âu lại quá cao. Điều này khiến họ sẽ phải cân nhắc hồ tiêu dùng.

“Ngoài ra, người nông dân cũng không hưởng lợi vì giá lúa hiện nay có tăng nhưng chi phí sản xuất như phân bón, vật tư nông nghiệp… đều tăng gấp đôi, gấp ba lần so với trước đây", ông Long nói.

Tin liên quan

Đọc tiếp