Nông sản Việt chịu sự cạnh tranh khốc liệt khi tìm đường vào thị trường Brazil

Mặc dù Brazil là thị trường có quy mô tiêu thụ lớn nhưng do sự phát triển mạnh về nông nghiệp của nước này cũng như sự cạnh tranh từ các đối thủ xuất khẩu, nên các mặt hàng nông sản Việt gần như vẫn chưa có chỗ đứng tại quốc gia đông dân ở Nam Mỹ này.

Nông sản Việt chịu sự cạnh tranh khốc liệt khi tìm đường vào thị trường Brazil

Ba tháng đầu năm 2022, thương mại song phương giữa Việt Nam – Brazil đạt gần 1,7 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 533 triệu USD, nhập khẩu từ Brazil đạt 1,17 tỷ USD.

Chia sẻ tại Phiên tư vấn xuất khẩu hàng hoá sang Brazil do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức ngày 6/5, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu cho biết, Brazil hiện là thị trường có thương mại lớn nhất với Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ. Việt Nam cũng đang là đối tác lớn nhất của Brazil tại khu vực Đông Nam Á.

Nhìn chung, Brazil là thị trường tiêu thụ lớn khi có quy mô dân số hơn 200 triệu dân với kim ngạch nhập khẩu trung bình đạt hơn 230 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn khiêm tốn.

Nguy cơ bị xâm nhập ngược

Trong 3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Brazil một số mặt hàng chính như điện thoại và các loại linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng dệt may, giày dép các loại….

Với mặt hàng dệt may, đây là thị trường tiêu thụ lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may của Brazil tương đối phát triển. Trong quý đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này đạt 12 triệu USD, so với năm trước chỉ tăng hơn 1 triệu USD.

Chia sẻ tại Phiên tư vấn, ông Fanzi Hamuche, đại diện một doanh nghiệp dệt may lớn tại Brazil cho biết: “Doanh nghiệp của chúng tôi chuyên sản xuất quần jean với nhiều loại khác nhau. Hiện doanh nghiệp của tôi đang sản xuất và cung cấp sản phẩm cho hàng trăm nghìn các siêu thị với doanh số đạt hàng triệu USD cho mỗi siêu thị”.

Giá sản phẩm của doanh nghiệp này cũng tương đối rẻ, trung bình khoảng 5 USD/sản phẩm, có những sản phẩm tốt cũng chỉ có giá 3 USD/sản phẩm. Có thể thấy, với các doanh nghiệp nội địa như vậy thì hàng Việt khó mà có cơ hội cạnh tranh.

Các diễn giả chia sẻ tại Phiên tư vấn.
Các diễn giả chia sẻ tại Phiên tư vấn.

Mặt khác, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bị xâm nhập ngược khi mà doanh nghiệp Brazil đang có xu hướng xuất khẩu ra bên ngoài. Ông Fanzi Hamuche cho biết, doanh nghiệp của ông không chỉ quan tâm đến thị trường trong nước mà bắt đầu chú trọng lại các thị trường nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Với giá cả cạnh tranh như hiện tại, dự báo các sản phẩm này sẽ nhanh chóng chiếm được chỗ đứng tại thị trường Việt.

Về mặt hàng giày dép, xuất khẩu sang Brazil trong 3 năm trở lại đây tăng hơn 70%. Tuy nhiên, theo ông Ngô Xuân Tỵ, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil thì xuất khẩu giày dép sang thị trường này đang có xu hướng giảm.

Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu sang Brazil mặt hàng thuỷ sản, tuy nhiên kim ngạch vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, các sản phẩm nội thất xuất sang Brazil chủ yếu là thành phẩm, trong đó nguyên liệu gỗ thô lại nhập khẩu từ Brazil. Trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Brazil đạt 21 triệu USD.

Khó thâm nhập thị trường có nền nông nghiệp phát triển

Việt Nam nhập khẩu từ Brazil các mặt hàng chính như bông, quặng và khoáng sản; các sản phẩm nông nghiệp như đậu tương, lúa mì, ngô…

Nhìn chung, Brazil là thị trường có nền nông nghiệp rất phát triển. Nước này đang đặt mục tiêu trở thành một trong những quốc gia sản xuất lương thực hàng đầu thế giới, có thể đáp ứng 40% nhu cầu toàn thế giới. Brazil dự kiến đến năm 2030, nông sản của nước này sẽ chiếm tới 30% lượng nông sản lưu thông trên thị trường thế giới, nhu cầu tăng chủ yếu từ các nước châu Á.

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) dự báo, Brazil sẽ vượt Hoa Kỳ, trở thành quốc gia sản xuất đậu tương số một thế giới vào năm 2025. Nghiên cứu của FAO cho biết vào năm 2025, sản lượng đậu tương của Brazil sẽ đạt 135 triệu tấn.

Trước đà phát triển như vậy, hàng nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường này còn gặp nhiều khó khăn. Với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như trà, rau quả, mật ong… vẫn khó có thể xâm nhập.

“So với các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU thì Brazil là thị trường dễ tính hơn nhưng vẫn khó xâm nhập. Bởi tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Doanh nghiệp của Brazil còn muốn xuất khẩu ra bên ngoài nên để xâm nhập vào thì cần có quyết tâm lớn”, ông Ngô Xuân Tỵ chia sẻ.

Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang phát biểu tại Phiên tư vấn.
Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang phát biểu tại Phiên tư vấn.

Q&A VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG BRAZIL

Doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường bằng cách nào?

Trong thời kỳ đại dịch, các công ty nhỏ tại Brazil gần như không trụ được. Hiện tại, nhiều doanh nhiệp nhỏ đang gây dựng lại, đây là cơ hội tiếp cận tốt cho các doanh nghiệp Việt.

Thị trường này có sự cạnh tranh lớn, không chỉ có đối thủ là các doanh nghiệp nước ngoài mà ngay cả với doanh nghiệp Brazil. Bởi vậy, nếu muốn vào doanh nghiệp phải có quyết tâm lớn, có sự chuẩn bị về quá trình, có sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, có chiến lược cụ thể.

Đặc biệt, doanh nghiệp nên sử dụng ngôn ngữ của người Brazil để người tiêu dùng có thể tiếp cận sản phẩm của mình dễ dàng hơn. Hiện, Brazil chủ yếu dùng tiếng Bồ Đào Nha, ngoài ra còn có tiếng Tây Ban Nha.

Vấn đề thuế nhập khẩu, chứng nhận hợp quy và các vấn đề khác liên quan đến điện lạnh, điện tử vào Brazil?

Hiện Việt Nam và Brazil chưa có hiệp định thương mại cho nên mức thuế xuất khẩu vào thị trường này chưa có ưu đãi. Nếu doanh nghiệp định hướng xuất khẩu sản phẩm gì thì nên tìm kiếm đơn vị địa phương, đối tác tư vấn về thuế để hiểu rõ.

Ngày 22/3, chính phủ Brazil có cắt giảm thuế đối với sản phẩm mỳ ống, điều này có lợi thế gì đối với doanh nghiệp Việt không?

Brazil thường xuyên có các chính sách cắt giảm thuế. Tuy nhiên, các chính sách này chỉ mang tính tạm thời, từ 3 – 6 tháng.

Nếu doanh nghiệp không có các đối tác sẵn thì khó mà tận dụng được chính sách giảm thuế. Bởi khi đưa ra các chính sách giảm thuế ngắn hạn, các doanh nghiệp Brazil và nước ngoài đã nắm bắt và tận dụng nhanh chóng.

Nếu có đối tác sẵn, doanh nghiệp cần triển khai các phương án xuất khẩu nhanh chóng, tận dụng tối đa lợi ích từ việc cắt giảm thuế, nâng cao kim ngạch xuất khẩu sản phẩm.

Tiềm năng xuất khẩu trà như thế nào?

Là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất, nhì thế giới cho nên nhu cầu tiêu thụ cà phê của người dân Brazil rất lớn. Do vậy, nhu cầu về trà của họ không nhiều.

Tiềm năng xuất khẩu nước ép, hoa quả lên men, trái cây sấy khô, mật ong ở thị trường Brazil như thế nào?

Với những sản phẩm này, Brazil phát triển rất mạnh và sôi động. Không chỉ doanh nghiệp trong nước, thậm chí, nhiều doanh nghiệp nước ngoài còn tới đây, thuê đất và xây dựng nông trại, phát triển chuỗi sản phẩm.

Về sản phẩm mật ong, Brazil sản xuất rất tự nhiên, họ nuôi ong rất nhiều nên nhu cầu nhập chưa nhiều.

Cơ hội cho mỳ chũ có nhiều không?

Brazil không phát triển mặt hàng này. Tuy nhiên, có sự cạnh tranh khốc liệt khi các doanh nghiệp Nhật, Hàn và Trung đều có mặt ở đây. Riêng với doanh nghiệp Trung Quốc, người Trung ở đây tương đối đông, lượng tiêu thụ lớn và tạo ra khả năng cạnh tranh cao với các mặt hàng của thị trường khác.

Thị trường có quan tâm đến rau quả đông lạnh không?

Thị trường này rất ưa chuộng hoa quả tươi cho nên hàng đông lạnh không chuộng. Nếu đưa hàng đông lạnh đến khu vực xa trung tâm thì có thể tiêu thụ.

Tiềm năng xuất khẩu đồ điện lạnh như điều hoà, tủ lạnh…?

Về cơ bản, Brazil nóng quanh năm (trừ khu vực phía Nam có mùa đông kéo dài). Do vậy nhu cầu sản phẩm đồ điện lạnh rất lớn.

Ba mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ có kim ngạch vượt 10 tỷ USD

Ba mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ có kim ngạch vượt 10 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt 88,1 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Masan lãi cao nhất trong 10 quý, giảm vay nợ

Masan lãi cao nhất trong 10 quý, giảm vay nợ

Nhờ doanh thu tăng và giảm chi phí tài chính, Masan có quý lãi cao nhất trong 10 quý gần đây, vượt kế hoạch năm ở kịch bản cơ sở.
ACB 'nối gót' một số ngân hàng báo lãi giảm trong quý 3/2024

ACB 'nối gót' một số ngân hàng báo lãi giảm trong quý 3/2024

Sau khi ghi nhận mức lãi kỷ lục 5.600 tỷ đồng trong quý 2, ngân hàng ACB chứng kiến lợi nhuận quý 3/2024 giảm nhẹ 3,7% so với cùng kỳ năm trước và là ngân hàng thứ 5 công bố lãi giảm tính tới thời điểm hiện tại.
Đâu là động lực để 'vua tôm' Minh Phú lãi lớn quý 3/2024

Đâu là động lực để 'vua tôm' Minh Phú lãi lớn quý 3/2024

Nhờ nhận được khoản cổ tức tăng đột biến từ các công ty con, “vua tôm” Minh Phú báo lãi công ty mẹ 198 tỷ đồng trong quý 3/2024, bỏ xa khoản lỗ của cùng kỳ hay quý 2/2024.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế

Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế

Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng đạt 9,76%, đóng góp 2,44 điểm phần trăm vào tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Lợi nhuận của dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất 'cất cánh'

Lợi nhuận của dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất 'cất cánh'

Trong quý 3/2024, Sasco đã thu về 181 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý có kết quả cao nhất từ trước đến nay.
Tổng thu ngân sách 9 tháng của Hưng Yên đạt hơn 30.100 tỷ đồng

Tổng thu ngân sách 9 tháng của Hưng Yên đạt hơn 30.100 tỷ đồng

9 tháng năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP của Hưng Yên ước tăng 8,07%, xếp thứ 6/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 17/63 tỉnh, thành phố cả nước. Tổng thu ngân sách của tỉnh đến ngày 30/9 ước thực hiện 30.180 tỷ đồng, đạt 91,9% dự toán giao, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước.
Thái Lan dẫn đầu về giao thương với Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan dẫn đầu về giao thương với Việt Nam trong ASEAN

9 tháng đầu năm 2024, Thái Lan tiếp tục giữ vị trí Top 1 về quan hệ thương mại với Việt Nam trong khối ASEAN khi kim ngạch hai chiều đạt 14,75 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Lợi nhuận quý 3 tại Sợi Thế Kỷ tăng gấp 5 lần

Lợi nhuận quý 3 tại Sợi Thế Kỷ tăng gấp 5 lần

Việc có tới 75% dư nợ vay là bằng USD mang lại cho Sợi Thế Kỷ một khoản hoàn nhập từ chênh lệch tỷ giá trong quý 3, kéo lãi của công ty này tăng trưởng trở lại sau 2 hai quý đầu năm bết bát.
SHB công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ

SHB công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ

Danh sách được SHB công bố, có tổng cộng 3 cổ đông tổ chức và 4 cổ đông cá nhân nắm giữ trên 1% vốn điều lệ ngân hàng.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất trong 9 tháng đầu năm

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất trong 9 tháng đầu năm

9 tháng đầu năm 2024, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, đứng sau là Nam Việt...
Lợi nhuận PAN Group tiếp đà tăng trưởng, 50% tài sản đầu tư tài chính

Lợi nhuận PAN Group tiếp đà tăng trưởng, 50% tài sản đầu tư tài chính

Quý thứ 5 liên tiếp, lợi nhuận của PAN Group tăng trưởng so với cùng kỳ, động lực chính đến từ tăng trưởng doanh thu từ các mảng kinh doanh chính.
Thành viên PVTrans báo lãi gấp 9 lần, chuẩn bị hồ sơ niêm yết HoSE

Thành viên PVTrans báo lãi gấp 9 lần, chuẩn bị hồ sơ niêm yết HoSE

Biên lợi nhuận cải thiện cùng với việc thu nhập khác tăng đột biến lên 154 tỷ đồng trong quý 3, đã giúp PVT Logistics vượt gần 250% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra sau 9 tháng đầu năm 2024.
Lợi nhuận Hoá chất Đức Giang 'đi lùi', 70% tài sản là tiền

Lợi nhuận Hoá chất Đức Giang 'đi lùi', 70% tài sản là tiền

Kết quả kinh doanh của Hoá chất Đức Giang trong quý 3/2024 không có đột biến đáng kể. Công ty vẫn sở hữu bảng cân đối tài chính lành mạnh với hơn 11.000 tỷ đồng tiền nhàn rỗi.
Lợi nhuận quý 3/2024 của PNJ rơi xuống đáy

Lợi nhuận quý 3/2024 của PNJ rơi xuống đáy

Quý 3/2024, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm gần 15% xuống còn 216 tỷ đồng, mức lợi nhuận quý thấp nhất kể từ quý 4/2021 của PNJ.
Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh, Nam Long báo lỗ quý 3 hơn 40 tỷ đồng

Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh, Nam Long báo lỗ quý 3 hơn 40 tỷ đồng

Dù tiết giảm đáng kể các chi phí, giá vốn gia tăng cùng với việc lãi thu về từ công ty liên doanh suy giảm là hai tác nhân chính khiến Nam Long báo lỗ quý 3/2024.
Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với 1,33 tỷ USD, chiếm 18% tỷ trọng về giá trị.
Nhờ đâu Xi măng Hà Tiên vượt 90% kế hoạch lợi nhuận cả năm?

Nhờ đâu Xi măng Hà Tiên vượt 90% kế hoạch lợi nhuận cả năm?

Dư nợ vay và lãi suất giảm mạnh là một yếu tố giúp Xi măng Hà Tiên đạt mức lợi nhuận sau thuế 22,6 tỷ đồng trong quý 3/2024. Lũy kế 3 quý đầu năm, công ty này đã vượt xa mục tiêu lợi nhuận năm.
Việt Nam nhập khẩu than kỷ lục, vượt cả năm 2023

Việt Nam nhập khẩu than kỷ lục, vượt cả năm 2023

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/10, Việt Nam nhập khẩu 52,4 triệu tấn than từ thế giới, là mức cao nhất trong 10 năm qua và vượt cả mức năm 2023 với 51,1 triệu tấn.
Các mảng kinh doanh đều ảm đạm, SHS báo lãi giảm 65%

Các mảng kinh doanh đều ảm đạm, SHS báo lãi giảm 65%

Doanh thu các mảng kinh doanh chính của SHS trong quý 3/2024 đều sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, hoạt động tự doanh ghi nhận lỗ.
Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Sau 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu về 2,8 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu tôm, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Liên tục sụt giảm thị phần, doanh thu của VNDirect thấp nhất sau 11 quý

Liên tục sụt giảm thị phần, doanh thu của VNDirect thấp nhất sau 11 quý

Doanh thu những mảng hoạt động chính của VNDirect như tự doanh, môi giới và cho vay margin của VNDirect trong quý 3/2024 đều giảm mạnh so với cùng kỳ, góp phần đưa doanh thu hoạt động về mức thấp nhất kể từ quý 2/2021.
Lợi nhuận các công ty chứng khoán quý 3/2024: Kẻ khóc, người cười

Lợi nhuận các công ty chứng khoán quý 3/2024: Kẻ khóc, người cười

Bức tranh lợi nhuận quý 3/2024 của các công ty chứng khoán ghi nhận trái chiều khi có đơn vị lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng, báo lãi bằng lần nhưng nơi cũng báo lỗ nặng.
Lãi quý 3 gần 77 tỷ đồng, PGBank hoàn thành 62% kế hoạch lợi nhuận năm

Lãi quý 3 gần 77 tỷ đồng, PGBank hoàn thành 62% kế hoạch lợi nhuận năm

Nhờ ghi nhận kết quả tích cực từ lãi thuần và các khoản thu ngoài lãi đã góp phần đưa lợi nhuận quý 3/2024 của PGBank tăng trưởng 36% so với cùng kỳ.
VietinBank Securities tiếp tục thất thu mảng tự doanh cổ phiếu niêm yết

VietinBank Securities tiếp tục thất thu mảng tự doanh cổ phiếu niêm yết

Tính đến cuối quý 3/2024, EIB (lãi 27,6 tỷ đồng) và DNP (lãi 6 tỷ đồng) là 2 trong số những cổ phiếu niêm yết mang về lợi nhuận cho VietinBank Securities. Ngược lại, các khoản đầu tư vào GEX, VSC hay VPB vẫn chưa mang về quả ngọt.
Việt Nam xuất siêu 0,4 tỷ USD hàng hóa trong nửa đầu tháng 10/2024

Việt Nam xuất siêu 0,4 tỷ USD hàng hóa trong nửa đầu tháng 10/2024

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 10/2024 (1/10 - 15/10), Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hóa với thế giới đạt 31,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng lớn thứ hai cho Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng lớn thứ hai cho Trung Quốc

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) lớn thứ hai cho Trung Quốc, chỉ đứng sau Nga, với trị giá gần 3 tỷ USD.
Chốt lời loạt cổ phiếu, Vietcap vượt kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 3 quý

Chốt lời loạt cổ phiếu, Vietcap vượt kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 3 quý

Trong quý 3/2024, Vietcap đã chốt lãi hàng loạt cổ phiếu như FPT, MBB, PNJ, STB, góp phần giúp lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.
Cú bắt tay lịch sử để trở thành ‘quán quân’ ngành dược

Cú bắt tay lịch sử để trở thành ‘quán quân’ ngành dược

Cái bắt tay của Dược Hậu Giang với Taisho là một trong những ví dụ hợp tác thành công nhất hiện nay, giúp công ty dược của Việt Nam sau 8 năm đồng hành đã học hỏi được đối tác Nhật Bản để vươn lên thành doanh nghiệp sản xuất thuốc quốc tế.
Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của LPBank tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của LPBank tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Mặc dù thông tin về kết quả kinh doanh quý 3/2024 của các ngân hàng vẫn còn khá sơ bộ, nhưng những con số ban đầu đã hé lộ một bức tranh lợi nhuận phân hóa rõ rệt trong 9 tháng đầu năm.
Doanh nghiệp may đầu tiên báo lãi 9 tháng tăng tới 47%

Doanh nghiệp may đầu tiên báo lãi 9 tháng tăng tới 47%

Dệt may TNG ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng tích cực sau 9 tháng nhờ mở rộng thị trường xuất khẩu và khai thác thêm các đơn hàng khó.
Lãi trước thuế 19 doanh nghiệp Nhà nước đã vượt 20% mục tiêu năm đặt ra

Lãi trước thuế 19 doanh nghiệp Nhà nước đã vượt 20% mục tiêu năm đặt ra

Lợi nhuận trước thuế công ty mẹ của 19 tập đoàn và tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) ước đạt 50.360 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, vượt 20% mục tiêu năm đặt ra.
Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

HAGL có quý lãi cao nhất trong năm 2024 mặc dù doanh thu sụt giảm, nhờ biên lợi nhuận cải thiện khi giá lợn hơi tăng cao trong giai đoạn vừa qua.
Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Trước áp lực ngày càng lớn từ thị trường, nhà đầu tư, những cam kết về môi trường đang nổi lên như một yếu tố thiết yếu trong hành trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu bài viết xoay quanh câu chuyện này với tiêu đề “Thông tin môi trường trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết: Rủi ro của những cam kết môi trường chung chung và lời kêu gọi đổi mới”.
Chứng khoán DSC lãi kỷ lục trước thềm chuyển sàn HOSE

Chứng khoán DSC lãi kỷ lục trước thềm chuyển sàn HOSE

Doanh thu tăng trưởng mạnh và tiết giảm đáng kể chi phí hoạt động, là hai yếu tố quan trọng giúp CTCP Chứng khoán DSC (HOSE: DSC) lãi lớn trong quý 3/2024.
Xăng dầu, hóa chất là nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Xăng dầu, hóa chất là nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

9 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Lào đạt 1,5 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ, Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD.
Xem thêm