PVTrans lãi 500 tỷ đồng, hoàn thành 83% chỉ tiêu năm chỉ sau 6 tháng

PVTrans Việt nAM
17:53 - 30/06/2022
PVTrans ước lãi 500 tỷ đồng, hoàn thành 83% chỉ tiêu của năm chỉ sau 6 tháng. Nguồn: PVTrans.
PVTrans ước lãi 500 tỷ đồng, hoàn thành 83% chỉ tiêu của năm chỉ sau 6 tháng. Nguồn: PVTrans.
0:00 / 0:00
0:00
So với kế hoạch lợi nhuận cả năm là 600 tỷ đồng, Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVTrans, PVT/HoSE) đã thực hiện được 83% chỉ tiêu sau hai quý đầu năm.

Sáng 30/6, Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVTrans, PVT/HoSE) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 theo hình thức trực tuyến với tất cả tờ trình được thông qua.

Theo Ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch HĐQT PVTrans, doanh thu hợp nhất của tổng công ty trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 4.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 500 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và giảm 12% so với kết quả đã kiểm toán năm ngoái.

Như vậy ước tính trong quý II, PVTrans đã ghi nhận khoảng 2.090 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 261 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và giảm 17% so với quý II cùng kỳ.

Năm nay, PVTrans đặt mục tiêu doanh thu 6.500 tỷ đồng, giảm 14% so với kết quả năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế 600 tỷ đồng, giảm 40%. Kế hoạch này được PVTrans đặt ra sau năm 2021 lãi lớn trên nghìn tỷ đồng và vượt 200% mục tiêu lợi nhuận năm.

Với kết quả ước tính 6 tháng đầu năm, PVTrans đã thực hiện được 63% kế hoạch doanh thu và 83% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm.

Chủ tịch PVTrans cho biết, đầu năm những tác động của Covid-19 chưa dứt thì cuộc chiến Nga - Ukraine bùng nổ đã thay đổi toàn bộ các dự báo trước đó, khiến mọi chi phí có xu hướng tăng cao. Ông Phạm Việt Anh nhận định, trong ngắn hạn giá cước tàu biển tăng sẽ có lợi cho công ty, nhưng về dài hạn đây vẫn là một dấu hỏi lớn.

Còn tại thị trường trong nước, nhu cầu vận tải năm nay dự kiến gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hóa dầu từ các Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Nhà máy Hóa lọc dầu Nghi Sơn dần hồi phục. Ngoài ra, nhà máy lọc dầu và các đầu mối xăng dầu trong nước có nhu cầu nhập khẩu để bù đắp sản lượng nội địa thiếu hụt, cũng kéo theo nhu cầu vận chuyển xăng dầu nhập khẩu tăng lên.

"Nhìn chung đây là thời điểm rất quan trọng, PVTrans cần thận trọng khi đầu tư mới thêm các đội tàu", lãnh đạo PVTrans nhận định.

Theo kế hoạch, trong năm nay PVTrans dự kiến dùng 3.298 tỷ đồng để đầu tư. Trong đó, 2.915 tỷ đồng đầu tư tàu; 373 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào các đơn vị thành viên; và 10 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị.

Cụ thể, công ty dự kiến đầu tư 1 tàu chở hàng rời khoảng 50.000 - 85.000 DWT, hoặc tàu dầu/hóa chất 10.000 - 25.000 DWT; đầu tư 1 tàu chở dầu thô khoảng 100.000 - 120.000 DWT; đầu tư 1 tàu chở dầu/HC khoảng 10.000 - 25.000 DWT; đầu tư 1 tàu chở dầu MR/LR1 khoảng 20.000 - 75.000 DWT; và đầu tư 2 tàu chở dầu/hóa chất khoảng 10.000 - 25.000 DWT.

Lãnh đạo PVTrans cho biết, ước tính trong năm 2022, PVTrans sẽ đầu tư thêm 6 tàu cho công ty mẹ, còn công ty thành viên là 17 tàu. Nhưng do tình hình chung toàn cầu gặp đúng thời điểm khó khăn, nên công ty buộc phải thận trọng.

Thông tin thêm về kế hoạch mua tàu trong thời gian sắp tới, phía đại diện PVTrans cho biết thực tế trong 3 - 4 năm trước, PVTrans đã thực hiện bắt đáy để đầu tư đội tàu. Tính đến cuối năm 2021, PVTrans đang sở hữu đội tàu hàng lỏng lớn nhất Việt Nam với tổng số 36 chiếc đa dạng chủng loại, tổng trọng tải đạt 1,05 triệu DWT.

Những tháng đầu năm, công ty đã đầu tư thêm 3 tàu. Theo kế hoạch cả công ty mẹ và công ty thành viên cần đầu tư khoảng 23 tàu. Hiện giá tàu đã tăng lên rất nhiều do giá sắt thép, giá niken (đầu vào để sản xuất một con tàu) leo thang. Trong khoảng 2 - 3 tháng tới, công ty mẹ sẽ mua 2 - 3 chiếc. Với giá cước tàu đang neo cao như hiện nay, PVTrans tự tin sẽ triển khai thu về lợi nhuận ổn.

Về nguồn vay, hiện PVTrans không thuộc đối tượng ưu đãi, việc vay vốn cũng sẽ khó khăn hơn. Nhưng nhìn chung, công ty nhận định việc thu xếp vốn sẽ không gặp nhiều trắc trở.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về ảnh hưởng từ sự cố tại Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đến công ty, ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch HĐQT PVTrans cho biết trong những tháng đầu năm nay, Nhà máy Nghi Sơn có sự cố cả về nhà máy lẫn tình hình tài chính. PVTrans chủ yếu vận chuyển đầu ra và một phần vận chuyển dầu thô từ nhà máy cho các đầu mối lớn như PV OIL.

6 tháng đầu năm, lượng hàng PVTrans vận chuyển ra các đầu mối không bị ảnh hưởng, trên 500.000 tấn dầu sản phẩm. Lãnh đạo PVTrans khẳng định sự cố tại Nghi Sơn không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của PVTrans.

Nhìn chung, Chủ tịch HĐQT PVTrans nhận định, Nhà máy Nghi Sơn sẽ duy trì hoạt động đến cuối năm, tháng 7 tháng 8 sẽ có cuộc bảo dưỡng nhưng ít. Dự kiến công ty sẽ vận chuyển khoảng 600.000 tấn dầu sản phẩm trong hai quý còn lại.

Về kế hoạch cổ tức cho năm 2021, công ty dự chia với tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến 2021 hơn 502 tỷ đồng. Sau khi chia, vốn điều lệ của PVTrans tăng từ 3.237 tỷ lên 3.560 tỷ đồng. Cho năm 2022, tỷ lệ cổ tức dự kiến là 7% (hoặc bằng tiền mặt và/hoặc bằng cổ phiếu).

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.