Quảng Ngãi nâng cao kinh tế đồng bào dân tộc thiểu số bằng phát triển năng lực số

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Quyết định số 168/KH-UBND về Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025.

Các đại biểu tham gia Tuần lễ chuyển đổi số do tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hồi tháng 9/2023. Ảnh: VGP
Các đại biểu tham gia Tuần lễ chuyển đổi số do tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hồi tháng 9/2023. Ảnh: VGP

Kế hoạch được đề ra với mục đích đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 (Chương trình) trong toàn bộ hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổng hợp, báo cáo, truyền thông và giám sát, đánh giá.

Đồng thời, minh bạch hóa, tạo môi trường tiếp cận nhằm tăng cường sự tham gia, giám sát chủ động của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu chung của Kế hoạch là hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá các sản phẩm địa phương. Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai Chương trình. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá Chương trình. Đổi mới phương pháp, chuyển đổi số trong truyền thông, tuyên truyền cho Chương trình. Nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình các cấp.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỉnh Quảng Ngãi hướng đến 100% các cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá.

100% việc báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu Chương trình được thực hiện trên môi trường số đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, hướng tới thay thế các báo cáo truyền thống.

100% các cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được cung cấp thông tin về các nội dung, nhiệm vụ và kết quả triển khai môi trường mạng.

Thiết lập và công bố các dữ liệu mở về kết quả triển khai, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình để công khai cho tổ chức, người dân.

Quảng Ngãi vừa tổ chức Tuần lễ chuyển đổi số vào tháng 9/2023. Ảnh: VGP
Quảng Ngãi vừa tổ chức Tuần lễ chuyển đổi số vào tháng 9/2023. Ảnh: VGP

Phấn đấu 100% các dữ liệu được công bố có khả năng khai thác trên môi trường số (máy tính, điện thoại thông minh…).

100% cán bộ quản lý các cấp quản lý, thực hiện Chương trình được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin thường xuyên về kỹ năng số và ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý tác nghiệp trên môi trường số.

Các cơ quan Thường trực Chương trình cấp tỉnh, UBND các huyện thực hiện Chương trình được đảm bảo hạ tầng, trang bị vận hành phòng họp trực tuyến.

Có ít nhất 30% các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn được triển khai trên môi trường số. 100% các hệ thống thông tin thuộc Kế hoạch được triển khai đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thông tin mạng.

Các đơn vị thực hiện Kế hoạch bao gồm Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, Sở Thông tin & truyền thông, Sở Tài chính; các sở ngành chủ trì các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình; UBND các huyện thực hiện Chương trình.

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được các cấp bố trí, đảm bảo từ Chương trình. Kinh phí quản lý, giám sát thực hiện ở các cấp được trích từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình của các cấp được giao hàng năm. UBND các huyện liên quan chủ động động bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

5 nội dung chính của Kế hoạch

Theo Kế hoạch, các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện thực hiện Chương trình thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn, yêu cầu của Ủy ban Dân tộc trong thực hiện hệ thống thông tin báo cáo phục vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

Các sở, ngành, Mặt trận Tổ trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện thực hiện Chương trình thực hiện phối hợp triển khai Cổng thông tin thành phần theo yêu cầu của Ủy ban Dân tộc. Thực hiện nâng cấp trang tin điện tử của Ban Dân tộc tỉnh để thích hợp với cổng thông tin của Chương trình do Ủy ban Dân tộc xây dựng nhằm khai thác, đồng bộ hóa dữ liệu về các văn bản, chính sách, hoạt động, báo cáo kết quả…

Thực hiện đầu tư phòng họp trực tuyến tại cơ quan thường trực Chương trình tỉnh (Ban Dân tộc tỉnh) và thuê đường truyền phục vụ hệ thống điều hành, hệ thống thông tin phục vụ cho cơ quan thường trực Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 cấp tỉnh đảm bảo chuẩn kết nối hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc.

Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện và các đơn vị có liên quan triển khai tổ chức các lớp tập huấn đào tạo, hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số và quản lý hệ thống thông tin Chương trình. Nâng cao kỹ năng của cán bộ quản lý Chương trình các cấp trong ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số các hoạt động của Chương trình.

Các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện thực hiện Chương trình phối hợp thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của Ủy ban Dân tộc về xây dựng các bộ cơ sở dữ liệu chuyên gia phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành và hỗ trợ triển khai các dự án, tiểu dự án, nội dung, hoạt động của Chương trình.

Quảng Ngãi tổ chức hội nghị thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào tháng 4/2023. Ảnh: VGP
Quảng Ngãi tổ chức hội nghị thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào tháng 4/2023. Ảnh: VGP

Phát triển nguồn lực là một trong những giải pháp chính của Kế hoạch

Để đạt được những mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra 5 giải pháp chính, bao gồm chuyển đổi nhận thức, thể chế số, phát triển nguồn nhân lực; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; xây dựng các hạng mục hạ tầng công nghệ thông tin và quản trị, vận hành, đào tạo, bảo trì.

Trong đó, đối với chuyển đổi nhận thức, Kế hoạch nêu rõ cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực về chuyển đối số cho cán bộ triển khai Chương trình và người dân. Cụ thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số, gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong triển khai các hoạt động của Chương trình.

Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số như cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, video tuyên truyền, bản tin, chuyên đề, tài liệu. Tăng cường đào tạo tập huấn, nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho đối tượng thụ hưởng đối tượng thực hiện Đề án.

Về thể chế số, các sở, ngành, Mặt trận Tổ chức và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và địa phương có liên quan căn cứ vào các quy định tại khoản 2, mục V Quyết định số 330/QĐ-UBDT ngày 21/5/2023 và các quy định hiện hành của pháp luật cụ thể hóa thành các quy chế, quy trình, văn bản hướng dẫn phù hợp với chủ trương, kế hoạch của tỉnh về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình.

Về phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, khai thác dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các cơ quan quản lý, thực hiện và cán bộ triển khai Chương trình các cấp thông qua các hội nghị, hội thảo…

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống thông tin báo cáo, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS&MN do Ủy ban Dân tộc xây dựng. Hỗ trợ từ xa trong triển khai sử dụng và xử lý những vấn đề phát sinh liên quan trong quá trình triển khai hệ thống.

Về xây dựng các hạng mục hạ tầng công nghệ thông tin và quản trị, vận hành, đào tạo, bảo trì, cần đầu tư nâng cấp hoặc thuê dịch vụ hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý Chương trình ở các cấp để thực hiện các nhiệm vụ phục vụ chuyển đổi số trong quản lý Chương trình.

Đào tạo, vận hành, bảo trì, quản trị, hướng dẫn, xử lý khắc phục sự cố trực tiếp và trực tuyến các hệ thống thông tin đã triển khai.

Về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, Kế hoạch nêu rõ, cần xây dựng và phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ các phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ được phê duyệt các hệ thống thông tin thuộc Kế hoạch.

Tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, mô hình 4 lớp an toàn thông cho các hệ thống thông tin thuộc dự án theo quy định. Thuê hoặc mua thiết bị, giải pháp, dịch vụ vận hành đảm bảo an toàn, an ninh cho các hệ thống thông tin.

Mỹ lập kho dự trữ Bitcoin chiến lược

Mỹ lập kho dự trữ Bitcoin chiến lược

Trong thông báo ngày 6/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sắc lệnh hành pháp về việc thành lập Kho dự trữ Bitcoin chiến lược.
Bộ Tài chính: Thí điểm, vận hành sàn giao dịch tiền ảo trong tháng 3

Bộ Tài chính: Thí điểm, vận hành sàn giao dịch tiền ảo trong tháng 3

Trong tháng 3, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ ban hành nghị quyết, cho phép thí điểm xây dựng, đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo, tài sản ảo.
Làn sóng số hóa: Cuộc chơi mới của ngành ngân hàng

Làn sóng số hóa: Cuộc chơi mới của ngành ngân hàng

Số hóa đang định hình lại ngành ngân hàng, khi các nhà băng tăng tốc chuyển đổi để nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu vận hành. Cuộc đua này hứa hẹn nhiều thay đổi lớn khi có sự nhập cuộc của các ngân hàng chuyển giao bắt buộc.
Fundiin hợp tác chiến lược cùng CIMB Bank Việt Nam

Fundiin hợp tác chiến lược cùng CIMB Bank Việt Nam

Sáng ngày 28/2, Fundiin và CIMB Bank Việt Nam vừa chính thức công bố hợp tác chiếc lược thông qua sản phẩm hợp tác "Trả góp tối ưu".
Bộ Tài chính: Đang xây dựng nghị định quản lý tài sản số, tài sản mã hóa

Bộ Tài chính: Đang xây dựng nghị định quản lý tài sản số, tài sản mã hóa

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ Tài chính đang được Thủ tướng giao nhiệm vụ xây dựng nghị định để quản lý tài sản mã hóa, các tài sản số, có thể có sàn giao dịch để thực hiện những giao dịch này.
Vingroup sẽ đầu tư mạnh mẽ vào khoa học để nâng tầm vị thế Việt Nam

Vingroup sẽ đầu tư mạnh mẽ vào khoa học để nâng tầm vị thế Việt Nam

Đại diện Tập đoàn Vingroup cho biết, việc nghiên cứu và đổi mới công nghệ là yếu tố cốt lõi để nâng cao năng lực cạnh tranh.
TPBank nhận khoản vay hơn 200 triệu USD từ DFC và JICA

TPBank nhận khoản vay hơn 200 triệu USD từ DFC và JICA

Khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD giúp thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và khách hàng có thu nhập thấp.
Lực lượng trí thức, nhà khoa học là nòng cốt đưa Việt Nam bứt phá trong giai đoạn mới

Lực lượng trí thức, nhà khoa học là nòng cốt đưa Việt Nam bứt phá trong giai đoạn mới

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin tưởng và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.
Năm 2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt hơn 4 triệu tỷ đồng

Năm 2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt hơn 4 triệu tỷ đồng

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Thông tin và truyền thông diễn ra ngày 29/12.
Bitcoin lần đầu vượt ngưỡng 100.000 USD

Bitcoin lần đầu vượt ngưỡng 100.000 USD

Bitcoin lần đầu tiên tăng lên trên 100.000 USD vào ngày 5/12. Giá giao dịch gần nhất là 100.027 USD vào lúc 2h40' giờ GMT (9h40' sáng giờ Hà Nội), tăng 2,2% so với phiên trước đó.
Đề xuất ngân hàng chia cấp độ khi giao dịch với doanh nghiệp

Đề xuất ngân hàng chia cấp độ khi giao dịch với doanh nghiệp

Một số đối tượng đã lách xác thực sinh trắc học bằng cách mở tài khoản ngân hàng dành cho doanh nghiệp để phục vụ mục đích gian lận. Các chuyên gia khuyến nghị, các ngân hàng cần chia cấp độ khi thực hiện giao dịch với doanh nghiệp nhằm tránh rủi ro, lừa đảo trên môi trường số.
Động lực mới thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới

Động lực mới thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới

Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài để có được vị thế như ngày hôm nay. Ngày nay, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là một trong những động lực mới xuất hiện giúp thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Thu chi minh bạch với tính năng quỹ nhóm của HDBank

Thu chi minh bạch với tính năng quỹ nhóm của HDBank

Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng quỹ nhóm của app HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.
Trưng bày nhiều giải pháp chữ ký số, hợp đồng điện tử cho doanh nghiệp

Trưng bày nhiều giải pháp chữ ký số, hợp đồng điện tử cho doanh nghiệp

Ngày 15/10, Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử do Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc tế, Hà Nội.
Công bố chỉ số Chính sách SME ASEAN năm 2024

Công bố chỉ số Chính sách SME ASEAN năm 2024

Đây được coi là một bước tiến lớn trong việc tăng cường đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vào nền kinh tế khu vực.
76% người dùng cài đặt sinh trắc học để chuyển tiền trực tuyến

76% người dùng cài đặt sinh trắc học để chuyển tiền trực tuyến

Sau một tháng kể từ ngày áp dụng quy định giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần hoặc trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực sinh trắc học, 76% người dùng đã thực hiện cài đặt xác thực sinh trắc học.
Backbase thành lập trung tâm COE về AI tại TP HCM

Backbase thành lập trung tâm COE về AI tại TP HCM

Ngày 31/7, hãng công nghệ Backbase công bố thành lập Trung tâm Xuất sắc (Center of Excellence - COE) toàn cầu tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI) tại TP HCM.
Đã có 19 triệu tài khoản ngân hàng làm xác thực sinh trắc học

Đã có 19 triệu tài khoản ngân hàng làm xác thực sinh trắc học

Tính đến chiều ngày 5/7, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã đối chiếu làm sạch từ căn cước công dân được 19 triệu tài khoản.
Người dùng gặp khó khi xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng

Người dùng gặp khó khi xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng

Theo quy định mới, mọi giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền. Tuy nhiên, một số người gặp khó khăn trong việc xác thực vì ứng dụng ngân hàng liên tục báo lỗi.
Nhật Bản ra mắt tờ tiền mới in 3D chống giả mạo

Nhật Bản ra mắt tờ tiền mới in 3D chống giả mạo

Nhật Bản bắt đầu phát hành các tờ tiền mới với công nghệ tiên tiến sử dụng hình ảnh ba chiều đầu tiên trên thế giới để tạo hiệu ứng xoay 3D từ ngày 3/7 tới đây, nhằm phục vụ công tác chống tiền giả của quốc gia này.
Điện thoại trở thành 'chiếc ví', Việt Nam sẵn sàng đón đầu xu hướng thanh toán số

Điện thoại trở thành 'chiếc ví', Việt Nam sẵn sàng đón đầu xu hướng thanh toán số

Một trong những mục tiêu quan trọng của Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 là phấn đấu đến năm 2025, 100% dân số Việt Nam ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh.
Moca dừng dịch vụ ví điện tử

Moca dừng dịch vụ ví điện tử

Từ 1/7/2024, Moca dừng cung cấp dịch vụ ví điện tử Moca, bao gồm cả ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab.
Từ 1/7, ngân hàng có quyền phong tỏa tài khoản nhận chuyển khoản nhầm

Từ 1/7, ngân hàng có quyền phong tỏa tài khoản nhận chuyển khoản nhầm

Đây là một trong những điểm mới của Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt vừa ban hành.
Thanh toán điện tử qua ngân hàng đạt 830.000 tỷ đồng mỗi ngày

Thanh toán điện tử qua ngân hàng đạt 830.000 tỷ đồng mỗi ngày

Giao dịch thanh toán không tiền mặt trong 4 tháng đầu năm nay tăng 56,57% về số lượng và 31,35% về giá trị; giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 48,81% và 25,73%; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 58,70% và 33,12%.
Bitcoin cắm đầu lao dốc sau khi lập đỉnh gần 74.000 USD

Bitcoin cắm đầu lao dốc sau khi lập đỉnh gần 74.000 USD

Với mức giảm 7,9% xuống còn 61.842 USD, đây là lần đầu đồng tiền ảo Bitcoin chứng kiến mức giảm mạnh nhất trong năm kể từ khi lập đỉnh 73.794 USD.
PV OIL sẽ xuất hóa đơn điện tử trở lại bình thường từ cuối tuần

PV OIL sẽ xuất hóa đơn điện tử trở lại bình thường từ cuối tuần

Sau sự cố tấn công theo hình thức mã hóa dữ liệu (ransomware), PV OIL đã có các giải pháp đảm bảo hoạt động kinh doanh. Dự kiến hệ thống quản lý và phát hành hóa đơn điện tử của PV OIL sẽ hoạt động trở lại bình thường vào cuối tuần này.
Giao dịch rút tiền giảm 15,14%, xu hướng thanh toán không tiền mặt lên ngôi

Giao dịch rút tiền giảm 15,14%, xu hướng thanh toán không tiền mặt lên ngôi

Theo Ngân hàng Nhà nước, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và ngân hàng số trong năm 2023 và tháng đầu năm 2024 tiếp tục đạt được kết quả tích cực.
Sacombank và Eximbank thay đổi phí SMS Banking

Sacombank và Eximbank thay đổi phí SMS Banking

Kể từ đầu tháng 3/2024, ngân hàng Sacombank và Eximbank sẽ thay đổi cách tính phí SMS Banking. Để tránh mất nhiều tiền, khách hàng có thể bật tính năng nhận thông báo tự động qua App ngân hàng.
Chứng khoán DNSE huy động 900 tỷ đồng qua IPO

Chứng khoán DNSE huy động 900 tỷ đồng qua IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên IPO.
Lưu ý cách tính phí SMS Banking tại Vietcombank và ACB từ năm 2024

Lưu ý cách tính phí SMS Banking tại Vietcombank và ACB từ năm 2024

Bắt đầu từ thứ 2 tuần sau (ngày 1/1/2024), người dùng tài khoản Vietcombank và ACB cần lưu ý cách tính phí SMS Banking mới để tiếp tục đăng ký sử dụng hoặc huỷ theo cú pháp được hướng dẫn.
Kinh tế số Việt Nam có thể đạt 45 tỷ USD năm 2025

Kinh tế số Việt Nam có thể đạt 45 tỷ USD năm 2025

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp 2022 và 2023. Tổng giá trị giao dịch dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025.
Singapore công bố bộ quy tắc ứng xử cho dịch vụ ‘mua trước, trả sau’

Singapore công bố bộ quy tắc ứng xử cho dịch vụ ‘mua trước, trả sau’

Theo Tech Wire Asia, ngày 14/11, một nhóm phát triển trong lĩnh vực mua trước, trả sau của Singapore công bố bộ quy tắc ứng xử cho dịch vụ này nhằm bảo vệ người tiêu dùng, giúp họ thoát khỏi bẫy nợ.
PVComBank nhận giải thưởng về chuyển đổi số

PVComBank nhận giải thưởng về chuyển đổi số

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVComBank) vừa được Tạp chí Asian Banking and Finance Magazine vinh danh là "Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất" và "Ngân hàng có hoạt động Marketing & Thương hiệu sáng tạo hiệu quả" năm 2023.
Ngân hàng đối diện với thách thức gì trong kỷ nguyên dữ liệu?

Ngân hàng đối diện với thách thức gì trong kỷ nguyên dữ liệu?

Một số vị trí công việc ngân hàng có thể sẽ biến mất hoàn toàn, được thay thế bởi bộ não AI thông minh có khả năng tổng hợp cực cao. Các ngân hàng sẽ phải thay đổi thật nhanh, nếu không muốn hụt hơi trong cuộc chơi hoàn toàn mới của kỷ nguyên dữ liệu.
Ngành ngân hàng chi hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số

Ngành ngân hàng chi hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số

Thông tin trên được ông Trần Văn Tần, Phó Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nêu rõ tại Hội thảo Smart Banking 2023 tổ chức ngày 6/10.
Xem thêm