Tập đoàn KIDO muốn bán toàn bộ cổ phiếu quỹ giữa lúc thị giá lập đỉnh

KDC KIDO
10:55 - 07/06/2022
KIDO đã quay trở lại ngành bánh kẹo sau nhiều năm vắng bóng. Ảnh: Kido
KIDO đã quay trở lại ngành bánh kẹo sau nhiều năm vắng bóng. Ảnh: Kido
0:00 / 0:00
0:00
Trong 2 tuần qua, cổ phiếu KDC của Tập đoàn KIDO đã tăng 27%, từ 50.000 đồng/cp lên 63.500 đồng phiên 6/6 và cũng là mức giá cao kỷ lục của mã này. Trong bối cảnh đó, phía doanh nghiệp muốn bán toàn bộ cổ phiếu quỹ.

Cụ thể, theo nghị quyết vừa công bố, HĐQT CTCP Tập đoàn KIDO đã thông qua phương án bán hết hơn 28,1 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 10,05% số cổ phần đã phát hành của công ty. Mục đích bán cổ phiếu quỹ là nhằm bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất của tập đoàn. Phương thức giao dịch là khớp lệnh và/hoặc thoả thuận. Khoảng giá bán chưa được công bố chi tiết. Song với giá cổ phiếu KDC chốt phiên 6/6 là 63.500 đồng/cp, ước tính KIDO có thể thu về khoảng 1.785 tỷ đồng.

Trước đó, vào cuối năm 2021, KIDO đã dùng gần 22,9 triệu cổ phiếu quỹ để chia thưởng cho cổ đông hiện hữu. Theo thống kê, hơn 50 triệu cổ phiếu quỹ nói trên được tập đoàn mua chủ yếu vào năm 2014 và 2015. Từ 11/12/2014 tới 9/1/2015, KIDO mua lại 20 triệu cổ phiếu với giá bình quân 50.043 đồng/cp. Còn từ 17/11 tới 16/12/2015, KIDO tiến hành mua vào 29,5 triệu cổ phiếu với giá bình quân 27.300 đồng/cp.

Cổ phiếu KDC tăng dựng đứng trong 2 tuần qua. TradingView

Cổ phiếu KDC tăng dựng đứng trong 2 tuần qua. TradingView

Cổ phiếu KDC liên tục tăng mạnh trong hai tuần gần đây. Thời gian vừa qua, nhóm cổ phiếu thực phẩm đồ uống cũng ghi nhận giao dịch tích cực trong bối cảnh nền kinh tế hồi phục sau đại dịch. Năm nay, KIDO đặt mục tiêu doanh thu thuần 14.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng; tương đương tăng lần lượt 33% và 31% so với kết quả năm vừa qua.

Năm 2021, doanh thu thuần của KIDO đạt 10.497 tỷ đồng, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 688 tỷ đồng, tăng 65,3%. Tuy nhiên dòng tiền kinh doanh lại âm tới gần 21 tỷ đồng (năm trước dương 97 tỷ đồng), nguyên nhân là hàng tồn kho tăng gấp đôi lên 2.500 tỷ đồng, trong khi các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng. Thiếu hụt dòng tiền khiến công ty phải đẩy mạnh vay nợ. Tại thời điểm 31/12/2021, nợ phải trả của KIDO tăng mạnh 54% lên 7.178 tỷ đồng, riêng nợ vay tăng 76,5% lên gần 4.500 tỷ đồng.

Tại ĐHĐCĐ vừa qua, KIDO đã thông qua phương án mua cổ phiếu CTCP Dầu thực vật Tường An và Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - (VOC) để nâng tỷ lệ sở hữu mà không phải chào mua công khai. Tính đến cuối năm 2021, KIDO sở hữu trực tiếp 85,07% vốn Tường An và sở hữu gián tiếp 87,29% vốn Tổng công ty công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex).

Nhằm phục vụ cho kế hoạch chuyển đổi mô hình kinh doanh, KIDO được quyền nhận chuyển nhượng cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu đạt đến tối đa 100% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của hai công ty nêu trên mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai.

Năm 2021, dầu thực vật Tường An đạt doanh thu thuần 6.294 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 220 tỷ đồng. Ngày 18/1/2022, tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường, Tường An thông qua việc hủy niêm yết cổ phiếu, hủy tư cách công ty đại chúng.

Lãnh đạo tập đoàn cho rằng, giá nguyên vật liệu tăng là vấn đề đã xảy ra từ năm 2019, trước khi biến động mạnh trong năm vừa qua và không chỉ xảy ra trong ngành hàng dầu. Giải pháp của KIDO là tổ chức bộ phận nghiệp vụ phụ trách quản trị giá mua bán dựa trên phân tích và dự đoán để cân đối nguồn hàng đảm bảo sản xuất.

Qúy 1/2022, KIDO ghi nhận doanh thu thuần 2.879 tỷ đồng, tăng 24%; lợi nhuận trước thuế 152 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp là 548 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ; biên lãi gộp 19%; tương đương quý I/2021 dù chi phí vận chuyển tăng cao do biến động giá dầu thế giới trước tình hình chiến sự Nga - Ukraine.

Năm 2021, KIDO cũng đã trở lại với ngành hàng snacking với dòng bánh tươi Kido’s Bakery, sau quãng thời gian dài không được phép tham gia vào thị trường bánh kẹo theo thỏa thuận với đối tác mua lại mảng bánh kẹo trước đây là Mondelēz. Đây cũng chính là ngành hàng mà lãnh đạo KIDO đang đặt nhiều kỳ vọng.

Trong năm nay, KIDO đề ra chiến lược cho ngành hàng này bao gồm cho ra mắt các sản phẩm hướng tới nhóm khách hàng cao cấp. Cùng với đó là gia tăng hiện diện với nhóm sản phẩm ăn vặt, bánh trung thu, bánh tươi, quà biếu lễ hội… cũng như lên kế hoạch ra mắt sản phẩm cà phê rang xay đóng túi và cà phê đóng chai.

KIDO đã hoàn thành xây dựng và chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy bánh kẹo KIDO’s Bakery với diện tích 12.735 m2, công suất hoạt động lên đến 19.044 tấn/năm đặt tại TP HCM từ ngày 17/4, đặt mục tiêu chiếm vị trí thứ hai trong ngành bánh tươi tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, chuỗi F&B (nhà hàng và quầy uống) với thương hiệu Chuk Chuk của KIDO đang được đặt trong tầm quan sát về đường hướng phát triển. Đây là chuỗi bán các loại trà sữa, cà phê, nước trái cây, ra đời vào nửa cuối năm ngoái. Đến nay KIDO đã có 30 cửa hàng. Ở thị trường nội địa, KIDO công bố sẽ mở khoảng 100 cửa hàng trong năm nay, trước hết là các tỉnh phía Bắc.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.