Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần 'chữa bệnh' đấu thầu

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra hàng loạt những bất cập liên quan đến đấu thầu, cho rằng việc thực hiện các quy định hiện hành còn quá khó khăn, là điểm trũng cần tháo gỡ.

Chiều 17/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Luật pháp không phục vụ lợi ích cho một nhóm nào cả

Phát biểu tại tổ 1, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết thể chế đang là một “điểm nghẽn”, kìm hãm sự phát triển; song thể chế, pháp luật cũng được xác định là động lực, nền tảng cho phát triển đất nước. Do đó, trong các kỳ họp gần đây, kể cả thường kỳ và bất thường, Quốc hội đều tập trung vào công tác lập pháp, nhất là Kỳ họp thứ 9 có khối lượng công việc rất lớn.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần 'chữa bệnh' đấu thầu
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên họp tổ 1 (Tổ ĐBQH TP Hà Nội), chiều 17/5. Ảnh: Đỗ Thảo - Mekong ASEAN

Tổng Bí thư cho rằng chúng ta mới bước đầu mới nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định có vướng mắc trên thực tế; về lâu dài sẽ nghiên cứu hoàn thiện, sửa đổi căn bản, toàn diện.

Theo Tổng bí thư, Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới ra đời với mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, khả thi, minh bạch, tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế và loại bỏ triệt để các rào cản do pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn gây ra.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư cho rằng không thể sửa hết các luật trong bối cảnh “vừa chạy, vừa xếp hàng”. “Hàng ngũ chưa được thẳng nhưng vẫn phải chạy, vì để thẳng mới chạy thì người ta xa mình nhiều rồi,” Tổng Bí thư nói.

Theo Tổng Bí thư, trước hết phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển.

"Chúng ta phải hình dung ra trước sự phát triển, quy định đều phải phục vụ cho kiến tạo. Đây là tư duy rất mới. Nếu không có được tư duy đó rất khó để đồng bộ, thống nhất, thông qua,” Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, việc dựng pháp luật phải đi trước một bước, đảm bảo tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển. Cùng với đó là thi hành pháp luật nghiêm minh, công bằng và thực chất, gắn liền với công khai, minh bạch, thuận tiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội. Luật pháp không phục vụ lợi ích cho một nhóm nào cả mà cho toàn dân, cho mọi đối tượng.

Đồng thời, các quy định phải phân cấp, phân quyền rõ ràng, gắn với trách nhiệm, xóa bỏ cơ chế xin – cho, triệt tiêu lợi ích cục bộ, đặc quyền và lợi ích nhóm.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần 'chữa bệnh' đấu thầu
Quang cảnh phiên thảo luận tại tổ 1. Ảnh: Đỗ Thảo - Mekong ASEAN

Đấu thầu 'tội nặng lắm', chậm tiến độ phát triển, chậm công trình, mất cán bộ

Góp ý vào việc sửa đổi một số điều của các luật liên quan đến đấu thầu, ngân sách, đầu tư công, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra rằng việc thực hiện các quy định hiện hành còn quá khó khăn, là điểm trũng cần tháo gỡ.

"Nhiều năm rồi chúng ta có tiền không tiêu được, trong khi nhu cầu phát triển đất nước là rất lớn, phải đi vay ở nước ngoài. Tại sao? Vì đấu thầu, riêng quy trình đã mất cả năm rồi. Mấy tháng chọn thầu, mở thầu, mấy tháng chấm thầu. Thế thì làm gì còn thời gian thực thi, trong khi tiền ngân sách phải phân bổ trong năm, không được để tiền năm nay tiêu sang năm khác, nên rất khó,” Tổng Bí thư nêu bất cập.

Theo Tổng Bí thư, muốn sửa Luật Đấu thầu thì phải tổng kết lại xem đấu thầu “có những tội gì”. “Tội nặng lắm. Tội chậm tiến độ phát triển, chậm công trình, chất lượng kém đi, tội hư hỏng, mất cán bộ, mà lại không tiết kiệm được. Vậy mục tiêu đấu thầu để làm cái gì Mục tiêu của đấu thầu để hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ và có những công trình tốt, nhưng không làm được. Vậy làm sao phải chữa được những bệnh này?,” Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư nêu dẫn chứng từ việc đấu thầu trong lĩnh vực y tế, khi “đấu thầu thuốc như đấu giá” thì người bệnh Việt Nam không có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ thế giới. Từ đó sẽ nảy sinh ra hiện tượng “phải xách tay, ngoài luồng”, tạo cơ hội cho buôn lậu, hàng giả. Trong khi bệnh viện vẫn phải cấp thuốc nhưng không ai uống, rất lãng phí.

“Máy móc tiến bộ nhất, công nghệ hiện đại nhất người bệnh có tiếp cận được không? Đây là tội của ai? Tội của các quy định, của việc thực thi các quy định này,” Tổng Bí thư nói, đồng thời cho rằng phải tìm cách “chữa được vấn đề này”.

Người đứng đầu Đảng cũng đặt vấn đề rằng đấu thầu để chặn tiêu cực, nhưng thực chất có chặn được không hay thông thầu, bán thầu rồi che đậy cho nhau. “Cứ nói là làm đường có máy nọ máy kia, nhưng thực tế bán thầu đến F9, F10, công nhân vẫn phải ngồi gánh đá, đập đá, có thấy máy móc nào đâu. Những trường hợp như thế tại sao không lên án, tố cáo, chỉ ra? Như mình làm nhà, chọn ông kiến trúc sư giỏi, ông xây dựng giỏi rồi hết bao tiền thì trả. Công trình Nhà nước cũng phải trách nhiệm như nhà mình,” Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Theo Tổng Bí thư, với các dự án thuộc loại hình hợp tác công - tư hay hợp tác công – công hiện nay cũng gặp khó khăn tương tự. Dự án hợp tác công - công, ngân sách Nhà nước thiếu tiền, địa phương có muốn góp tiền vào để làm cho nhanh nhưng cũng không được làm vì vướng quy định. Thậm chí địa phương này, địa phương kia cũng không phối hợp được với nhau. Do vậy, việc sửa đổi các luật phải làm sao để khắc phục được bất cập, tháo gỡ vướng mắc để huy động, khơi thông được nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Báo chí - Doanh nghiệp: Có hay không một ranh giới?

Báo chí - Doanh nghiệp: Có hay không một ranh giới?

Giữa kỷ nguyên mạng xã hội, báo chí vẫn giữ vai trò then chốt như một kênh cung cấp thông tin chính thống, đồng thời là điểm tựa giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin công chúng, lan toả giá trị thương hiệu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 'Dạy thêm, học thêm sẽ cản trở đổi mới giáo dục'

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 'Dạy thêm, học thêm sẽ cản trở đổi mới giáo dục'

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu quan điểm, học thêm có thể đem lại sự củng cố kiến thức, nhưng ít đem lại giá trị cho sự phát triển của con người.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần xóa bỏ tình trạng 'đánh trống bỏ dùi' trong tổ chức thi hành pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần xóa bỏ tình trạng 'đánh trống bỏ dùi' trong tổ chức thi hành pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý cần xóa bỏ tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” ban hành xong rồi để đấy, “đánh trống bỏ dùi” trong tổ chức thi hành pháp luật.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần 'chữa bệnh' đấu thầu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần 'chữa bệnh' đấu thầu

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra hàng loạt những bất cập liên quan đến đấu thầu, cho rằng việc thực hiện các quy định hiện hành còn quá khó khăn, là điểm trũng cần tháo gỡ.
Gia tăng sức mạnh kinh tế trước những thách thức toàn cầu

Gia tăng sức mạnh kinh tế trước những thách thức toàn cầu

Việt Nam cần sẵn sàng những kịch bản đa dạng động lực tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh những bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng, nhận định của ADB với Mekong ASEAN.
ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% năm 2025

ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% năm 2025

Giám đốc ADB tại Việt Nam nhận định, tăng trưởng kinh tế có thể đạt cao hơn và bền vững nếu các nỗ lực cải cách thể chế toàn diện thời gian qua được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.
SSI Research: VN-Index được kỳ vọng phục hồi nhanh trên nền định giá thấp

SSI Research: VN-Index được kỳ vọng phục hồi nhanh trên nền định giá thấp

SSI Research cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang có đợt bán mạnh, nhưng nền tảng định giá đang ở mức hấp dẫn.
'Thuế 46% là thử thách, nhưng cũng là cú hích'

'Thuế 46% là thử thách, nhưng cũng là cú hích'

"Thuế 46% là thử thách, nhưng cũng là cú hích để thích ứng và thay đổi," TS. Võ Trí Thành nói với Mekong ASEAN.
4 nhóm rào cản đang kìm hãm dòng vốn đầu tư vào ĐBSCL

4 nhóm rào cản đang kìm hãm dòng vốn đầu tư vào ĐBSCL

Để thúc đẩy phát triển bền vững cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo các chuyên gia, việc xác định đúng ưu tiên đầu tư là yếu tố then chốt.
Để phát triển AI bền vững, cần theo đuổi những thế mạnh riêng

Để phát triển AI bền vững, cần theo đuổi những thế mạnh riêng

“Thay vì cố gắng đuổi theo những tập đoàn công nghệ lớn, chúng ta nên tìm ra thế mạnh riêng, tập trung giải quyết những bài toán phù hợp với nhu cầu trong nước,” GS. Trần Thanh Long nhận định.
TTCK Việt Nam nâng hạng: Ai sẽ hưởng lợi?

TTCK Việt Nam nâng hạng: Ai sẽ hưởng lợi?

"TTCK Việt Nam được nâng hạng bởi FTSE Russell sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng, nhưng không thể không công nhận rằng tiềm năng của thị trường vốn Việt Nam mới là điều đáng nói hơn cả".
Đại sứ Mỹ: 'Hải Dương là một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư'

Đại sứ Mỹ: 'Hải Dương là một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư'

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hải Dương ngày 17/3, tại Nhà máy Ford Hải Dương, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí về quan hệ ngoại giao, thương mại và đầu tư tại Việt Nam nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng.
Để nuôi dưỡng, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để nuôi dưỡng, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng sản xuất chủ yếu của nền kinh tế, tuy nhiên đang còn gặp khó khăn về vốn, năng lực quản lý, cần sự hỗ trợ nhiều hơn.
Sắp diễn ra đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh Hải Dương với các doanh nghiệp

Sắp diễn ra đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh Hải Dương với các doanh nghiệp

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Kế hoạch số 819/KH-UBND ngày 25/2 về việc tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp trên địa bàn năm 2025.
Bảo đảm 'đầu ra' của các nghiên cứu khoa học công nghệ trong nước

Bảo đảm 'đầu ra' của các nghiên cứu khoa học công nghệ trong nước

Việc thương mại hóa được nghiên cứu khoa học, biến kết quả nghiên cứu thành hàng hóa đặc biệt của trí tuệ sẽ tạo ra của cải vật chất, mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Thủ tướng: Tăng trưởng GDP 8%, khó mấy cũng phải làm

Thủ tướng: Tăng trưởng GDP 8%, khó mấy cũng phải làm

Theo Thủ tướng, tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là một thách thức rất lớn, nhưng nếu không đặt mục tiêu như thế thì khó hoàn thành mục tiêu trăm năm.
Chủ tịch Quốc hội nêu lý do chưa thể bỏ HĐND cấp xã

Chủ tịch Quốc hội nêu lý do chưa thể bỏ HĐND cấp xã

Theo Chủ tịch Quốc hội, HĐND là nơi nhân dân thực hiện quyền làm chủ, theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Dòng chảy của vốn trong không gian tăng trưởng mới

Dòng chảy của vốn trong không gian tăng trưởng mới

Chính phủ dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm nay khoảng 174 tỷ USD trở lên, xấp xỉ 33,5% GDP, trong đó, đầu tư công khoảng 36 tỷ USD.
Để công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam

Để công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam

Nếu đầu tư đúng mức, ngành công nghiệp văn hóa có thể đóng góp 7-8% GDP vào năm 2035, biến Việt Nam trở thành một quốc gia có nền công nghiệp văn hóa phát triển, giàu bản sắc và thu hút sự chú ý của thế giới.
Nhật Bản đồng hành cùng Việt Nam bước vào 'kỷ nguyên mới'

Nhật Bản đồng hành cùng Việt Nam bước vào 'kỷ nguyên mới'

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki kỳ vọng rằng Nhật Bản và Việt Nam sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác và cùng đạt được những thành quả hợp tác trong năm 2025.
Xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn

Xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn

Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun khẳng định rằng MRC và ASEAN có tiềm năng hợp tác lớn trong giải quyết các thách thức xuyên biên giới về nguồn nước...
Hướng đến tâm thế con người khi phát triển văn hóa vùng ĐBSCL

Hướng đến tâm thế con người khi phát triển văn hóa vùng ĐBSCL

Phát triển văn hóa vùng ĐBSCL cần có một chiến lược, đi kèm theo đó là những giải pháp căn cơ, hướng tâm thế của con người đến những vấn đề cấp bách hiện nay như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường...
Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất tại Đông Nam Á

Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất tại Đông Nam Á

Chủ tịch EuroCham khẳng định Việt Nam đang là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất khu vực khi sở hữu những thế mạnh về đất đai, con người cùng môi trường đầu tư thuận lợi.
Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Indonesia bằng sự đa dạng văn hóa

Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Indonesia bằng sự đa dạng văn hóa

Trao đổi với Mekong ASEAN, ngài Denny Abdi - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Indonesia tại Việt Nam nhất trí với vai trò quan trọng của văn hoá trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt là giữa Indonesia và Việt Nam.
Cuộc hợp lưu của văn hoá Việt trong thời đại AI

Cuộc hợp lưu của văn hoá Việt trong thời đại AI

Trí tuệ nhân tạo đang mang đến một cơ hội mới cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Việc hiểu và tận dụng được làn sóng này sẽ đến từ năng lực hiểu con người để phát triển nhân lực Việt Nam của các nhà quản trị.
'Đừng sợ AI vì dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải sống với nó'

'Đừng sợ AI vì dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải sống với nó'

Cuộc đối thoại của Mekong ASEAN với anh Trần Việt Hùng, người sáng lập chương trình STEAM for Vietnam xung quanh chủ đề 'văn hóa học’ trong kỷ nguyên công nghệ.
Đồng Tháp: Đánh thức tiềm năng du lịch từ văn hoá bản địa

Đồng Tháp: Đánh thức tiềm năng du lịch từ văn hoá bản địa

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa, văn hóa bản địa không chỉ là tài sản quý giá mà còn là nguồn cảm hứng để du lịch phát triển.
Tâm thế mới, tư duy mới vững bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng

Tâm thế mới, tư duy mới vững bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng có cuộc trao đổi với Mekong ASEAN nhân dịp Xuân Ất Tỵ về chặng đường phát triển trong công tác tham mưu, sẵn sàng tâm thế cùng đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
'Brain Rot': Văn hóa số và thách thức đối với thế hệ trẻ

'Brain Rot': Văn hóa số và thách thức đối với thế hệ trẻ

Sự xuất hiện của các nền tảng nội dung số như YouTube, Facebook và TikTok đã làm thay đổi mạnh mẽ thói quen tiêu thụ thông tin của giới trẻ hiện nay.
Áp lực tỷ giá năm 2025

Áp lực tỷ giá năm 2025

KBSV nhận định tỷ giá trong năm 2025 sẽ không biến động mạnh, với dự báo tăng khoảng 2% so với năm 2024, và kết thúc năm quanh mức 26.000 VND/USD.
Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Thông tin trên được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI diễn ra ngày 15/1.
Việt Nam là một trong những ngôi sao sáng nhất ASEAN

Việt Nam là một trong những ngôi sao sáng nhất ASEAN

Nhìn nhận Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất và là một trong những ngôi sao sáng nhất khu vực ASEAN, HSBC dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2025.
HSBC: Việt Nam 'ngôi sao' tăng trưởng trong khối ASEAN

HSBC: Việt Nam 'ngôi sao' tăng trưởng trong khối ASEAN

Theo HSBC, bức tranh kinh tế trong nước năm 2024 đa phần đã tích cực hơn khi đà phục hồi dần vững chắc qua các tháng của năm, nhanh chóng đưa Việt Nam trở lại như một "ngôi sao" tăng trưởng trong khối ASEAN.
Ngân hàng Nhà nước: Ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước: Ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay

Ngày 27/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội lo nước dừa bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Đại biểu Quốc hội lo nước dừa bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Đề xuất đưa nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất 10% được nhiều đại biểu quan tâm, tham gia ý kiến.
Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Các đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Xem thêm