Còn dư địa để giảm thuế xăng dầu nhưng lo ngại dẫn tới buôn lậu

Xăng Dầu QUỐC HỘI
13:10 - 08/06/2022
Xăng dầu đã tăng lên mức giá kỷ lục kéo theo nhiều mặt hàng khác cũng tăng giá.
Xăng dầu đã tăng lên mức giá kỷ lục kéo theo nhiều mặt hàng khác cũng tăng giá.
0:00 / 0:00
0:00
Xăng dầu tăng giá ảnh hưởng đến lạm phát là vấn đề được nhiều đại biểu lựa chọn chất vấn Bộ trưởng Tài chính trong phiên họp Quốc hội sáng 8/6. Trong đó có đại biểu đặt vấn đề có giảm thuế với xăng dầu hay không khi giá mặt hàng này đã lên mức kỷ lục.

Lạm phát đang là thách thức với kinh tế toàn cầu. Tại Việt Nam, việc nhập khẩu nhiều, giá xăng tăng cao, giải ngân gói hỗ trợ cũng sẽ gây áp lực lạm phát. Trước tình hình này, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) đã đề nghị Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời về các giải pháp cho vấn đề lạm phát.

Bộ trưởng nhận định, lạm phát là vấn đề nóng, cần thiết phải tập trung để kiềm chế, nếu không sẽ gây khó cho người dân, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Nhiều nước đang phải đối mặt với chỉ số lạm phát lớn như Mỹ 8,3%, Singapore 5,4%, Thái Lan 4,6%. Những tháng đầu năm 2022, Việt Nam vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức 2,25%, thấp hơn mục tiêu 4% mà Quốc hội giao Chính phủ đầu năm.

Theo ông Phớc, nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng, song nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được nhiều, chủ yếu nhập khẩu nước ngoài. Giá nguyên vật liệu tăng kéo theo giá cả hàng hóa trong nước tăng, chẳng hạn như xăng dầu, thép, phân bón... Đây chính là những yếu tố làm gia tăng lạm phát.

Tuy nhiên Việt Nam cũng có thế mạnh, là tự chủ lương thực thực phẩm - vốn chiếm 40% trong rổ hàng hóa. Nhờ vậy, vấn đề lạm phát cũng sẽ tác động đến Việt Nam ít hơn. "Đây thời điểm vàng để chúng ta bứt phá, kiến tạo, bật lên; khi các nước áp lực lạm phát cao, còn Việt Nam vẫn có độ trễ và tự chủ được về tiêu dùng trong nước", Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

Để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới nhằm đạt kết quả theo mục tiêu đề ra, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Về chính sách tài khóa, theo ông Việt Nam đang thực hiện theo Nghị quyết 43 vừa giảm thuế đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa tiết kiệm chi đầu tư thường xuyên, các khoản khác.

Theo đó, vấn đề quan trọng là quản lý chặt giá cả, thực hiện đúng Luật giá niêm yết công khai, quản lý giá... Thúc đẩy cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển đảm bảo an sinh xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế, đột phá cơ sở hạ tầng và chuyển đổi số.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, cốt lõi của nền kinh tế không hẳn là chính sách tài khóa, tiền tệ mà chính sách phải hướng đến doanh nghiệp và người dân. Người dân, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả sẽ giúp GDP tăng, nộp ngân sách tăng, giải quyết vấn đề việc làm… Đây chính là giải pháp căn cơ để chống lạm phát.

Các gói phục hồi kinh tế sẽ tác động đến lạm phát

Tham gia giải trình về việc kiểm soát lạm phát, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho rằng, lạm phát là vấn đề toàn cầu. Nền kinh tế của chúng ta có độ mở cửa rất lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu từ nước ngoài nên cũng chịu áp lực của lạm phát. Chính phủ đang chỉ đạo các bộ ngành, trong đó có chính sách tiền tệ, tài khóa cần kết hợp chặt chẽ. Những tháng đầu năm 2022, Việt Nam vẫn kiểm soát được lạm phát với 2,25%. Qua phân tích, mức tăng này liên quan đến giá hàng hóa thế giới.

Thời gian tới, các gói trong chương trình phục hồi kinh tế giải ngân cũng sẽ tác động đến lạm phát. Vì vậy từ nay đến cuối năm, chính sách tiền tệ phải thực hiện theo sát diễn biến kinh tế vĩ mô và các gói giải ngân để đưa ra giải pháp thực tiễn. Bởi chính sách tiền tệ là chính sách ngắn hạn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Theo bà Hồng, trong kiểm soát lạm phát, điều quan trọng là phải phối hợp giữa chính sách tiền tệ tài khóa và chính sách kiểm soát giá. Hiện nay, thông qua Ban chỉ đạo điều hành giá, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ ngành phân tích nguyên nhân lạm phát để đưa ra giải pháp phù hợp.

Thông tin thêm về chính sách điều hành thị trường tiền tệ được nhiều đại biểu quan tâm, bà Hồng cho biết, trong những tháng vừa qua, Ngân hàng Nhà nước nước đã theo dõi rất sát diễn biến và có những cái điều tiết về thanh khoản phù hợp để đưa ra những chính sách về tiền tệ, chính sách lãi suất, tỷ giá, nhờ đó, về cơ bản trong những tháng qua thị trường tiền tệ khá ổn định…

Với những vụ việc tiêu cực trên thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính đánh giá, rà soát. Qua đó cho thấy, khi các tổ chức tín dụng tham gia các thị trường này, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo an toàn vốn, đúng quy định pháp luật…

Hiện còn dư địa giảm thêm 2.000 đồng mỗi lít thuế bảo vệ môi trường

Liên quan đến vấn đề bình ổn giá xăng dầu, Bộ trưởng Tài chính cho biết, giá xăng dầu hiện tăng cao nhưng so với các nước xung quanh Việt Nam như Lào, Thái Lan vẫn thấp hơn. Hiện, việc giảm thuế xăng dầu hay không thuộc thẩm quyền Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Thường vụ Quốc hội đã đồng ý giảm 50% thuế bảo vệ môi trường từ 1/4 đến hết năm nay, khiến ngân sách Nhà nước giảm thu 24.000 tỷ đồng. Hiện còn dư địa giảm thêm 2.000 đồng mỗi lít thuế bảo vệ môi trường. Theo quy định, Thường vụ Quốc hội chỉ có thẩm quyền giảm thêm 1.000 đồng với loại thuế này. Giảm 2.000 đồng với loại thuế này thuộc thẩm quyền Quốc hội.

Còn thuế tiêu thụ đặc biệt (10%), thuế nhập khẩu xăng dầu (hiện là 8%), thuế VAT (10%)... thuộc thẩm quyền Quốc hội. Ông Phớc cho biết Bộ Tài chính sẽ đánh giá tác động để tham mưu Chính phủ, trình Thường vụ Quốc hội, Quốc hội giảm thêm thuế xăng dầu. Nhưng ông lưu ý, ngoài biện pháp này, cần các giải pháp đồng bộ, nhất là siết buôn lậu xăng dầu, đảm bảo nguồn cung (trong nước, nhập khẩu). Nếu giảm thuế để hạ giá xăng sẽ dẫn tới thẩm lậu xăng dầu, dòng tiền sẽ chảy ra các nước khác như Lào, Campuchia, Thái Lan...

Thêm nữa, Bộ trưởng cũng lưu ý đến việc tìm nguồn cung giá rẻ khác để nhập khẩu như Hàn Quốc, ngoài việc nhập từ Singapore lâu nay. Đồng thời, Bộ trưởng cho rằng phải đẩy mạnh sản xuất trong nước vì nhà máy Nghi Sơn hiện sản lượng rất thấp, có những giai đoạn còn dừng lại.

Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ trưởng cần rà soát lại các loại thuế và phí, xem cái nào thuộc trách nhiệm của Quốc hội, phần nào của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và phần nào của Chính phủ. Như biểu thuế xuất nhập khẩu trong công thức giá cơ sở là trách nhiệm của ai, có phải của Chính phủ không? Không phải cái nào cũng thuộc trách nhiệm của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nhận định cử tri cả nước đang rất chờ đợi phản ứng chính sách về xăng dầu nên Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính có đề xuất cụ thể để cấp có thẩm quyền quyết định.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.