Cuộc khủng hoảng đeo bám ngành sản xuất xe của Mỹ đi đến hồi kết

Công nghiệp MỸ
13:14 - 17/04/2022
Mẫu xe ô tô thuộc General Motors tại một đại lý ô tô ở Queens, New York. Ảnh: Reuters
Mẫu xe ô tô thuộc General Motors tại một đại lý ô tô ở Queens, New York. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Sản lượng ô tô phục hồi mạnh trong tháng 3/2022 đã thúc đẩy hoạt động của các nhà máy ở Mỹ tăng tháng thứ ba liên tiếp. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy giai đoạn khủng hoảng sản xuất vốn đeo bám ngành xe của nước này suốt năm 2021 đã tới hồi kết.

Báo cáo mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) công bố cho biết, tổng sản lượng công nghiệp của Mỹ trong tháng 3/2022 đã tăng 0,9% so với tháng trước đó, bắt kịp với tốc độ tăng của tháng 2. Con số trên cao hơn gấp đôi so với dự báo của các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters là 0,4%.

Khi so với cùng kỳ năm 2021, sản lượng công nghiệp Mỹ cũng tăng 5,5%. Ngành chế tạo, vốn chiếm 11,9% nền kinh tế Mỹ, đã được hưởng lợi từ xu hướng chuyển chi tiêu từ dịch vụ sang hàng hóa trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất đã phải vật lộn để đối phó với nhu cầu tăng mạnh mẽ trong khi thị trường lao động thắt chặt bất thường, bên cạnh tình trạng tắc nghẽn nguồn cung vẫn tiếp diễn do chính sách "zero Covid" ở Trung Quốc và cuộc chiến ở Ukraine.

Đặc biệt, lĩnh vực ô tô chịu ảnh hưởng nặng nề từ vấn đề nguồn cung do nơi sản xuất đã bị cản trở trong hơn một năm, vì sự thiếu hụt các linh kiện điện tử, đặc biệt là các chip máy tính cần thiết cho các hệ điều hành xe ngày càng phức tạp hiện nay. Sản lượng xe và phụ tùng của Mỹ đã tăng 7,8% trong tháng trước, đánh dấu mức tăng lớn nhất kể từ tháng 10/2021 và sau mức giảm 4,6% của tháng 2/2022.

Tổng số xe ô tô và xe tải nhẹ được lắp ráp đã tăng lên gần 9,5 triệu xe (số liệu đã được điều chỉnh theo mùa), lớn hơn so với mức 8,3 triệu của tháng trước và cũng là mức cao nhất kể từ tháng 1/2021.

Ông Bill Adams, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Comerica, cho biết ngành công nghiệp ô tô Mỹ đang trở lại và "sự phục hồi của hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục thúc đẩy doanh số bán ô tô, vốn vẫn bị kìm hãm bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu". "Doanh số bán xe có triển vọng sáng sủa hơn trong năm nay so với các hàng tiêu dùng lâu bền khác", ông Adams nói thêm.

Ngay cả khi chi tiêu tiêu dùng dịch chuyển trở lại ngành dịch vụ trong những tháng tới, ông nhận định xe ô tô vẫn có triển vọng sáng sủa hơn so với các danh mục hàng tiêu dùng lâu bền khác trong năm nay. Bên cạnh đó, mức tối ưu công suất tổng thể của khu vực công nghiệp - thước đo mức độ sử dụng đầy đủ các nguồn lực của các công ty - đã tăng lên 78,3% vào tháng trước, từ mức 77,7% của tháng Hai.

Con số trên là mức cao nhất trong hơn ba năm, song nó vẫn thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với mức trung bình của giai đoạn từ 1972 - 2021. Các quan chức tại Fed có xu hướng xem xét các số liệu về tối ưu công suất để tìm kiếm tín hiệu về mức độ trì trệ của nền kinh tế - xác định tăng trưởng còn dư địa mở rộng như thế nào trước khi trở thành lạm phát.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.