Đề xuất 7 vấn đề đổi mới mang tính đột phá trong xây dựng pháp luật

Trong dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ đề xuất 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.

Trong phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra sáng 12/2, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Đề xuất 7 vấn đề đổi mới mang tính đột phá trong xây dựng pháp luật
Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày trước Quốc hội. Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Theo Bộ trưởng, dự thảo Luật quy định khái quát hơn và bổ sung nội dung, trách nhiệm tổ chức thi hành bên cạnh nội dung về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương, 101 điều so với Luật năm 2015).

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tập trung 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.

Thứ nhất, tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), tăng cường kiểm soát quyền lực, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy.

Theo đó, dự thảo Luật bỏ thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính quyền cấp xã; bổ sung một hình thức nghị quyết của Chính phủ; thay đổi từ quyết định sang thông tư của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Dự thảo Luật còn quy định 36 hình thức VBQPPL (giảm 5 hình thức so với Luật hiện hành) và do 30 chủ thể có thẩm quyền ban hành (giảm 6 chủ thể so với Luật hiện hành).

Điểm mới nữa là dự thảo Luật phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy theo hướng Luật này chỉ quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và một số chủ thể. Sửa đổi, bổ sung khái niệm “quy phạm pháp luật”, “chính sách” làm cơ sở xác định thẩm quyền của các chủ thể trong lập pháp và lập quy; quy định Quốc hội ban hành luật để quy định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội nhằm “luật hóa đến mức tối đa những vấn đề quan trọng của đất nước”.

Thứ hai, bổ sung quy định Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạm để giải quyết các vấn đề cấp bách, quan trọng phát sinh từ thực tiễn và để áp dụng trong một thời gian nhất định, phạm vi cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ; tạm ngưng, điều chỉnh hiệu lực hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần nghị định của Chính phủ đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện thí điểm một số chính sách chưa có pháp luật điều chỉnh thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc khác với nghị định, nghị quyết hiện hành.

Thứ ba, đổi mới việc xây dựng chương trình lập pháp của Quốc hội, tách quy trình chính sách với việc lập chương trình lập pháp hằng năm.

Theo dự thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp xây dựng định hướng lập pháp nhiệm kỳ Quốc hội, hoàn thành trước ngày 1/10 của năm đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội khóa mới, để trình Bộ Chính trị phê duyệt. 

Đề xuất 7 vấn đề đổi mới mang tính đột phá trong xây dựng pháp luật
Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp sáng 12/2. Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Thứ tư, đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tách bạch quy trình chính sách với việc lập chương trình lập pháp hằng năm; phân định rõ hơn quy trình chính sách và quy trình soạn thảo (cơ quan trình quyết định chính sách, Quốc hội quyết định dự thảo); thu hẹp phạm vi các trường hợp phải thực hiện quy trình chính sách; đơn giản hoá quy trình về tổng thể và có sự cân đối, điều chỉnh cụ thể, tập trung thời gian, nguồn lực vào một số bước quan trọng để nâng cao chất lượng chính sách và dự thảo luật.

Đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách gồm 4 bước cơ bản, số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu sẽ được đơn giản (với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống 10 tháng).

Sửa đổi, bổ sung quy định xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn. Quy trình này sẽ chỉ mất khoảng 1-2 tháng (giảm được 6 - 8 tháng so với hiện hành).

Dự thảo cũng bổ sung quy định xây dựng, ban hành VBQPPL trong trường hợp đặc biệt như tình trạng khẩn cấp hoặc sự cố, thảm họa...

Thứ năm, quy định cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật.

Thứ sáu, bổ sung các quy định nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ bảy, bổ sung quy định về các trường hợp, nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Về nội dung, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, dự thảo Luật đã cơ bản bám sát, thể chế hóa đầy đủ định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật theo Kết luận số 119-KL/TW ngày 20/01/2025 của Bộ Chính trị và yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Đề nghị tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là với các dự án luật khác được Quốc hội xem xét, thông qua tại cùng Kỳ họp.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 3) Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 3)
Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật
Tổng Bí thư: Đổi mới sáng tạo là Tổng Bí thư: Đổi mới sáng tạo là 'cây gậy thần' đạt tới thịnh vượng bền vững
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định một nền kinh tế cường thịnh không thể chỉ dựa vào khu vực Nhà nước hay đầu tư nước ngoài, mà phải dựa vào nội lực là khu vực tư nhân vững mạnh, đóng vai trò tiên phong trong đổi mới và phát triển đất nước.
HoSE thông tin dự kiến loạt quy định mới khi vận hành hệ thống KRX

HoSE thông tin dự kiến loạt quy định mới khi vận hành hệ thống KRX

Khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới, chứng khoán thuộc diện bị hạn chế giao dịch sẽ được giao dịch cả ngày.
Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sắp xếp

Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sắp xếp

Đảng ủy Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án sáp nhập giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay.
Thường vụ Quốc hội nhất trí giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Thường vụ Quốc hội nhất trí giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Cân nhắc đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, điều hòa

Cân nhắc đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, điều hòa

Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vẫn tiếp tục giữ xăng và điều hòa nhiệt độ từ 90.000 BTU trở xuống thuộc mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển và hội nhập của Việt Nam.
Thủ tướng: Giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính

Thủ tướng: Giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính

Đây là một trong những giải pháp được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 9/3 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân

Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân sẽ do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng làm Phó Trưởng ban.
Đưa ĐHQG Hà Nội và TP HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á

Đưa ĐHQG Hà Nội và TP HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 452/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân

Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân

Đây là nội dung được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương chiều 7/3/2025.
Hải Dương đẩy nhanh tiến độ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hải Dương đẩy nhanh tiến độ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 6/3, tại trụ sở UBND tỉnh Hải Dương, ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp về việc kiểm điểm tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi một số điều của Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi một số điều của Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn giao Thường trực Ủy ban Pháp luật - Tư pháp nghiên cứu sửa một số điều của Hiến pháp về tổ chức bộ máy, để báo cáo cấp có thẩm quyền.
Phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc thành thành phố khoa học - công nghệ

Phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc thành thành phố khoa học - công nghệ

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1243/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương Đề án phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Miễn học phí: Phụ huynh nhẹ gánh, con trẻ thêm cơ hội

Miễn học phí: Phụ huynh nhẹ gánh, con trẻ thêm cơ hội

"Chính sách này thật sự ý nghĩa, giúp những gia đình thu nhập trung bình như chúng tôi bớt đi một phần gánh nặng. Số tiền tiết kiệm được có thể dành để đầu tư thêm vào việc học của con," chị Phương Thảo, trú tại quận Hoàng Mai, cho biết.
Hưng Yên phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 30/9

Hưng Yên phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 30/9

Ngày 4/3, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tổ chức họp đánh giá tình hình, tiến độ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2025

Từ tháng 3/2025, nhiều chính sách và luật mới sẽ chính thức có hiệu lực, trong đó quy định về mức thu lệ phí trước bạ ôtô điện, xuất khẩu gạo, quản lý thuế doanh nghiệp...
'Nếu bỏ cấp huyện thì phải sửa Hiến pháp'

'Nếu bỏ cấp huyện thì phải sửa Hiến pháp'

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thuỷ, nếu triển khai sắp xếp bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến việc sửa Hiến pháp.
Doanh nghiệp nhỏ nên có khát vọng tự cường, vươn lên lớn mạnh

Doanh nghiệp nhỏ nên có khát vọng tự cường, vươn lên lớn mạnh

Thủ tướng nhấn mạnh, phải có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất, phát triển mô hình kinh doanh.
Bổ sung chỉ tiêu xây nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Bổ sung chỉ tiêu xây nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 444 ngày 27/2 giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong giai đoạn 2025 - 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương gồm 22 đơn vị sau tinh gọn

Cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương gồm 22 đơn vị sau tinh gọn

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành Nghị định số 40 tinh gọn cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương với nhiều điểm mới, hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2025.
Bộ Khoa học và Công nghệ có 2 tân thứ trưởng

Bộ Khoa học và Công nghệ có 2 tân thứ trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định điều động, bổ nhiệm các ông Phạm Đức Long và Bùi Hoàng Phương giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ từ ngày 1/3/2025.
Đưa môi trường đầu tư của Việt Nam vào Top 3 ASEAN trong vòng 2-3 năm tới

Đưa môi trường đầu tư của Việt Nam vào Top 3 ASEAN trong vòng 2-3 năm tới

Đây là một trong những gợi mở được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương chiều 24/2.
Ngân hàng Nhà nước thay đổi cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Nhà nước thay đổi cơ cấu tổ chức

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước). Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.
Thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động

Thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động

Ngày 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm tính khả thi cao nhất

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm tính khả thi cao nhất

Chiều tối 23/2, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ

Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ

Ngày 21/2, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15 ngày 14/2/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.
Bộ Tài chính: Tiếp tục miễn thuế với lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính: Tiếp tục miễn thuế với lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm trong dự thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế).
Quốc hội quyết tăng trưởng 8% trở lên, đẩy nhanh các dự án hấp thụ vốn

Quốc hội quyết tăng trưởng 8% trở lên, đẩy nhanh các dự án hấp thụ vốn

Quốc hội đồng ý bổ sung khoảng 84.300 tỷ đồng vốn đầu tư công từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước năm 2024 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án có khả năng hấp thụ vốn.
Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Quốc hội 'chốt' đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng hơn 8 tỷ USD

Quốc hội 'chốt' đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng hơn 8 tỷ USD

Tuyến đường sắt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, phấn đấu hoàn thành chậm nhất vào năm 2030.
Những điểm mới của Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Những điểm mới của Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Luật sửa đổi lần này đã bổ sung một số cơ chế, chính sách mới nhằm đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân định thẩm quyền, phân cấp, ủy quyền.
Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở ĐBSCL và TP HCM

Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở ĐBSCL và TP HCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/2/2025 về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở ĐBSCL và TP HCM.
Thông qua Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi

Thông qua Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi

Chiều 17/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Cơ chế đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là 'điều kiện tiên quyết'

Cơ chế đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là 'điều kiện tiên quyết'

Phát biểu giải trình tại Quốc hội sáng 17/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã làm rõ một số vấn đề về các cơ chế, chính sách đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận.
Bộ trưởng KH&ĐT: Sẽ có nghị quyết riêng phát triển kinh tế tư nhân

Bộ trưởng KH&ĐT: Sẽ có nghị quyết riêng phát triển kinh tế tư nhân

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin, Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để xin ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, gồm hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn có khả năng dẫn dắt.
Xem thêm