Doanh nghiệp 'săn lùng' IoT trong bối cảnh Covid-19

CÔNG NGHỆ Việt nAM
14:59 - 14/01/2022
Doanh nghiệp 'săn lùng' IoT trong bối cảnh Covid-19
0:00 / 0:00
0:00
Theo Hiệp hội Thông tin di động thế giới (Global System for Mobile Communications - GSMA), trên thế giới có khoảng trên 12,3 tỷ kết nối IoT trong năm 2021, con số này dự kiến sẽ tăng lên 27,1 tỷ vào năm 2025.

Đại dịch nhấn mạnh tầm quan trọng của IoT đối với doanh nghiệp.

COVID-19 là chất xúc tác thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng và đầu tư vào các công nghệ IoT như một giải pháp để đảm bảo quy trình vận hành xuyên suốt trong tình huống xảy ra các “cú sốc” bên ngoài.

Một khảo sát của Inmarsat năm 2021 đã cho thấy sự ưa chuộng IoT của các doanh nghiệp nhằm khắc phục các tác động tiêu cwcjk của Covid-19, cụ thể:

Sự phổ biến IoT ngày càng gia tăng trong ngành công nghiệp cùng với các bước tiến trong ứng dụng tự động hóa và cải thiện kết nối sẽ thúc đẩy phát triển trung tâm dữ liệu trong tương lai.

Thêm nữa, phần lớn các khoản đầu tư liên quan đến IoT sẽ đổ vào cải thiện hiệu quả vận hành. Bên cạnh đó là tận dụng tài sản nhà máy được kỳ vọng sẽ tạo ra 70-75% tổng giá trị tương lai cho các cơ sở nhà máy được kết nối IoT. Trong bối cảnh phương tiện tự lái bắt đầu được tung ra trong những năm tới, IoT sẽ là xu hướng mà tất cả các doanh nghiệp “săn lùng”.

Ứng dụng IoT vào chuỗi cung ứng.

IoT cũng có thể giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí, cải thiện tính hiệu quả và linh hoạt trong toàn chuỗi cung ứng, từ sản xuất trong các nhà máy đến khâu vận chuyển trung gian và dịch vụ hậu mãi. Theo đó ứng dụng các giải pháp IoT có thể mang đến cho các doanh nghiệp tầm nhìn bao quát hơn trên toàn chuỗi cung ứng, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà sản xuất đưa ra quyết định nhanh nhờ trao đổi thông tin tức thời theo thời gian thực.

Cụ thể, đại dịch COVID-19 càng cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp cận những dự liệu như vậy. Khi nắm rõ hàng tồn kho nằm ở đâu, thời điểm nào hết linh kiện hoặc biết rõ vị trí chính xác của kiện hàng trong quá trình vận chuyển trên khắp thế giới tại bất kỳ thời điểm nào, các doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng quan tốt hơn về chuỗi cung ứng và có thể ứng phó linh hoạt với các gián đoạn sản xuất và thương mại trong tương lai.

Ứng dụng IoT vào chuỗi cung ứng.

Ứng dụng IoT vào chuỗi cung ứng.

Một ví dụ điển hình là nhà máy sản xuất Panda của Ericcson ở Nam Kinh (Trung Quốc) dùng các công nghệ IoT di động để giám sát sản lượng của các xí nghiệp, mức hàng tồn kho, vị trí tài sản quan trọng và yếu tố môi trường.

IoT cũng được dùng để giám sát hoạt động của các công cụ sản xuất như dụng cụ siết ốc có độ chính xác cao. Nghĩa là nhân viên có thể biết đích xác thời điểm những công cụ này cần điều chỉnh dựa trên tình hình sử dụng thực tế chứ không theo định kỳ. Ericsson ước tính những giải pháp IoT như vậy giúp giảm một nửa khối lượng công việc bảo trì thủ công, tiết kiệm 10.000 USD mỗi năm cho nhà máy ở Nam Kinh.

Doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp xu thế ứng dụng IoT.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã kịp “săn đón” IoT, ứng dụng hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19.

Phải kể đến một số tiên phong như: Mimosa Tech đã thương mại hóa giải pháp cho nông nghiệp chính xác; Hachi là giải pháp giúp xây dựng khu vườn cá nhân tự động ở nhà; BKAV và Lumi là hai doanh nghiệp đứng đầu trong thị trường nhà thông minh; Abivin là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thu thập dữ liệu của xe tham gia giao thông và dựa trên bản đồ số, tối ưu hóa cho các phương tiện vận chuyển.

Nhà thông minh BKAV SMARTHOME.

Nhà thông minh BKAV SMARTHOME.

Ngoài ra, nhiều ứng dụng khác đang ở giai đoạn thử nghiệm và đòi hỏi nhiều thời gian hơn để trưởng thành và cung cấp trên thị trường.

Tuy nhiên, trong số các dự án được triển khai mở rộng với quy mô lớn của IoT, phần lớn các giải pháp được cung cấp bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ, trong ngành chế biến rau quả chính xác, giải pháp TAP (của Israel Vendor) đã được triển khai ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc); FPT kết hợp với Fujitsu phát triển nông nghiệp thông minh; THTrue Milk nhập công nghệ chăn nuôi bò sữa của nước ngoài…; ứng dụng trong công nghiệp mía đường nhập khẩu công nghệ từ Isarel; VinEco trồng rau nhà kính nhập công nghệ từ Isarel…

Bên cạnh đó, các lĩnh vực tiềm năng như y tế điện tử, nông nghiệp thông minh, bất động sản thông minh cũng đang bắt đầu nghiên cứu ứng dụng IoT.

Internet vạn vật (IoT) là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau.

Cụm từ “vạn vật kết nối” được nhà khoa học máy tính Kevin Ashton dùng lần đầu vào năm 1999 khi đề xuất gắn chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (Radio-frequency identification - RFID) lên sản phẩm để theo dõi hàng hóa vận chuyển trong chuỗi cung ứng.

Internet vạn vật lan tỏa lợi ích của mạng internet tới mọi đồ vật được kết nối, chứ không chỉ dừng lại ở phạm vi một chiếc máy tính. Khi một đồ vật được kết nối với internet, nó sẽ trở nên thông minh hơn nhờ khả năng gửi và/hoặc nhận thông tin và tự động hoạt động dựa trên các thông tin đó.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Grab tăng trưởng tích cực nhờ du lịch

Grab tăng trưởng tích cực nhờ du lịch

Trong quý 1/2024, Grab ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh và khoản lỗ được thu hẹp. Hầu hết các mảng kinh doanh của công ty đều có cải thiện, nhờ lượng khách du lịch tăng cao trong các đợt lễ hội và các buổi hòa nhạc lớn ở khu vực Đông Nam Á.
Google trình làng loạt sản phẩm AI tại sự kiện Google I/O 2024.

Google trình làng loạt sản phẩm AI

Tại hội nghị thường niên Google I/O 2024 dành cho nhà phát triển diễn ra tối 14/5 (theo giờ Mỹ), Google giới thiệu loạt sản phẩm trí tuệ nhân tạo, từ các mô hình nhỏ chạy cục bộ cho đến mô hình ngôn ngữ lớn với hàng chục tỷ tham số.