AI sẽ phát triển như thế nào trong năm 2022

AI. THẾ GIỚI
09:23 - 08/01/2022
Nghiên cứu AI là một lĩnh vực có tiềm năng lớn, khiến các gã khổng lồ công nghệ Google, Facebook, Amazon sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD hàng năm. Ảnh: Coe.int
Nghiên cứu AI là một lĩnh vực có tiềm năng lớn, khiến các gã khổng lồ công nghệ Google, Facebook, Amazon sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD hàng năm. Ảnh: Coe.int
0:00 / 0:00
0:00
Mặc dù trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn còn một chặng đường dài mới có thể đạt đến trí thông minh như con người, nhưng đây là một lĩnh vực có tiềm năng lớn, khiến các gã khổng lồ công nghệ như Google, Facebook, Amazon sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD.

Cứ mỗi năm, máy móc trên thế giới ngày càng được cải tiến và thông minh hơn, tuy nhiên AI vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới.

AI có thể vượt trội trong các nhiệm vụ đơn lẻ như chơi cờ vua nhưng nó vẫn phải xoay xở để làm tốt các nhiệm vụ kép đồng thời. Thực tế chỉ ra rằng, một đứa trẻ bảy tuổi có trí thông minh hơn nhiều so với bất kỳ hệ thống AI nào hiện nay.

"Cái khó" của AI

Trả lời phỏng vấn của CNBC, Edward Grefenstette, một nhà khoa học nghiên cứu tại Meta AI (trước đây là Facebook AI Research), nói rằng: “Các thuật toán AI rất tốt trong việc tiếp cận các nhiệm vụ riêng lẻ hoặc các nhiệm vụ có mức độ thay đổi nhỏ. Tuy nhiên, thế giới thực bao gồm rất nhiều thách thức cần sự thích ứng và thay đổi đáng kể. Hiện tại, chúng ta vẫn còn rất kém trong việc nắm bắt các thuật toán đào tạo của mình để tạo ra trí thông minh siêu việt”.

AI có thể vượt trội trong các nhiệm vụ đơn lẻ như chơi cờ vua nhưng nó vẫn phải xoay xở để làm tốt các nhiệm vụ kép đồng thời. Ảnh: Scientific American

AI có thể vượt trội trong các nhiệm vụ đơn lẻ như chơi cờ vua nhưng nó vẫn phải xoay xở để làm tốt các nhiệm vụ kép đồng thời. Ảnh: Scientific American

Các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận ra rằng, có nhiều cách để AI thích ứng hiệu quả các phương pháp đào tạo, làm quen với các môi trường hoặc có khả năng xử lý các nhiệm vụ đột ngột thay đổi. Grefenstette tin rằng sẽ có nhiều ứng dụng khoa học công nghệ hơn trong năm 2022 và sẽ tạo ra “những bước nhảy vọt đáng chú ý”.

Mặc dù trí tuệ nhân tạo vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có thể đạt đến trí thông minh cấp độ con người, nhưng đây là một lĩnh vực có tiềm năng lớn, khiến các gã khổng lồ công nghệ Google, Facebook, Amazon sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD để tìm kiếm các nhà nghiên cứu AI tài năng, có khả năng cải thiện mọi thứ từ công cụ tìm kiếm đến trợ lý giọng nói cho Vũ trụ ảo (Metaverse)

Nhà nhân chủng học Beth Singler, người nghiên cứu về AI và robot tại Đại học Cambridge, nói rằng tính hiệu quả và khả năng hiện thực hóa của AI trong các không gian ảo “Metaverse” sẽ trở nên phổ biến hơn vào năm 2022 khi nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này được “rót đầy” và công chúng bắt đầu công nhận “Metaverse” như một thuật ngữ và khái niệm mới.

Gary Marcus, một nhà khoa học, Chủ tịch điều hành của một công ty Robust AI, nhận định rằng bước đột phá quan trọng nhất của AI vào năm 2022 là “bước đột phá mà thế giới không thể nhìn thấy ngay lập tức”.

Ông nói: “Hành trình từ lúc khám phá phòng thí nghiệm cho đến khi bước ra thực tế có thể mất nhiều năm”, đồng thời cho biết rằng lĩnh vực deep learning (học sâu) vẫn còn là một chặng đường dài phía trước. Deep learning là một lĩnh vực của AI, cố gắng bắt chước hoạt động của các lớp tế bào thần kinh trong não để học cách nhận dạng các yếu tố phức tạp trong dữ liệu.

Marcus tin rằng thách thức quan trọng nhất đối với AI lúc này là “tìm ra cách kết hợp tất cả kiến ​​thức khoa học và công nghệ khổng lồ của thế giới” với Deep learning. Hiện tại, “Deep learning chưa thể tận dụng tất cả những kiến ​​thức đó vì bị mắc kẹt trong việc cố gắng học lại mọi thứ từ đầu”, ông nói.

Khi được hỏi về dự đoán trong thời gian tới, Marcus cho biết: “Tôi tin rằng sẽ có những tiến bộ trong năm nay. Chúng ta sẽ phải mất vài năm nữa để có thể nhìn thấy lợi ích to lớn. Điều mà chúng ta có thể sẽ thấy trong năm nay hoặc năm sau là loại thuốc đầu tiên mà AI đóng một vai trò quan trọng trong quá trình khám phá”.

Hướng đi trong tương lai

Phòng nghiên cứu DeepMind có trụ sở tại London (Anh), thuộc sở hữu của Alphabet là đơn vị có vai trò lớn trong việc tạo ra những bước đột phá lớn nhất của AI trong vài năm qua.

Công ty này đã thành công tạo ra phần mềm AI có thể dự đoán chính xác cấu trúc mà protein sẽ cuộn gấp lại lại trong vài ngày, giải quyết “thách thức lớn” mà 50 năm nay các nhà khoa học đau đầu nghiên cứu, có thể mở đường cho con người tìm hiểu nhiều hơn về các loại bệnh tật và khám phá các loại thuốc mới.

AI được kỳ vọng sẽ áp dụng nhiều hơn trong nhiều lĩnh vực, có thể giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống con người.

AI được kỳ vọng sẽ áp dụng nhiều hơn trong nhiều lĩnh vực, có thể giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống con người.

Neil Lawrence, giáo sư ngành machine learning (công nghệ máy học) tại Đại học Cambridge cho biết, ông hy vọng DeepMind sẽ nhắm mục tiêu giải quyết các vấn đề khoa học lớn hơn trong năm 2022.

Language models (mô hình ngôn ngữ) - giúp hệ thống AI có thể tạo ra văn bản có nội dung hấp dẫn, trò chuyện với con người, trả lời câu hỏi và nhiều hơn thế nữa – cũng sẽ được thiết lập để cải thiện vào năm 2022.

Hiện nay, mô hình ngôn ngữ nổi tiếng nhất là OpenAI’s GPT-3, nhưng phía DeepMind tiết lộ rằng vào tháng 12 sẽ công bố mô hình ngôn ngữ “RETRO” mới, có thể đánh bại các mô hình ngôn ngữ khác gấp 25 lần kích thước của nó.

Catherine Breslin, một nhà khoa học máy học từng làm việc trên Amazon Alexa, cho rằng các trùm Big Tech sẽ chạy đua hướng tới các mô hình ngôn ngữ ngày càng nhiều hơn vào năm 2022.

Breslin, điều hành công ty tư vấn AI Kingfisher Labs, dự đoán rằng ngành AI sẽ có một động thái hướng tới các mô hình kết hợp giữa khả năng thị giác, giọng nói và ngôn ngữ, thay vì coi chúng như những nhiệm vụ riêng biệt.

Nathan Benaich, một nhà đầu tư mạo hiểm của Air Street Capital cho biết rằng đang có một loạt các công ty mới sẽ sử dụng các mô hình ngôn ngữ để dự đoán trình tự RNA (axit ribonucleic) hiệu quả nhất.

“Trong năm 2021, chúng ta đã chứng kiến ​​sự hiệu quả của các công nghệ RNA trong việc chế tạo vaccine covid-19. Sự đóng góp của công nghệ này đã chấm dứt tình trạng bế tắc y tế trên toàn cầu. Năm nay, tôi tin rằng chúng ta sẽ chứng kiến ​​những sáng chế mới của các công ty trị liệu RNA đầu tiên của AI. Sử dụng mô hình ngôn ngữ để dự đoán các trình tự RNA được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả nhất khi hướng tới nghiên cứu một căn bệnh cụ thể. Nó sẽ giúp các công ty này tăng tốc đáng kể thời gian phát hiện ra thuốc điều trị và vaccine mới”.

Xoay quanh vấn đề đạo đức của AI

Mặc dù những tiến bộ từ AI mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người, nhưng vẫn có những mối quan tâm lớn xung quanh vấn đề đạo đức của AI. Nhiều câu hỏi đặt ra rằng liệu AI có thể mang tính phân biệt đối xử và thiên vị cao khi được đào tạo trên một số bộ dữ liệu nhất định. Ngoài ra, hệ thống AI cũng đang được sử dụng để cung cấp năng lượng cho vũ khí tự động và bị lợi dụng để tạo ra nội dung xấu độc.

Verena Rieser, giáo sư Trợ lý ảo (Conversational AI) tại Đại học Heriot-Watt nhận định rằng sẽ có thêm các câu hỏi đạo đức xung quanh AI vào năm 2022.

“Tôi không biết liệu AI có thể làm nhiều thứ “mới” vào cuối năm 2022 hay không nhưng hy vọng nó sẽ làm điều đó tốt hơn”, bà nói. “Điều tôi muốn đề cập đó là là nó sẽ công bằng hơn, ít thiên vị hơn và toàn diện hơn”.

Samim Winiger, một nhà nghiên cứu AI độc lập từng làm việc cho một công ty Big Tech, tiết lộ rằng rằng ông tin rằng AI sẽ được sử dụng trong các mô hình Máy học trong thị trường tài chính, chăm sóc sức khỏe và cả gián điệp.

Ông nghi ngại rằng: “AI sẽ khiến chúng ta đặt ra những câu hỏi lớn về quyền riêng tư, tính hợp pháp, đạo đức và kinh tế”.

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.