Dòng vốn nước ngoài đổ vào chứng khoán Trung Quốc cao kỉ lục

CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC
12:27 - 30/12/2021
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Trong năm 2021, dòng vốn nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán đại lục đạt mức cao kỷ lục khi quốc gia này mở cửa thị trường tài chính hơn nữa và các nhà đầu tư nước ngoài cũng chuyến hướng đầu tư do những thay đổi trong chính sách.

Theo báo cáo của Ngân hàng đầu tư Trung Quốc CICC vào ngày 29/12, vốn ròng hướng đến các công ty niêm yết tại Thượng Hải và Thâm Quyến đã đạt mức cao kỉ lục trong năm nay, đạt mức 65,5 tỷ USD tại hai sàn giao dịch lớn này tính đền ngày 23/12. Cũng theo CICC, khối lượng dòng vốn ròng gần như đã tăng gấp đôi so với cùng kì năm ngoái.

Vào năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,4% GDP thế giới với giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu nước này chiếm 15,3% của thế giới. Đồng thời, tỷ trọng của nó trong chỉ số MSCI ACWI là 3,6% trong năm 2021.

Trong số các lĩnh vực, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc được các nhà đầu tư ưu ái trong năm 2021. Dòng vốn hướng đến các công ty trong lĩnh vực này cũng chiếm đến một nửa tổng số vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường Trung Quốc.

Trong một số lĩnh vực khác, ví dụ như ngành năng lượng mới, cổ phiếu nước ngoài chiếm 5,3% tổng số cổ phiếu trong ngành. Con số này cũng ghi nhận sự gia tăng so với mức 1,9% của năm 2019. Trong năm 2021, năng lượng mới cũng là lĩnh vực sở hữu số vốn nước ngoài lớn thứ hai khi các nhà đầu tư quốc tế nắm giữ tới 5,7 tỉ USD giá trị cổ phiếu của các công ty nằm trong chuỗi cung ứng.

Cổ phiếu của các công ty chuyên hàng tiêu dùng vẫn tiếp tục là cổ phiếu được các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng với nhà sản xuất rượu Kweichou Moutai tiếp tục nắm giữ vị trí số 1. Ngang hàng với nhau là cổ phiếu của hai công ty Wuliangye Yibin và Luzhou Laojiao cũng thuộc ngành tiêu dùng. Theo CICC, hai doanh nghiệp này cũng góp mặt trong danh sách những cổ phiếu được giao dịch tích cực nhất năm 2021. Trong năm nay, lĩnh vực này chiếm 14,5% tổng số cổ phiếu được nước ngoài nắm giữ và đạt gần 62,8 tỉ USD.

Công ty Contemporary Amperex Technology cũng là một trong những công ty có nhiều nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần nhất. So với vị trí thứ 9 vào năm 2020, doanh nghiệp chuyên sản xuất pin lithium-ion cho xe điện và hệ thống lưu trữ năng lượng này đã nhảy vọt lên vị trí thứ hai trong năm 2021.

Bên trong nhà máy của Contemporary Amperex Technology, nhà sản xuất pin xe điện cho Tesla, tại Ninh Đức, Phúc Kiến. Ảnh: Xinhua

Bên trong nhà máy của Contemporary Amperex Technology, nhà sản xuất pin xe điện cho Tesla, tại Ninh Đức, Phúc Kiến. Ảnh: Xinhua

Dòng vốn chảy vào cao kỷ lục là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn dành cho các tài sản tại Trung Quốc một sự quan tâm lớn bất chấp căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng. Điều này xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trong quá trình phục hồi trở lại sau đại dịch.

Theo nhà phân tích Li Qiusuo của CICC, chính tốc độ tăng trưởng bền vững của kinh tế Trung Quốc đã biến thị trường tài sản của quốc gia này trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất trên thế giới.

Ông nhận định sức hấp dẫn của tài sản tại Trung Quốc sẽ còn được nâng cao hơn nữa trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến sẽ còn tăng và tốc độ tăng trưởng ở nước ngoài đang chịu áp lực từ việc sụt giảm. Ngoài ra, xu hướng này còn được thúc đẩy do những cải cách sâu rộng cho thị trường vốn Trung Quốc và tiềm năng cổ phiếu Trung Quốc chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong danh mục đầu tư toàn cầu.

Sự gia tăng của dòng vốn ròng cũng có một phần được thúc đẩy bởi sự thay đổi trong ưu tiên đầu tư. Có một số nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển hướng ra khỏi nền kinh tế mới và ra khỏi các tập đoàn công nghệ hàng đầu. Nguyên nhân do những chinh sách siết chặt quy định của chính phủ Trung Quốc lên các tập đoàn này cùng các lĩnh vực liên quan.

Do đó, theo đánh giá của Alan Li, giám đốc tại Atta Capital Hong Kong, các nhà đầu tư đang tìm đến cổ phiếu của các công ty Trung Quốc thuộc các lĩnh vực được hỗ trợ bởi chính sách của nhà nước. Các ngành như ngành sản xuất phương tiện giao thông sử dụng nguồn năng lượng mới hay sản xuất thiết bị điện thượng lưu được coi là đặc biệt tại Trung Quốc.

Về dài hạn, Sinolink Securities dự báo dòng vốn nước ngoài sẽ tiếp tục được đổ vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Alan Li lại cho biết một số rủi ro vẫn còn tồn tại trong ngắn hạn. Theo dự đoán của ông, dòng vốn năm 2022 có thể sẽ không vượt qua mức ghi nhận được vào năm 2021 do việc siết chặt chính sách của chính phủ đối với việc đầu tư nước ngoài giả mạo thông qua các kế hoạch liên kết chứng khoán giữa Hong Kong với Thượng Hải và Thâm Quyến.

Ngoài ra, ông Li cũng cho biết bất kì sự sụt giảm nào trong các lĩnh vực được ưa chuộng như thực phẩm và chăm sóc sức khỏe đều có thể gây tổn hại đến xu hướng này.

Đọc tiếp

Nhà thờ Đức Bà tại TP HCM.

TP HCM sẽ quảng bá du lịch tại Australia

Sở Du lịch TP HCM, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney sẽ tổ chức chương trình Quảng bá Du lịch Việt Nam - TP HCM  tại hai bang New South Wales và Victoria, Australia từ ngày 13-17/5/2024.