Game blockchain thành xu hướng tại Châu Á

Blockchain CHÂU Á
14:52 - 02/12/2021
Ảnh: Axie Infinity
Ảnh: Axie Infinity
0:00 / 0:00
0:00
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các startup châu Á tích hợp game vào các hoạt động tài chính trên blockchain, thị trường game blockchain đang tăng trưởng mạnh mẽ và nắm giữ chìa khóa thay đổi thị trường tài chính châu Á trong tương lai.

Châu Á là thị trường game và cũng là thị trường tiền điện tử lớn nhất thế giới. Gần đây, hai khái niệm tưởng chừng không giao thoa này lại được kết hợp lại với nhau thông qua các nền tảng Defi (tài chính phi tập trung). Các nền tảng này đã hô biến các hoạt động tài chính cứng nhắc và tẻ nhạt thành các hoạt động cộng đồng thú vị, biến việc giao dịch trở nên giống với trải nghiệm chơi game mà các nhà đầu tư trẻ của châu Á rất quen thuộc.

Sàn giao dịch SushiSwap chuyên về tiền điện tử có trụ sở tại Tokyo là một ví dụ nổi bật. Trang web của sàn giao dịch này giống như một quán sushi ảo với các hình minh họa hoạt hình sinh động và đèn neon sặc sỡ - khác xa so với trải nghiệm ở một ngân hàng ngoài đời thực.

Nền tảng này cho phép bạn quản lý tài sản tiền điện tử theo nhiều cách khác nhau. Các loại tiền điện tử khác nhau có thể được hoán đổi, cho mượn hoặc cho vay tại đây. Người dùng còn có thể đặt cược và kiếm lãi bằng cách cung cấp các thanh khoản token cho chính SushiSwap.

Ngoài ra, tiền lãi mà người sử dụng kiếm được có thể được kiểm tra tại "Bentobox". Các giao dịch cho vay và ký quỹ có thể được thực hiện tại "Trang trại Kashi". Người dùng còn có thể trở thành Master Chef bằng cách cung cấp thanh khoản cho SushiSwap.

Ảnh chụp màn hình trang web SushiSwap. Ảnh: SushiSwap

Ảnh chụp màn hình trang web SushiSwap. Ảnh: SushiSwap

Một ví dụ nổi bật khác giữa tài chính và game trong thế giới tiền điện tử chính là Axie Infinity. Đây là một trò chơi điện tử trên nền tảng blockchain do startup công nghệ Sky Mavis của Việt Nam phát triển. Với sự tăng trưởng vượt bậc, doanh nghiệp này đang dần phát triển thành một doanh nghiệp tài chính có tầm ảnh hưởng trong thế giới thực.

Game blockchain này chính là nơi làm việc, ngân hàng và thị trường chứng khoán của 2 triệu người dùng. Hàng chục nghìn người Đông Nam Á đang kiếm sống mỗi ngày bằng mô hình “play-to-earn” của Axie Infinity. Tại đây, người dùng có thể kiếm tiền thật từ việc nhân giống và chiến đấu với thú cưng ảo "Axies" của họ. Các loại tiền tệ trong Axie Infinity là AXS và SLP cũng có thể được giao dịch thành các loại tiền điện tử khác bất kỳ lúc nào.

Hơn nữa, các tài sản trong trò chơi, từ vật nuôi kỹ thuật số đến đất ảo, được ghi lại trên blockchain dưới dạng NFT và cũng có thể được giao dịch để đổi lấy tiền điện tử. Do NFT có sức hấp dẫn lớn với những người không chơi game như là các khoản đầu tư, tổng doanh thu của Axie Infinity NFT đã vượt quá con số 2 tỷ USD.

Tháng trước, Axie Infinity đã ra mắt sàn giao dịch phi tập trung của riêng mình. Tại đây, người dùng có thể giao dịch không những tiền tệ trong trò chơi mà còn cả đô la và Ethereum, đơn vị tiền tệ thống trị trên các nền tảng NFT.

Tiềm năng thay đổi tương lai

Các công ty đang sử dụng các trò chơi để đẩy nhanh việc ứng dụng hàng loạt blockchain. Animoca Brands, một công ty giải trí kỹ thuật số có trụ sở tại Hong Kong và là nhà đầu tư của Axie Infinity, cũng đã công bố mục tiêu của riêng mình là "đưa một tỷ người tham gia blockchain" thông qua các game. Nếu không có những trò chơi như Axie Infinity, thật khó có thể tưởng tượng những người trẻ ở nông thôn Philippines lại có thể sử dụng công nghệ blockchain sớm như vậy.

Các nhà đầu tư trẻ đang hướng tới game blockchain do so với tài chính truyền thống, sân chơi ở đây công bằng hơn nhiều. Lợi thế của các tổ chức tài chính lớn về tình báo thị trường và các khung phân tích không còn quá quan trọng nữa.

Tuy các tài sản điện tử và DeFi vẫn đang trong giai đoạn chập chững phát triển, chúng có tiềm năng thay đổi cơ sở hạ tầng tài chính hiện có của châu Á. Thậm chí bằng cách làm cho tài chính trở nên hấp dẫn và làm mờ đi các ranh giới xã hội, tài sản điện tử và DeFi đã chiếm trọn được trái tim các nhà đầu tư trẻ tại châu Á.

Các tổ chức tài chính truyền thống cần nhận thức được những chuyển đổi trong cách người châu Á tiếp cận tài sản và các khoản đầu tư trong vòng một thập kỷ tới và chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi này.

Rào cản lớn nhất đối với các tổ chức truyền thống muốn tham gia vào lĩnh vực tài chính tiền điện tử không phải là công nghệ blockchain, mà đơn giản là văn hóa của thế giới tiền điện tử. Trong thế giới tiền điện tử, các nhóm thường cộng tác với nhau theo cách phi tập trung và cởi mở. Mã được sử dụng để xây dựng sản phẩm thường là mã nguồn mở. Do đó, việc các nhóm khác nhau xây dựng dựa trên những gì người khác đã tạo không còn là điều mới lạ.

Để trở thành một phần của quá trình này, các tổ chức tài chính truyền thống sẽ cần phải thực hiền nhiều cải cách với hệ thống phân cấp và các bức tường ngăn cách của mình. Các tổ chức này cũng sẽ cần tuyển những nhân tài rất khác so với hình mẫu tuyển dụng điển hình. Những người trẻ tuổi này không những phải hiểu các con số, cổ đông và các quy luật thị trường mà còn phải có hiểu biết biết về meme, cộng đồng và các cơ chế game.

Các tổ chức tài chính truyền thống thường có cốt lõi nằm ở việc kiềm chế rủi ro. Tuy nhiên trong một thập kỷ tới, rủi ro thực sự ở đây rất có thể sẽ là mất khách hàng và thậm chí cả tiền vốn vào tay game blockchain.

Đọc tiếp

Grab tăng trưởng tích cực nhờ du lịch

Grab tăng trưởng tích cực nhờ du lịch

Trong quý 1/2024, Grab ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh và khoản lỗ được thu hẹp. Hầu hết các mảng kinh doanh của công ty đều có cải thiện, nhờ lượng khách du lịch tăng cao trong các đợt lễ hội và các buổi hòa nhạc lớn ở khu vực Đông Nam Á.
Google trình làng loạt sản phẩm AI tại sự kiện Google I/O 2024.

Google trình làng loạt sản phẩm AI

Tại hội nghị thường niên Google I/O 2024 dành cho nhà phát triển diễn ra tối 14/5 (theo giờ Mỹ), Google giới thiệu loạt sản phẩm trí tuệ nhân tạo, từ các mô hình nhỏ chạy cục bộ cho đến mô hình ngôn ngữ lớn với hàng chục tỷ tham số.