Giá dầu tiếp tục tăng phiên đầu tuần do căng thẳng Nga - Ukraina leo thang

DẦU THÔ THẾ GIỚI
08:52 - 21/02/2022
Xung đột giữa Nga và Ukraina leo thang khiến thị trường dầu thô chịu nhiều sức ép. Ảnh minh hoạ
Xung đột giữa Nga và Ukraina leo thang khiến thị trường dầu thô chịu nhiều sức ép. Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng vọt trong phiên giao dịch sáng nay vì những lo ngại gia tăng về xung đột giữa Nga và Ukraina.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng nay (21/2), theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 92,81 USD/thùng, tăng 1,91% tương ứng với 1,74 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 94,87 USD/thùng, tăng 1,42% tương ứng với 1,33 USD/thùng trong phiên.

Nguyên nhân tăng giá trên đều được giới chuyên gia cho là do gia tăng về xung đột giữa Nga và Ukraina, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng nhận định Nga sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nếu xâm lược quốc gia láng giềng của mình.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss mới đây cảnh báo rằng, tình huống xấu nhất giữa Nga và Ukraina có thể xảy ra sớm nhất vào tuần này.

"Đây là một trong những thời khắc nguy hiểm nhất đối với an ninh châu Âu mà chúng ta đã trải qua kể từ đầu thế kỷ 20. Và chúng ta cần thể hiện sự thống nhất chưa từng có. Tôi nghĩ chúng ta cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất và nó có thể xảy ra sớm nhất là vào tuần tới", quan chức ngoại giao Anh nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin cho biết, binh sĩ Nga sẽ tiếp tục ở lại nước này sau khi đợt tập trận chung quy mô lớn giữa quân đội hai nước hoàn tất. Bộ trưởng Khrenin cho biết, động thái này là cần thiết do tình hình leo thang căng thẳng ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraina - vùng giáp biên giới Nga.

Chiến sự tại Đông Ukraina đã trở nên nóng rực khi 2 bên liên tục nã hỏa lực vào nhau. Gần 2.000 trường hợp vi phạm lệnh ngừng bắn đã được ghi nhận ở miền Đông Ukraina, Reuters dẫn nguồn thạo tin từ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang bước vào giai đoạn quan trọng, làm đẩy giá nguyên liệu thô cần thiết đối với nền kinh tế toàn cầu tăng cao. Nguồn: Baoquocte.vn.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang bước vào giai đoạn quan trọng, làm đẩy giá nguyên liệu thô cần thiết đối với nền kinh tế toàn cầu tăng cao. Nguồn: Baoquocte.vn.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết Nga sẽ bị chặn khỏi thị trường tài chính quốc tế và bị từ chối tiếp cận các mặt hàng xuất khẩu lớn cần thiết để hiện đại hóa nền kinh tế nếu nước này xâm lược Ukraine, theo Reuters.

Nhà phân tích Vivek Dhar của Commonwealth Bank cho biết nếu một cuộc xâm lược của Nga diễn ra như Mỹ và Anh đã cảnh báo trong những ngày gần đây, giá dầu Brent tương lai có thể tăng vọt trên 100 USD/thùng.

Theo công ty nghiên cứu Rystad Energy, tổng sản lượng từ các khu sản xuất chính của Mỹ, gồm mỏ Permian, Eagle Ford, Niobrara, Bakken và Andadarkok, đạt 7,7 triệu thùng/ngày trong quý IV/2021, và được dự báo tiếp tục tăng khi giá dầu leo cao.

"Nếu giá dầu đạt và duy trì quanh mức 100 USD/thùng, tổng sản lượng từ các khu vực trụ cột này sẽ đạt 9,9 triệu thùng/ngày vào quý IV/2023, đánh dấu mức tăng 2,2 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2021".

Sản lượng dự kiến sẽ vượt qua mức cao nhất năm 2019 là 8,1 triệu thùng/ngày vào quý II năm nay và mở rộng hơn nữa nếu một siêu chu kỳ - thời kỳ giá cao kéo dài - xuất hiện.

Tổng sản lượng dầu, khí đốt và chất lỏng khí tự nhiên từ các khu vực sản xuất cốt lõi của Mỹ đã trở lại mức trước đại dịch Covid-19, đạt tổng cộng khoảng 15,6 triệu thùng dầu/ngày trong quý IV năm ngoái, theo báo cáo.

Sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục tăng và đạt mức cao nhất mọi thời đại là hơn 16 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 3.

Trong khi đó công ty Baker Hughes cho hay các công ty năng lượng Mỹ tiếp tục tăng số giàn khoan dầu và khí đốt vào tuần trước, chuỗi tăng kéo dài 7 tuần liên tiếp đầu tiên kể từ tháng 2/2021, vì giá dầu thô lên cao nhất kể từ năm 20214.

Cụ thể, số giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã tăng thêm 10 giàn lên 645 trong tuần tính đến ngày 18/2, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020.

Baker Hughes báo cáo tổng số giàn khoan tăng 248 giàn, tương đương 62%, so với thời điểm này năm ngoái.

Trong đó, các giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng thêm 4 giàn lên 520 trong tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020, trong khi số giàn khoan khí đốt tăng thêm 6, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 5/2021, lên 124 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2019.

Tuần trước, giá dầu ghi nhận một tuần biến động trái chiều, với giá dầu thô Brent đã tăng nhẹ 0,9% trong tuần tăng thứ 9, trong khi dầu thô WTI giảm 1,7%, kết thúc chuỗi tăng kéo dài 8 tuần.

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do nhu cầu năng lượng, trong đó có dầu thô, tăng cao khi các nước bắt đầu thực hiện việc gỡ bỏ các lệnh hạn chế đi lại, tiến tới mở cửa hoàn toàn các hoạt động kinh tế.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp