Hải Dương hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hữu cơ

NÔNG NGHIỆP Hải Dương
22:49 - 11/11/2023
Hải Dương hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hữu cơ
0:00 / 0:00
0:00
HĐND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND kèm quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo quy định, đối tượng áp dụng bao gồm UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hải Dương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định này.

Đến nay, toàn tỉnh Hải Dương có hơn 15.500 ha rau màu, trái cây sản xuất theo quy trình GAP. Trong đó có hơn 1.500 ha được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Đến nay, toàn tỉnh Hải Dương có hơn 15.500 ha rau màu, trái cây sản xuất theo quy trình GAP. Trong đó có hơn 1.500 ha được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Nguyên tắc hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, chính sách.

Đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp việc hỗ trợ với các cơ chế chính sách hỗ trợ từ các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch khác. Cụ thể, trong cùng một thời điểm và cùng một nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng chính sách hỗ trợ có lợi nhất; mỗi đối tượng thụ hưởng được hưởng không quá 3 chính sách hỗ trợ theo quy định này.

Tập trung hỗ trợ các chủ thể có kế hoạch, chương trình, dự án sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ... phù hợp với định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh; phải đảm bảo điều kiện về bảo vệ môi trường.

Kinh phí hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp chỉ giải ngân sau khi các chủ thể được hỗ trợ đã hoàn thành dự án, công trình và có đầy đủ hồ sơ theo quy định. Vốn đầu tư công cấp tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện.

Hiện Hải Dương có 421,7 ha canh tác theo hướng hữu cơ, và có 150 ha đã được công nhận đạt chuẩn. Tỉnh đã xây dựng 287 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu.

Hiện Hải Dương có 421,7 ha canh tác theo hướng hữu cơ, và có 150 ha đã được công nhận đạt chuẩn. Tỉnh đã xây dựng 287 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu.

Cũng theo quy định này, về chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp, tỉnh Hải Dương sẽ hỗ trợ thuê đất để sản xuất hàng hóa quy mô lớn; xây dựng nhà màng để trồng cây rau màu, hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao; mở rộng diện tích cây vụ đông; sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, GAP phục vụ xuất khẩu; thực hiện sản xuất chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP, an toàn dịch bệnh động vật; đánh giá cấp giấy chứng nhận VietGAP cho vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; nông nghiệp thông minh gắn với chuyển đổi số; xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ nông sản…

Về chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển, tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới nước tiên tiến tiết kiệm nước; xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp phát triển du lịch…

Trên địa bàn tỉnh hiện có 214 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với tổng diện tích trên 6.000 ha.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 214 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với tổng diện tích trên 6.000 ha.

Theo Báo cáo tóm tắt quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hải Dương sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; hướng tới phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị.

Tầm nhìn 2050, Hải Dương trở thành trung tâm sản xuất, chế biến nông sản của Vùng đồng bằng sông Hồng, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, dựa vào chiến lược đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ, và xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn chất lượng của địa phương.

Tầm nhìn 2050, Hải Dương trở thành trung tâm sản xuất, chế biến nông sản của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Tầm nhìn 2050, Hải Dương trở thành trung tâm sản xuất, chế biến nông sản của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Về định hướng phát triển và bố trí sử dụng đất nông nghiệp để phát triển vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Trong lĩnh vực trồng trọt, Hải Dương sẽ phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, gồm có vùng canh tác rau vụ đông ở các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, thị xã Kinh Môn; vùng cây ăn quả chủ lực ở huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh.

Vùng nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ ở các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc; vùng canh tác lúa áp dụng khoa học - công nghệ ở các huyện Thanh Miện, Bình Giang. Riêng sản phẩm hữu cơ, Hải Dương sẽ tập trung duy trì và mở rộng các diện tích lúa hữu cơ kết hợp khai thác rươi cáy.

Hiện toàn tỉnh có 542,5 ha lúa sản xuất trên diện tích khai thác rươi cáy, cơ bản không dùng phân bón và thuốc hóa học, sản lượng thóc sản xuất hữu cơ trên 2.000 tấn/năm; rau sản xuất theo hướng hữu cơ khoảng 30 ha, với sản lượng 750 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, diện tích lúa sản xuất hữu cơ khoảng 750 ha, với sản lượng khoảng 3.000 tấn/năm; rau màu 500 ha, với sản lượng 12.500 tấn/năm; cây ăn quả khoảng 300 ha, sản lượng 4.500 tấn/năm…

Tin liên quan

Đọc tiếp