Hòa Bình tập trung phát triển thủy sản hồ chứa theo hướng công nghiệp

Hòa Bình THỦY SẢN
08:11 - 28/10/2023
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ tại sự kiện. Ảnh: Lê Hồng Nhung
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ tại sự kiện. Ảnh: Lê Hồng Nhung
0:00 / 0:00
0:00
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ, với tiềm năng sẵn có, đặc biệt về nuôi trồng thủy sản tại hồ chứa thủy điện, tỉnh sẽ tập trung phát triển theo hướng chuyển từ sản xuất thủy sản sang kinh tế thủy sản.

Chiều ngày 27/10, tại TP Hòa Bình, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị Phát triển kinh tế thủy sản hồ chứa. Theo báo cáo của Cục Thủy sản, hiện nay Việt Nam có 13 hồ chứa có diện tích trên 5.000 ha, trong đó các hồ Hòa Bình, Sơn La, Na Hang, Thác Bà, Trị An là nhóm hồ chứa có tiềm năng nuôi trồng thủy sản cao.

Những hồ chứa nhân tạo hình thành từ công trình đập thủy điện này có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa và bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người nuôi, có thể đảm bảo lợi ích lâu dài và một nghề cá có trách nhiệm cam kết với cộng đồng.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: “Phát triển nguyên liệu tại hồ chứa đóng vai trò quan trọng đối với địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ và đảm bảo an ninh dinh dưỡng, tạo thu nhập cho người dân, mang lại kinh tế lớn”.

Thứ trưởng cho rằng, hiện nay phát triển thủy sản hồ chứa được cho là giải pháp tối ưu cho tái định cư đối với ngư dân, hơn nữa hầu hết hồ chứa xây dựng ở khu nông thôn, miền núi, nơi có tổ hợp dân cư rất cần được đảm bảo thu nhập. Đồng thời, thủy sản hồ chứa được xem là phương pháp hữu hiệu, góp phần làm giảm khoảng cách cung cầu về thủy sản.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Rõ hơn về tiềm năng phát triển thủy sản hồ chứa tại Hòa Bình, theo báo cáo của Cục Thủy sản, đây là tỉnh miền núi Tây Bắc có tiềm năng phát triển thủy sản tương đối lớn với hơn 14.560 ha mặt nước, toàn tỉnh có 543 hồ thủy lợi lớn, vừa và nhỏ, trong đó có 49 hồ chứa có dung tích lớn có dung tích 3-10 triệu m3, 151 hồ chứa vừa có dung tích từ 0,5 – 3 triệu m3, 273 hồ chứa có dung tích từ 0,05 – 0,5 triệu m3 và có 70 hồ chứa có dung tích dưới 50.000 m3 phân bố trên địa bàn của 10 huyện, thành phố của tỉnh.

Ưu điểm của các hồ chứa trên địa bàn tỉnh là nguồn nước sạch, chưa có nhiều hoạt động nuôi trồng thủy sản bị tác động bởi nước sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, hóa chất nông nghiệp, chất thải và hóa chất công nghiệp nên thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, tạo ra các sản phẩm sạch, chất lượng cao.

Riêng đối với hồ Hòa Bình, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ cho biết, đến cuối năm 2022, có 1.480 tàu thuyền các loại đang khai thác tự nhiên trên hồ. Nuôi trồng thủy sản trên hồ cũng đạt mức gần 5.000 lồng, tương ứng gần 343 bè với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt hơn 10.000 tấn. Điều này đã tạo việc làm cho người dân cũng như tạo điều kiện để các đơn vị tổ chức trong và ngoài tỉnh đầu tư. Đến hiện tại, có hơn 20 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đầu tư nuôi cá lồng, có nhiều doanh nghiệp có quy mô trên 300 lồng.

Với tiềm năng đang có, giai đoạn 2023 -2030, tỉnh Hòa Bình xác định một trong những nhiệm trọng tâm là tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản hồ chứa theo hướng công nghiệp, ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản lồng bè trên hồ chứa, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, kết nối công nghiệp chế biến với thị trường. Để từ đó từng bước chuyển từ sản xuất thủy sản sang kinh tế thủy sản.

Đồng thời, gắn kết phát triển thủy sản hồ chứa với du lịch nhằm huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực, tạo bước đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng xã hội bền vững.

Bên cạnh lợi thế đang có, vấn đề phát triển nuôi trồng thủy sản của Hòa Bình cũng gặp nhiều khó khăn. Theo ông Ngô Thế Anh - Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản, Cục Thủy sản, giao thông trên địa bàn tỉnh chưa phát triển toàn diện, chưa có cảng cá, các nhà máy chế biến phục vụ sản xuất tại hồ Hòa Bình còn hạn chế, công tác quản lý môi trường, công tác quan trắc cũng còn hạn chế...

Cục Thủy sản đề xuất 6 giải pháp trong vấn đề phát triển thủy sản hồ chứa tại Hòa Bình. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Cục Thủy sản đề xuất 6 giải pháp trong vấn đề phát triển thủy sản hồ chứa tại Hòa Bình. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Trước tình hình trên, Cục Thủy sản đã đề xuất 6 giải pháp trong vấn đề phát triển thủy sản hồ chứa tại Hòa Bình. Bao gồm, xây dựng và phê duyệt Đề án phát triển thủy sản hồ chứa thủy điện Hòa Bình gắn với du lịch đến năm 2030 và triển khai hiệu quả Đề án.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng nuôi cá lồng, bè tập trung trên Hòa Bình (mô hình nuôi công nghệ cao sử dụng các vật liệu lồng bè thân thiện với môi trường, trung tâm giống, hạ tầng giao thông, bến thuyền…).

Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để kêu gọi, thu hút đầu tư vào sản xuất thủy sản trên hồ. Tổ chức sắp xếp hiệu quả khu vực lồng bè nuôi trồng thủy sản gắn với các điểm du lịch khu vực hồ Hòa Bình.

Đa dạng hóa các hình thức quảng bá sản phẩm phù hợp, truyền thông, tiếp thị, hướng dẫn sử dụng, tạo sự hiểu biết đúng về thủy sản của tỉnh, nhất là đối với sản phẩm thủy đặc sản. Tiếp tục xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu cá “Sông Đà”.

Đọc tiếp