Hoài niệm một góc Thăng Long: Ôn lại lịch sử nghề thủ công da giày

Làng nghề Da-giày
16:36 - 29/04/2023
Nghệ nhân Lê Văn Thịnh (sinh năm 1938) với truyền thống gia đình làm nghề da-giày, là "cây đa, cây đề" trong làng nghề da - giày Việt Nam. Ảnh: Phương Thảo.
Nghệ nhân Lê Văn Thịnh (sinh năm 1938) với truyền thống gia đình làm nghề da-giày, là "cây đa, cây đề" trong làng nghề da - giày Việt Nam. Ảnh: Phương Thảo.
0:00 / 0:00
0:00
Hàng Hành, Hàng Giày là địa danh gắn với những nghệ nhân hình thành phường thợ nghề thủ công da – giày đầu tiên của Việt Nam, với di tích Đình Phả Trúc Lâm là nơi tôn vinh và thờ cúng Tổ nghề.

Ngày 28 - 29/4, UBND phường Hàng Trống kết hợp cùng các đơn vị: Hội da – giày TP Hà Nội, Viện nghiên cứu da – giày, Trung tâm nghiên cứu phát triển làng nghề da – giày Việt Nam tổ chức “Lễ dâng hương và các hoạt động tôn vinh nghề thủ công da - giày” tại Di tích lịch sử văn hoá Đình Phả Trúc Lâm.

Ông Vũ Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Trống hồi tưởng lại lịch sử của nghề cho biết, thế kỷ XVII, các thợ da giày đã quần tụ, lập phường thợ ở Hàng Hành, Hàng Giầy và cuối thế kỷ XIX đã xây dựng đình Phả Trúc lâm để thờ Tổ nghề của mình.

Lễ dâng hương ba vị Tổ nghề da - giày, ngày 28/4. Ảnh: Phương Thảo.

Lễ dâng hương ba vị Tổ nghề da - giày, ngày 28/4. Ảnh: Phương Thảo.

Di tích Đình Phả Trúc Lâm tại làng có tên nôm là làng Trắm (hay Chắm), có lúc được gọi là Phong Lâm, Văn Lâm, Trúc Lâm (gọi là Tam Lâm), một địa phương có nhiều thế hệ thợ da giày nổi tiếng ở Hải Dương. Những người thợ da giày đã đem cái nghề của mình đến làm ăn sinh sống ở nhiều nơi.

Các vị Tổ của nghề da giày được tôn thờ là TS. Nguyễn Thời Trung và ba vị khác là ông Phạm Thuần Chánh, ông Phạm Đức Chính và ông Nguyễn Sĩ Bân.

TS. Nguyễn Thời Trung đỗ tiến sĩ khoa thi Ất Sửu, niên hiệu Thuần phúc nguyên niên, thời Lê – Mạc (năm1565), làm quan cho triều Mạc đến chức Thừa chánh sứ. Ông đã cầm đầu đoàn sứ bộ nước ta qua Trung Quốc để hòa đàm. Trong đoàn sứ có ba người cùng quê ở làng Phong Lâm là: Ông Chánh, ông Chính, ông Bân.

Đình Phả Trúc Lâm nơi lưu giữ truyền thống nghề thủ công da-giày. Ảnh: Phương Thảo.

Đình Phả Trúc Lâm nơi lưu giữ truyền thống nghề thủ công da-giày. Ảnh: Phương Thảo.

Sau khi hoàn thành công việc sứ bộ, các ông đã học nghề, nắm vững các bí quyết về thuộc da, đóng giày, khi về nước truyền nghề cho nhân dân ở quê hương Trúc Lâm (Hải Dương). Từ đó nghề thuộc da, đóng giày ngày càng phát triển.

Sau này, khi các ông qua đời, làng nghề da giày đã tôn vinh và thờ cúng làm Tổ của nghề tại đình Phả Trúc Lâm 40 Hàng Hành, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Di tích Đình Phả Trúc Lâm, số 40 Hàng Hành. Ảnh: Phương Thảo.

Di tích Đình Phả Trúc Lâm, số 40 Hàng Hành. Ảnh: Phương Thảo.

Ngày 16/1/1995, Đình Phả Trúc Lâm đã được ra quyết định công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Hàng năm, cứ vào dịp giỗ Tổ nghề, các thế hệ thợ da giày Hà Nội và các tỉnh trên khắp nước đều tụ họp về Đình Phả Trúc Lâm làm lễ tri ân, tưởng nhớ đến các vị Tổ nghề da giày.

Lễ dâng hương và các hoạt động tôn vinh, quảng bá nghề thủ công da - giày không chỉ là dịp để các hiệp hội giày da, các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm mà còn là nét đẹp văn hoá trong việc gìn giữ, phát huy di sản ngành nghề của cha ông để lại.

Lễ dâng hương ba vị Tổ nghề được tổ chức hàng năm.

Lễ dâng hương ba vị Tổ nghề được tổ chức hàng năm.

Đình thờ Tổ nghề da giày có một kiến trúc khiêm tốn, quy mô vừa phải. Trải qua năm tháng và ảnh hưởng của chiến tranh ngôi đình đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ được phong cách của kiến trúc truyền thống.

“Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, việc bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử thờ phụng các vị anh ' hùng có công đánh giặc giữ nước cũng như các vị tổ nghề đã đem lại những công nghệ làm cho dân giàu, nước mạnh là một truyền thống tốt đẹp cần được khơi dậy cùng với nguyện vọng của những tổ chức, cá nhân theo nghề da giầy”, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Trống chia sẻ.

Tham dự buổi lễ có ông Đinh Tuấn Anh, Tổng giám đốc công ty Ladoda và các nghệ nhân thuộc hiệp hội da giày túi xách trên toàn quốc.

Bên cạnh Lễ dâng hương còn có các hoạt động trưng bày sản phẩm, trình diễn kỹ thuật nghề thủ công da - giày.

Nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn với đam mê chinh phục những kỹ năng làm giày khó, kỹ thuật tốt, chất lượng cao. Ảnh: Phương Thảo.

Nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn với đam mê chinh phục những kỹ năng làm giày khó, kỹ thuật tốt, chất lượng cao. Ảnh: Phương Thảo.

Trình diễn kỹ thuật nghề thủ công da - giày. Ảnh: Phương Thảo.

Trình diễn kỹ thuật nghề thủ công da - giày. Ảnh: Phương Thảo.

Trình diễn kỹ thuật nghề thủ công da - giày. Ảnh: Phương Thảo.

Trình diễn kỹ thuật nghề thủ công da - giày. Ảnh: Phương Thảo.

Trưng bày sản phẩm nghề thủ công da - giày. Ảnh: Phương Thảo.

Trưng bày sản phẩm nghề thủ công da - giày. Ảnh: Phương Thảo.

Đọc tiếp