Huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ 4 tháng đạt 35% kế hoạch năm

TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
08:27 - 08/05/2023
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Tính đến hết ngày 26/4 vừa qua, Kho bạc Nhà nước đã thực hiện huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ là 139.683 tỷ đồng, đạt khoảng 35% kế hoạch năm 2023.

Bộ Tài chính vừa có thông tin về tình hình phát hành trái phiếu Chính phủ.

Cụ thể, theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023, tổng mức vay của NSNN năm 2023 là 648.213 tỷ đồng. Trong đó, mức vay của ngân sách trung ương là 621.015 tỷ đồng. Theo đó, Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ phát hành trái phiếu Chính phủ cho Kho bạc Nhà nước (KBNN) năm 2023 (đợt 1) là 400.000 tỷ đồng.

Trên cơ sở đánh giá khả năng thu, chi, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương, Bộ Tài chính đã giao KBNN kế hoạch phát hành trái phiếu quý 1/2023 là 108.300 tỷ đồng và quý 2/2023 là 120.000 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, KBNN đã thực hiện phát hành khối lượng trong quý I/2023 là 104.873 tỷ đồng, đạt 96,8% kế hoạch của quý I (108.300 tỷ đồng), trong quý II/2023 là 34.810 tỷ đồng, đạt 29% kế hoạch quý II (120.000 tỷ đồng). Lũy kế khối lượng huy động trái phiếu Chính phủ đến hết ngày 26/4/2023 đạt 139.683 tỷ đồng, đạt khoảng 35% kế hoạch năm 2023 (400.000 tỷ đồng).

Trái phiếu Chính phủ phát hành có kỳ hạn từ 5 - 30 năm, tập trung chủ yếu vào loại kỳ hạn 10 năm trở lên, chiếm 88% tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành. Kỳ hạn phát hành bình quân là 12,26 năm, phù hợp với mục tiêu 9 - 11 năm đề ra tại nghị quyết của Quốc hội; thời gian đáo hạn bình quân của danh mục trái phiếu Chính phủ là 9,18 năm; lãi suất phát hành bình quân là 3,93%/năm.

Tránh dồn phát hành trái phiếu Chính phủ vào cuối năm

Thời gian tới, Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục bám sát tình hình khi điều kiện thị trường thuận lợi để phát hành trái phiếu Chính phủ, tránh việc dồn vào cuối năm có khả năng sẽ không huy động đủ nhu cầu vốn hoặc phải huy động với lãi suất cao.

Theo đó, KBNN tiếp tục huy động vốn với khối lượng phù hợp nhu cầu nhà đầu tư, tình hình thị trường và trong phạm vi kế hoạch quý, năm được phê duyệt. Thực hiện đấu thầu thường xuyên hàng tuần để duy trì tình hình thị trường. Điều hành lãi suất phát hành phù hợp với tình hình thị trường và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời, trái phiếu được phát hành đa dạng, linh hoạt các loại kỳ hạn để đáp ứng đủ nhu cầu vốn của ngân sách trung ương, đảm bảo hài hòa nghĩa vụ trả nợ giữa các năm, phù hợp với chỉ tiêu về kỳ hạn phát hành được Quốc hội quy định và giảm rủi ro đảo nợ của ngân sách trung ương.

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Giá vàng miếng SJC giảm nhanh hàng triệu đồng xuống dưới mốc 84 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn hôm nay cũng quay đầu xuống dưới 77 triệu đồng/lượng.
Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN

Vàng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

Sáng 9/4, giá vàng tiếp tục tăng phi mã. Hiện các doanh nghiệp đang niêm yết vàng SJC ở mốc 82,42 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng nhẫn cũng neo tại đỉnh lịch sử trên 75 triệu đồng/lượng.