Indonesia nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu than, các đối tác ‘thở phào’

XNK Indonesia
10:31 - 13/01/2022
Indonesia đã cho phép 37 tàu chở than khởi hành sau khi lệnh cấm xuất khẩu được nới lỏng. Ảnh: Reuters
Indonesia đã cho phép 37 tàu chở than khởi hành sau khi lệnh cấm xuất khẩu được nới lỏng. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Indonesia, nhà xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới, đã cho phép 37 tàu chở than khởi hành ngay sau khi tuyên bố nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu. Đây động thái mới nhất của nước này sau khi được các khách hàng lớn trong khu vực vận động bãi bỏ. 

Trong tuyên bố ngày 13/1, Bộ Điều phối Các vấn đề Đầu tư và Hàng hải cho biết lệnh cấm xuất khẩu than được thực hiện vào ngày 1/1 đã được nước này nới lỏng. Các công ty khai thác than nếu đã đáp ứng yêu cầu bán một phần sản lượng để đảm bảo cung ứng điện tại địa phương sau khi cơ quan nhà nước mua đủ than sẽ được phép hoạt động xuất khẩu trở lại.

"Tôi yêu cầu điều này được giám sát chặt chẽ. Đây sẽ là thời điểm để chúng tôi cải thiện phương thức quản lý trong nước", ông Luhut Pandjaitan, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư, cho biết trong tuyên bố.

Than được vận chuyển trên một sà lan ở Samarinda, Đông Kalimantan, Indonesia, hôm 11/1. Ảnh: AFP

Than được vận chuyển trên một sà lan ở Samarinda, Đông Kalimantan, Indonesia, hôm 11/1. Ảnh: AFP

Động thái này được đưa ra sau khi các thị trường năng lượng toàn cầu chao đảo bởi lệnh lệnh cấm xuất khẩu than của Indonesia. Nguyên nhân của lệnh cấm là sau khi công ty điện lực nhà nước Perusahaan Listrik Negara (PLN) báo cáo lượng than tồn kho đang thấp ở mức nghiêm trọng tại các nhà máy điện có thể đẩy Indonesia đứng trước bờ vực mất điện trên diện rộng.

Các nhà chức trách Indonesia đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng cung cấp than là do các công ty khai thác không đáp ứng được “nghĩa vụ thị trường nội địa” (DMO).

Theo DMO (Quy định về nghĩa vụ cung cấp than cho thị trường nội địa), các công ty than phải cung cấp 25% sản lượng hàng năm cho thị trường địa phương, với giá than trong nước được giới hạn ở mức 70 USD/tấn, thấp hơn một nửa so với giá thị trường hiện tại.

Tuy nhiên, lệnh cấm này ngay lập tức đã ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tác nước ngoài. Chính phủ Indonesia đã nhận được sự vận động bởi các công ty khai thác than và một số khách hàng lớn nhất của họ bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc để nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu.

Theo dữ liệu của Refinitiv Eikon, có khoảng 120 tàu đang xếp hàng hoặc chờ dỡ hàng khỏi các cảng than của Indonesia ở Kalimantan trên đảo Borneo vào hôm 12/1.

Phía Bộ cũng cho biết rằng, các công ty khai thác than chấp nhận đáp ứng hợp đồng mua bán với công ty điện lực PLN và sẽ hoàn thàn 100% yêu cầu DMO của họ cho năm 2021, sẽ được phép bắt đầu xuất khẩu.

Với những công ty không hoàn thành hợp đồng PLN của họ và DMO sẽ phải đối mặt với tiền phạt.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.