Masan Consumer đặt mục tiêu lãi thấp nhất 5.600 tỷ đồng, sáp nhập vào công ty khác

Masan Consumer MASAN
15:26 - 03/04/2023
Masan Consumer là đơn vị sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng thuộc Tập đoàn Masan.
Masan Consumer là đơn vị sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng thuộc Tập đoàn Masan.
0:00 / 0:00
0:00
Năm 2023, Masan Consumer đặt mục tiêu doanh thu thuần từ 28.500 tỷ đồng đến 31.500 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế ước đạt khoảng từ 5.600 tỷ đồng đến 6.500 tỷ đồng.

Thông tin theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, mã chứng khoán MCH), dự kiến tổ chức ngày 24/4 tại TP HCM.

Năm 2022 Masan Consumer đạt 26.977 tỷ đồng doanh thu, giảm 2,9% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế gần như đi ngang, ở mức 5.533 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 5.451 tỷ đồng.

Theo ban lãnh đạo Masan Consumer, năm 2022 kinh tế thế giới được kỳ vọng phục hồi sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng khi cuộc xung đột Nga – Ukraine xảy ra, kèm theo tình trạng lạm phát cao.

Trước tình hình người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu vì lạm phát, Masan Consumer đã điều chỉnh chiến lược sản xuất và phân phối hàng hóa chặt chẽ hơn. Doanh thu năm 2022 ghi nhận sự chững lại so với 2021 chủ yếu ảnh hưởng từ 2 ngành hàng thiết yếu gia vị và thực phẩm tiện lợi, do sức tiêu thụ chậm lại. Đây là những sản phẩm thiết yếu mà người tiêu dùng dự trữ nhiều để đối phó với các đợt phong tỏa do Covid-19 trên toàn quốc vào năm 2021 vì thế đã tạo mức nền cao ở năm 2022.

Ngành hàng thịt chế biến đạt mức tăng trưởng 54,7% nhờ ra mắt sản phẩm mới. Doanh thu ngành hàng nước uống tăng 9% nhờ hoạt động tiếp thị gắn kết với người tiêu dùng. Ngành hàng chăm sóc cá nhân và gia đình (HPC) - ngành hàng mới của Masan Consumer cũng có mức tăng trưởng 4% so với năm 2021.

Masan Consumer kỳ vọng năm 2023 sẽ đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai con số nhờ tiếp tục chiến lược cao cấp hóa các ngành hàng chính và sự gia tăng đáng kể cơ hội của các ngành hàng trụ cột mới, như ngành hàng thịt chế biến và chăm sóc cá nhân và gia đình.

Về phương án phân phối lợi nhuận, Masan Consumer trình cổ đông kế hoạch không chia cổ tức năm 2022. Phương án tạm ứng cổ tức năm 2023 ủy quyền cho HĐQT tùy thuộc vào việc tối ưu hóa dòng tiền, kế hoạch kinh doanh, kết quả kinh doanh… Tại thời điểm 31/12/2022, MCH có hơn 12.200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Masan Consumer cũng trình đại hội phương án phát hành cổ phiếu ESOP năm 2023, với tỷ lệ tối đa 0,5% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành. Giá bán cổ phiếu ESOP là 50.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn khoảng 35% so với giá phát hành cổ phiếu ESOP dự kiến.

Một nội dung đáng chú ý khác là MCH sẽ trình cổ đông phương án sáp nhập CTCP Hàng tiêu dùng Masan vào Công ty TNHH Masan Consumer Holdings để hiện thực hóa việc hợp nhất chiến lược và vận hành, cũng như đơn giản hóa cơ cấu tổ chức của công ty.

Theo đó, Masan Consumer Holdings dự kiến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần và tăng vốn điều lệ lên hơn 6.700 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu (phát hành cổ phần thưởng).

Sau đó, Masan Consumer Holdings phát hành thêm cổ phần để hoán đổi với tất cả số cổ phần đang lưu hành của Masan Consumer được nắm giữ bởi các cổ đông, với tỷ lệ hoán đổi 1:1. Sau sáp nhập, Masan Consumer chấm dứt hoạt động, Masan Consumer Holdings được hưởng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ, tài sản khác của Masan Consumer.

Sau khi sáp nhập, Masan Consumer Holdings sẽ thực hiện thủ tục đăng ký trở thành công ty đại chúng, đăng ký lưu ký và đăng ký giao dịch tại sàn Upcom thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho toàn bộ cổ phần.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.