MWG dẫn dắt thị trường, VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp

VNINDEX CHỨNG KHOÁN
16:02 - 03/11/2023
Thị trường chứng khoán có sự phân hóa mạnh trong phiên 3/11. Ảnh: Vietstock
Thị trường chứng khoán có sự phân hóa mạnh trong phiên 3/11. Ảnh: Vietstock
0:00 / 0:00
0:00
Dù gặp không ít khó khăn trong phiên 3/11, VN-Index vẫn tăng nhẹ lên 1.076,78 điểm, nối dài nhịp hồi phục lên 3 phiên liên tiếp.

Sau 2 phiên tăng điểm mạnh liên tiếp, thị trường chứng khoán bước vào phiên giao dịch 3/11 với tâm lý khá thận trọng. Chỉ số VN-Index liên tục giao động quanh ngưỡng tham chiếu và kết phiên sáng giảm nhẹ hơn 1 điểm, giá trị giao dịch giảm tương đối so với các phiên trước đó với 6.300 tỷ đồng.

Tới phiên chiều, sau nhịp giảm về đáy phiên 1.071 điểm, VN-Index chứng kiến nhịp tăng mạnh khi dòng tiền chảy vào tích cực hơn, và nhanh chóng lấy lại được mốc tham chiếu. Tới 13h45, VN-Index tăng hơn 6,5 điểm lên đỉnh 1.082 điểm, và duy trì được ngưỡng này cho tới phiên ATC.

Lực bán bất ngờ tăng mạnh ở trong phiên ATC khiến VN-Index thu hẹp đà tăng đi đáng kể. Chốt phiên 3/11, VN-Index tăng 1,31 điểm (0,12%) lên 1.076,78 điểm. Dù vậy, độ rộng thị trường lại nghiêng về bên giảm điểm khi có 280 mã của sàn HoSE chốt phiên trong vùng giá đỏ, so với chỉ 253 mã tăng.

Đáng chú ý, thị trường có phiên thứ 2 liên tiếp ghi nhận tăng trưởng về thanh khoản, khi có 756,5 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương đương giá trị 15.411 tỷ đồng, lần lượt giảm 2% và tăng 5,3% so với ngày hôm qua.

VN-Index bị thu hẹp đà giảm vào cuối phiên có sự đóng góp không nhỏ bởi việc nhiều cổ phiếu nhóm VN30 bị bán tháo ở phiên ATC. Chốt phiên 3/11, VN30 giảm 1,31 điểm về còn 1.086,19 điểm bất chấp trước phiên ATC vẫn tăng hơn 10 điểm lên trên 1.095 điểm.

Nhiều mã bị bán ra mạnh và quay đầu giảm điểm trong phiên ATC. Tiêu biểu nhất là VPB khi đang tăng 0,5% chuyển sang giảm tới 2,5% với 7,8 triệu cổ phiếu được bán ra ở phiên ATC – chiếm hơn nửa tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong cả phiên. Tương tự có thể kể đến TPB (tăng 0,3% chuyển sang giảm 2,1%), HPG (tăng 0,2% chuyển sang giảm 0,6%), BID (tăng 0,4% chuyển sang giảm 0,4%)…

Ở chiều ngược lại, các mã tăng điểm mạnh và đóng vai trò dẫn dắt thị trường có thể kể đến là SAB (4,07%), HDB (4,26%), VRE (4,95%), MWG (5,27%) hay TCB (5,62%).

Trong số các mã kể trên, đáng chú ý hơn cả là MWG. Theo đó, sau 2 phiên giảm sàn liên tiếp đẩy thị giá về còn 35.100 đồng/CP – mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020, cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động tăng 5,41% phiên 2/11 và tăng tiếp 5,27% ngày hôm nay. Một điểm đáng khích lệ khác của MWG là việc nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng 56,3 tỷ đồng, sau khi bán ròng hơn 284 tỷ đồng phiên hôm qua.

Đọc tiếp

MBS Research gọi tên cổ phiếu HDB

MBS Research gọi tên cổ phiếu HDB

Trong báo cáo ngành ngân hàng mới nhất, MBS Research lựa chọn cổ phiếu HDB khi đây là một trong những ngân hàng duy trì được chất lượng tài sản, nhưng vẫn đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận vượt trội so với toàn ngành.