Năm 2021, thép xây dựng xuất khẩu Hòa Phát vượt mốc 1 triệu tấn, gấp đôi năm 2020

HÒA PHÁT Việt nAM
09:02 - 11/01/2022
Năm 2021, thép xây dựng xuất khẩu Hòa Phát vượt mốc 1 triệu tấn, gấp đôi năm 2020
0:00 / 0:00
0:00
Năm 2021, Hòa Phát lần đầu tiên xuất khẩu phôi thép và thép xây dựng đạt 2,3 triệu tấn, sản lượng bán hàng đạt trên 1 triệu tấn thép trong một tháng, sản xuất tôn mạ vượt công suất thiết kế đạt 428.000 tấn…

Tháng 12/2021, sản lượng bán hàng các sản phẩm thép của tập đoàn Hòa Phát đạt 799.000 tấn, tăng 14% so với cùng kỳ. Trong đó, thép xây dựng thành phẩm là 353.000 tấn, tăng 10%.

Xuất khẩu thép xây dựng trong tháng 12 tiếp tục đạt sản lượng gần 94.000 tấn, tăng 59% so với cùng kỳ. Thép cuộn cán nóng HRC đạt 217.000 tấn, còn lại là phôi thép, ống thép và tôn mạ.

Trong năm 2021, Thép Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường tổng cộng 8.8 triệu tấn thép bao gồm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng HRC, ống thép và tôn mạ, tăng 35% so với cùng kỳ.

Về tỷ trọng các sản phẩm, thép xây dựng và HRC đóng góp chính vào sản lượng bán hàng. Thép xây dựng ghi nhận 3,9 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ và đóng góp 44% tổng sản lượng thép các loại.

HRC đạt 2,6 triệu tấn, gấp 3 lần năm 2020 và đóng góp 28% tổng sản lượng. Ngoài ra, sản phẩm tôn mạ năm 2021 lần đầu tiên vượt công suất thiết kế khi đạt 428.000 tấn.

Nguồn: CTCP tập đoàn Hòa Phát

Nguồn: CTCP tập đoàn Hòa Phát

Hoạt động xuất khẩu đóng góp quan trọng cho sản lượng năm 2021. Lần đầu tiên xuất khẩu phôi thép và thép xây dựng ghi nhận 2,3 triệu tấn. Thị trường xuất khẩu chính là Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Sản phẩm tôn mạ cũng có một năm xuất khẩu rực rỡ khi đạt 297.000 tấn, đóng góp 69% tổng lượng tôn Hòa Phát cung cấp cho thị trường.

Tháng 3/2021 cũng là lần đầu tiên Hòa Phát cán mốc sản lượng bán hàng trên 1 triệu tấn thép trong một tháng.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trong khi thị trường trong nước bị ảnh hưởng do đại dịch Covid 19, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.

Về thị phần, hiện nay, tập đoàn Hòa Phát tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép. Tôn Hòa Phát nằm trong Top 5 doanh nghiệp giữ thị phần lớn nhất Việt Nam.

Nhà máy trong Khu liên hợp gang thép ở Dung Quất sản xuất thép tấm cuộn cán nóng HRC là động lực tăng trưởng chính của Hòa Phát, giúp doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp thép HRC lớn nhất cho thị trường nội địa hiện nay. Lũy kế từ khi sản phẩm đầu tiên ra lò đến đầu tháng 12/2021, sản lượng thép cuộn cán nóng HRC Hòa Phát đạt 3 triệu tấn.

Công ty đang phát triển thêm mảng sản xuất chế tạo các sản phẩm sau thép nhằm tạo thêm thị trường tiêu thụ cho thép HRC như công ty sản xuất container và công ty chế tạo điện lạnh.

Nguồn: CTCP tập đoàn Hòa Phát Đơn vị tính: tấn

Nguồn: CTCP tập đoàn Hòa Phát Đơn vị tính: tấn

Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất hoàn thành đã vận hành hết công suất với 11 nhà máy, một cảng biển với sản lượng đạt hơn 5,2 triệu tấn/năm; Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Hải Dương đạt công suất 2,5 triệu tấn/năm; Tổ hợp luyện cán thép tại Hưng Yên 400 nghìn tấn/năm đã đưa Hòa Phát trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam, tương đương Top 50 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới.

Từ năm 2022, Tập đoàn sẽ triển khai dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, công suất 5,6 triệu tấn/năm. Hòa Phát đang xử lý công đoạn làm sạch đất và dự kiến ​​khởi công xây dựng nhà máy thép Dung Quất 2 vào đầu năm nay. Tổng thời gian xây dựng khoảng 30 tháng.

Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất

Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất

Nhà máy thép này bao gồm hai lò cao với tổng công suất 5,6 triệu tấn, trong đó 4,6 triệu tấn HRC và 1,0 triệu tấn là thép xây dựng chất lượng cao. Lò đầu tiên dự kiến ​​đi vào hoạt động vào nửa cuối năm 2023 và lò thứ hai vào năm 2024.

Dự kiến, khi hoàn thành vào năm 2025, sản lượng thép của Hòa Phát sẽ đạt khoảng 14 triệu tấn/năm, lọt Top 30 Doanh nghiệp thép lớn nhất toàn cầu.

Về kết quả sản xuất kinh doanh, theo Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp trong quý 4/2021 của mảng thép xây dựng vẫn duy trì ở mức ổn định, song tỷ suất lợi nhuận của HRC có thể giảm do giá bán suy yếu.

Trong khi giá nguyên vật liệu biến động mạnh thì giá thép xây dựng tương đối ổn định, cụ thể giá thép cây và thép cuộn tăng từ khoảng 16.400 đồng/kg trong quý 3 lên mức đỉnh 17.000 đồng/kg vào tháng 10, sau đó giảm nhẹ 3,5%.

Do đó, mặc dù tỷ suất lợi nhuận gộp có thể giảm nhưng VDSC kỳ vọng lợi nhuận sau thuế quý 4/2021 của HPG đạt 10.430 tỷ đồng (tương ứng 457 triệu USD), tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu HPG đã có 3 phiên giảm điểm liên tiếp. Chốt phiên ngày 10/1, thị giá HPG đang ở mức 45.650 đồng/cp với khối lượng giao dịch 17,477,500. Vốn hóa thị trường đạt 204,188.92 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.