Những lần gọi vốn triệu đô của Tiki và kế hoạch lên sàn chứng khoán Mỹ

DOANH NGHIỆP Việt nAM
21:09 - 23/01/2022
Từ một cửa hàng bán sách trực tuyến, Tiki phát triển thành sàn thương mại điện tử đa ngành.
Từ một cửa hàng bán sách trực tuyến, Tiki phát triển thành sàn thương mại điện tử đa ngành.
0:00 / 0:00
0:00
Năm 2021 đánh dấu sự chuyển mình của Tiki với việc gọi vốn thành công 258 triệu USD khi lấn sân sang lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Nguồn vốn này đưa định giá của công ty lên gần 1 tỷ USD, giúp tiến gần hơn mục tiêu niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Theo tính toán của Google, Temasel và Bain & Company, thị trường thương mại điện tử Việt Năm năm 2021 tăng trưởng đến 53% so với 2020, lên 13 tỷ USD. Sự tăng trưởng vượt bậc của ngành này trong hai năm Covid-19 mang đến nguồn lợi trực tiếp cho các sàn thương mại điện tử. Tiki cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Theo tiết lộ của đại diện Tiki trong lần đầu chính thức chia sẻ về thông tin tài chính hồi tháng 11/2021, sàn thương mại điện tử này liên tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số trong suốt 2 năm Covid-19 hoành hành.

Như quý 3/2021, dịch vụ giao thực phẩm tươi sống TikiNGON thiết lập kỷ lục tăng trưởng khoảng 2.000% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng hội viên sử dụng dịch vụ giao hàng nhanh TikiNOW 2 giờ tăng gấp 3 lần. Khối lượng hàng hóa của TikiPRO - dịch vụ giao hàng và lắp ráp theo lịch hẹn tăng trưởng xấp xỉ 150% so với cùng kỳ năm 2020.

Từ trang bán sách online đến sàn thương mại tỷ đô

Tiki được sáng lập bởi anh Trần Ngọc Thái Sơn (SN 1980), thạc sĩ chuyên ngành Thương mại điện tử (Đại học New South Wale, Úc). Khi bắt đầu hoạt động năm 2010, đây chỉ là một cửa hàng bán sách trực tuyến nhỏ, bắt nguồn từ sở thích tìm tòi, sưu tầm sách và 5.000 USD tiết kiệm của anh Sơn. Cái tên thương hiệu Tiki chính là viết tắt từ hai từ "Tìm kiếm" và "Tiết kiệm".

Thời điểm này, Tiki chỉ bán các sách bằng tiếng Anh với hơn 100 đầu sách, kho tại gara xe và văn phòng ở ngay trong phòng ngủ của anh Sơn. Vốn ít ỏi, không có nhân viên, anh phải trực tiếp kiêm nhiệm nhiều vai trò, từ giám đốc điều hành, nhân viên tổng đài, nhân viên bọc sách đến giao hàng cho khách.

Tháng 3/2012, Tiki nhận được sự đầu tư của Soichi Tajima – Chủ tịch và CEO của Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures Inc. Nhờ vậy, nhân viên, văn phòng và kho chứa chuyên nghiệp hơn, định hướng phát triển thành nhà sách trực tuyến số 1 tại Việt Nam.

Tôi mong mọi startup Việt có thể nhìn vào chặng đường 10 năm của Tiki, từ đó có thêm cảm hứng và niềm tin để tiếp tục nuôi dưỡng những giấc mơ lớn, biến Việt Nam trở thành một nơi thu hút được nhiều nguồn vốn từ khắp nơi trên thế giới đổ về, đánh dấu Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới. Hãy để các nhà đầu tư khắp thế giới nhìn thấy tiềm năng rất lớn của thị trường Việt Nam.CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn

Năm 2016, Tiki tiếp tục nhận được 384 tỷ đồng đầu tư từ Công ty Cổ phần VNG. Nhờ khoản này, công ty chú trọng phát triển hệ thống phần mềm, công nghệ. Và đến năm 2018, khoản vốn trị giá 54 triệu USD được rót từ công ty JDar Inc của Trung Quốc và Công ty STIC Investment của Hàn Quốc đã chính thức củng cố vị thế của Tiki trên thị trường thương mại điện tử.

Từ một website bán sách tiếng Anh 10 năm trước, đến nay, Tiki đã trở thành nền tảng thương mại điện tử đa ngành, được nhắc tên cùng các “ông lớn” trong khu vực có kinh doanh tại Việt Nam như Shopee, Lazada.

Hiện Tiki có gần 4.000 nhân viên và 20 triệu khách hàng đăng ký. Trong đó, sàn thương mại điện tử Tiki với gần 30 ngành hàng, chuỗi cung ứng TikiNOW Smart Logistics với 20 trung tâm vận hành và kho có tổng diện tích lên đến gần 80.000m2. Đặc biệt, sau vòng gọi vốn thứ 5, giá trị của Tiki đã gần đạt đến công ty “kỳ lân” (giá trị doanh nghiệp startup được định giá trên 1 tỷ USD).

Chuyển sang pháp nhân Singapore

Vòng gọi vốn thứ 5 (series E) của Tiki diễn ra trong năm 2021 vừa qua, được dẫn dắt bởi Tập đoàn bảo hiểm toàn cầu AIA. Ngoài ra còn có sự góp mặt của các nhà đầu tư khác là UBS AG (chi nhánh London), Mirae Asset-Naver Châu Á và Taiwan Mobile Co. đến từ Đài Loan, Trung Quốc. Tổng cộng, Tiki đã huy động được 258 triệu USD.

Lần gọi vốn kế trước của Tiki diễn ra vào khoảng giữa năm 2020, với 130 triệu USD từ Northstar Group - công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở tại Singapore.

Theo CEO Trần Ngọc Thái Sơn, khoản đầu tư 258 triệu USD sẽ được đưa vào các khoản đầu tư logistics, bao gồm trí tuệ nhân tạo và robot để quản lý hàng tồn kho, xử lý đơn đặt hàng và giao hàng. Tiki cũng đang có kế hoạch cung cấp các gói bảo hiểm nhân thọ tùy chỉnh và dễ tiếp cận với người dùng.

Cũng theo tiết lộ của anh Sơn, Tiki có ý định sẽ IPO tại Mỹ vào năm 2025. Tuy vậy, sau vòng gọi vốn thứ 5 thành công, kế hoạch này có thể được thực hiện sớm hơn.

Để chuẩn bị cho kế hoạch IPO trên sàn ngoại, từ cuối tháng 7/2021, Tiki đã chuyển nhượng 90,54% cổ phần cho pháp nhân Tiki Global có trụ sở tại Singapore; ngay sau khi phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức chào bán riêng lẻ tăng vốn từ 230 tỉ đồng lên 2.430 tỉ đồng.

Tiki muốn thành lập một "thực thể" doanh nghiệp tại Singapore để quá trình IPO lên sàn Mỹ thuận lợi hơn.

Tiki muốn thành lập một "thực thể" doanh nghiệp tại Singapore để quá trình IPO lên sàn Mỹ thuận lợi hơn.

Công ty Tiki Global Pte. Ltd thành lập tháng 5/2021 theo pháp luật Singapore, tính đến nay chưa có bất cứ hoạt động kinh doanh nào trên thị trường Việt Nam. Chủ sở hữu duy nhất kiêm giám đốc của Tiki Global là bà Teo Shiot Lun Tessa, quốc tịch Singapore.

Lý giải về việc chuyển nhượng cổ phần, ông Ngô Hoàng Gia Khánh, Phó Tổng Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp của Tiki cho biết, bản chất đây là hoạt động để Tiki thành lập một "thực thể" doanh nghiệp tại Singapore; nhằm phục vụ nhiều mục tiêu cho giai đoạn phát triển sắp tới. Trong đó, trọng tâm chính là tạo thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

"Tại Việt Nam, một nhà đầu tư nước ngoài mua một cổ phần thôi thì chúng tôi cũng phải làm các thủ tục theo quy định, mất từ 4-5 tháng mới có thể hoàn thành được. Quy trình này không thuận lợi cho một công ty tại Việt Nam muốn IPO tại thị trường quốc tế", ông Khánh giải thích.

Bên cạnh đó, theo ông Khánh, Tiki còn có kế hoạch xây dựng một tech hub - trung tâm công nghệ để thu hút, phát triển đội ngũ kĩ sư. Khi Tiki có trụ sở tại Singapore thì theo luật của nước bạn, công ty có thể được Chính phủ Singapore hỗ trợ trả đến 50% lương cho nhân sự.

Thực tế, trước Tiki, nhiều startup khác cũng đã có những động thái tương tự khi lập công ty ở ngoài Việt Nam (thường là Singapore hoặc Hong Kong) rồi đầu tư ngược lại vào pháp nhân trong nước. Có thể kể đến như Vntrip OTA, Base, Luxstay, Cốc Cốc, Telio, Topica…

Singapore là một trong số quốc gia thu hút các startup bởi có chính sách thuế ưu đãi, môi trường thông thoáng, cơ sở hạ tầng phát triển và lực lượng lao động có tay nghề cao.

Lối tắt tiếp cận thị trường quốc tế

Ngoài việc niêm yết với tư cách pháp nhân Singapore, Tiki còn nghĩ tới phương án tiếp cận vốn ở thị trường Mỹ bằng việc sát nhập với một SPAC. Đây là hình thức đã xuất hiện khoảng 3 thập kỷ ở phố Wall, nhưng gần đây mới trở thành một cơn sốt trong giới đầu tư ở Mỹ.

SPAC là một công ty được một nhóm nhỏ các nhà đầu tư sành sỏi hoặc các chuyên gia đầu ngành thành lập với mục đích hợp nhất với một công ty đang hoạt động (công ty mục tiêu) và tiến hành huy động vốn thông qua IPO.

Thống kê từ Đại học Florida cho thấy, trong năm 2020, có 247 thương vụ IPO của các công ty SPAC, với tổng vốn huy động là 83 tỷ USD. Nhưng chỉ vài tháng trong năm 2021 đã có hơn 412 thương vụ, với số vốn huy động được 121 tỷ USD. Trong đó, đáng chú ý chính là thương vụ của Grab - công ty kinh doanh dịch vụ đặt xe và giao hàng qua ứng dụng di động.

Hồi tháng 12/2021, startup Đông Nam Á này đã thành công trong việc niêm yết theo chỉ số Nasdaq trên Phố Wall với mã GRAB, sau khi đạt được thỏa thuận sáp nhập trị giá 40 tỷ USD với công ty SPAC Altimeter Growth.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.