Phát triển giao thông, khơi thông dòng chảy kinh tế vùng núi phía Bắc

Hạ tầng giao thông hạn chế đã kìm chân sự phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Khơi thông được vướng mắc này sẽ tạo ra dòng chảy kinh tế giữa các khu vực, từ đó làm nên sự đột phá, thay đổi diện mạo kinh tế của vùng.

Ảnh: Lê Hồng Nhung
Ảnh: Lê Hồng Nhung

Tại Diễn đàn liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiều ngày 27/9, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI nhận định, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Việt Nam.

Đây cũng là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, thuận lợi kết nối giao thương với Trung Quốc và ASEAN. Trong đó, có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biên mậu, là vùng giàu tài nguyên, khoáng sản; thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; có tiềm năng về du lịch đặc sắc...

Tuy nhiên, ông Phòng cho rằng, lợi thế của vùng vẫn chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Trong đó, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn là "vùng trũng" trong phát triển kinh tế và là "lõi nghèo" của cả nước, liên kết vùng còn chưa chặt chẽ.

Ông Hoàng Trường Giang – Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế vùng và địa phương, Ban Kinh tế trung ương cho biết, với Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, mục tiêu đến năm 2030, Trung du và miền núi Bắc Bộ sẽ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng.

Đồng thời, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản; kinh tế cửa khẩu, du lịch; đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, ông Giang nói.

Những quyết sách này khi đi vào thực tiễn sẽ giúp nâng cao năng lực kinh tế cả vùng, hỗ trợ cải thiện sinh kế và đời sống người dân, bà con đồng bào các dân tộc thiểu số trong vùng...

3 vấn đề lớn nổi cộm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm: công tác quy hoạch còn chậm, cơ sở hạ tầng hạn chế và phê duyệt chủ trương các dự án đầu tư vẫn chưa nhanh. Ảnh: Mekong ASEAN.
3 vấn đề lớn nổi cộm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm: công tác quy hoạch còn chậm, cơ sở hạ tầng hạn chế và phê duyệt chủ trương các dự án đầu tư vẫn chưa nhanh. Ảnh: Mekong ASEAN.

Trong giai đoạn 2021-2030, mục tiêu tăng trưởng GRDP của vùng đạt 8-9%/năm; đến năm 2030, quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 12-13%, công nghiệp - xây dựng chiếm 45-46%, dịch vụ chiếm 37-38%....

Tuy nhiên, ông Giang cũng thấy rằng, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đang phải đối mặt với 3 vấn đề lớn, bao gồm công tác quy hoạch còn chậm, cơ sở hạ tầng hạn chế và phê duyệt chủ trương các dự án đầu tư vẫn chưa nhanh.

Hạ tầng giao thông là động lực để kinh tế vùng có sự phát triển đột phá

Bàn rõ hơn về vấn đề chính sách cho phát triển cơ sở hạ tầng, theo Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải Phạm Hoài Chung, để phát huy thế mạnh của vùng, cần phải xác định việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (quốc gia, vùng, địa phương) đồng bộ và phù hợp với đặc điểm, lợi thế và định hướng phát triển kinh tế của vùng. Từ đó, giao thông vừa là động lực thúc đẩy, vừa là cơ hội đầu tư phát triển song hành với tiềm năng kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Tại diễn đàn, do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, ông Chung đề xuất 3 loại hình, trong đó có 2 loại hình giao thông trọng tâm được cho là phù hợp nhất đối với sự phát triển của vùng để tập trung ưu tiên đầu tư sớm, bao gồm đường bộ cao tốc và cảng hàng không.

Trong đó, cao tốc là phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn, tạo điều kiện kết nối vùng với vùng thủ đô Hà Nội theo mô hình hướng tâm sẽ liên kết các địa phương đi lên các cửa khẩu và về với vùng thủ đô để ra cảng biển và các vùng khác trong cả nước, phục vụ hành khách, hàng hóa ở các chặng đường ngắn và trung bình. Đồng thời sẽ kết nối đến các phương thức vận tải đường dài như đường sắt, đường biển.

Phát triển giao thông, khơi thông dòng chảy kinh tế vùng núi phía Bắc

"Loại hình giao thông này cần được ưu tiên hơn vì sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho đại đa số người dân, doanh nghiệp trong việc tiết kiệm được nhiều thời gian di chuyển, kịp thời đưa sản phẩm, dịch vụ đến với thị trường"

Ông Phạm Hoài Chung

Theo Đề án Thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, kết quả tính toán trên một số tuyến đường cao tốc đã đầu tư trong giai đoạn 2010 – 2020, tốc độ tăng trưởng GRDP của từng địa phương (có tuyến cao tốc đi qua địa bàn) tăng từ 1,1-2%/năm; tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy thu hút đầu tư.

Về cảng hàng không, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023. Theo đó, trong vùng sẽ có 3 cảng hàng không trong lộ trình đầu tư dự kiến đến 2030 cần được kêu gọi đầu tư, bao gồm dự án cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai; dự án cảng hàng không Lai Châu, tỉnh Lai Châu; dự án cảng hàng không Nà Sản, tỉnh Sơn La.

“Các doanh nghiệp đầu tư dự án hạ tầng giao thông cảng hàng không, sân bay yêu cầu là các doanh nghiệp mạnh, có chuỗi giá trị đầu tư thông qua hệ sinh thái gắn kết với dự án đầu tư giao thông để phát huy giá trị như đầu tư hệ sinh thái du lịch, nghĩ dưỡng, hoặc khai thác khoáng sản….hoặc khu đô thị sân bay”, ông Phạm Hoài Chung đề xuất.

Đối với loại hình thứ 3, đó là đường sắt kết nối. “Hiện 90% vận tải của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phụ thuộc vào vận tải đường bộ. Do đó, cần quan tâm đẩy mạnh phát triển hạ tầng đường sắt để kết nối với vận tải biển giữa vùng và các vùng lân cận, tạo thuận lợi cho lưu thông và nâng cao giá trị hàng hoá của vùng”, ông Chung chia sẻ.

Cải thiện được vấn đề hạ tầng giao thông sẽ giúp khơi thông dòng chảy kinh tế, nâng cao đời sống người dân vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Ảnh: Mekong ASEAN.
Cải thiện được vấn đề hạ tầng giao thông sẽ giúp khơi thông dòng chảy kinh tế, nâng cao đời sống người dân vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Ảnh: Mekong ASEAN.

Là một trong những điểm sáng kinh tế của vùng, Lào Cai thời gian qua cũng đã tập trung vào phát triển hạ tầng giao thông. Chia sẻ tại sự kiện, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai Hoàng Quốc Khánh cho biết, Lào Cai đã tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, đến nay có thể nói tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương có mạng lưới giao thông thuận lợi, đa dạng.

Cụ thể, các tuyến Quốc lộ phân bố rộng khắp, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai liên kết với vùng thủ đô, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh đã có phương án nâng cấp lên khổ lồng 1,435m, đẩy mạnh phát triển tuyến đường thủy nội địa và đặc biệt phát triển đường hàng không với cảng Hàng không Sa Pa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, sẽ khởi công trong thời gian tới.

Tỉnh Lào Cai cũng xác định mục tiêu xây dựng tỉnh thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, để làm được điều này, ông Khánh cho rằng, Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh việc triển khai các dự án lớn về hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không để thúc đẩy liên kết vùng.

Trong đó, đầu tư dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai theo quy mô 4 làn xe vào năm 2023 và hoàn thiện quy mô 6 làn xe theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2030, do đây là tuyến đường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Lào Cai cũng như khu vực Tây Bắc.

Thứ hai, hỗ trợ tỉnh Lào Cai hoàn thành và đưa vào khai thác cảng hàng không Sa Pa đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C, công suất 3 triệu hành khách/năm trước năm 2030.

Phát triển giao thông, khơi thông dòng chảy kinh tế vùng núi phía Bắc

“Cảng hàng không Sa Pa được đầu tư, đưa vào hoạt động sẽ có sức lan tỏa rất lớn đối với tỉnh Lào Cai nói riêng, khu vực Tây Bắc và cả nước nói chung, từng bước góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng của Lào Cai với các địa phương của Việt Nam và vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc"

Ông Hoàng Quốc Khánh

Thứ ba, sớm nghiên cứu quy hoạch dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ đường 1.435mm, vì đây là tuyến đường có ý nghĩa rất lớn đối với việc kết nối giữa các tỉnh vùng duyên hải Bắc bộ, khu vực Hà Nội và các tỉnh khu vực Tây Bắc. Đồng thời, kết nối vận tải đường sắt với Trung Quốc và từ đó kết nối với đường sắt các nước Á - Âu.

Thứ tư, hoàn thành xây dựng tuyến nối đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với Hà Giang (CT.12) theo quy mô 4 làn xe. Nghiên cứu giải pháp huy động nguồn lực để triển khai sớm cao tốc Bảo Hà (Lào Cai) - Lai Châu (CT.13) theo quy mô 4 làn xe.

Thứ năm, hoàn thiện các tuyến quốc lộ gồm QL.70, QL.4, QL.4D, QL.4E, QL.279 và các tuyến quốc lộ kết nối với các tuyến quốc lộ đi qua tỉnh theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối giữa Lào Cai với các trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là đường sắt lưỡng dụng

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là đường sắt lưỡng dụng

Theo Thủ tướng Chính phủ, Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng toàn tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam với vận tốc thiết kế 350 km/h; là đường sắt lưỡng dụng, vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ quốc phòng, an ninh.
Đặt mục tiêu khởi công dự án thành phần đầu tiên đường sắt cao tốc cuối năm 2027

Đặt mục tiêu khởi công dự án thành phần đầu tiên đường sắt cao tốc cuối năm 2027

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án thành phần đường sắt cao tốc Bắc - Nam đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP HCM vào cuối năm 2027.
Hà Nội thông xe 2 tuyến đường Âu Cơ và Xuân Diệu

Hà Nội thông xe 2 tuyến đường Âu Cơ và Xuân Diệu

Sáng 4/10, hai tuyến đường Âu Cơ và Xuân Diệu (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) chính thức được thông xe sau khi cải tạo, mở rộng. Hai công trình cũng được gắn biển chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hà Nội: 70% căn hộ bán được trong 9 tháng đầu năm có giá trên 4 tỷ đồng

Hà Nội: 70% căn hộ bán được trong 9 tháng đầu năm có giá trên 4 tỷ đồng

Theo Savills Việt Nam, trong tổng số các căn hộ bán được tại thị trường Hà Nội từ đầu năm đến nay, căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70%, tăng mạnh từ mức 2% trong năm 2020; 29% còn lại là các căn hộ từ 2 đến 4 tỷ đồng; đặc biệt căn hộ giá dưới 2 tỷ đồng chỉ chiếm 1% .
Vị trí 26 nhà ga được đề xuất trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Vị trí 26 nhà ga được đề xuất trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đề xuất với chiều dài 1.541 km, đi qua 20 tỉnh thành và khi hoàn thiện sẽ mang lại sự kết nối thuận tiện từ Hà Nội đến TP HCM.
Đề xuất giảm vốn đầu tư đường Vành đai 4 vùng Thủ đô

Đề xuất giảm vốn đầu tư đường Vành đai 4 vùng Thủ đô

Sau khi TP Hà Nội rà soát, cân đối và thống nhất với hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, tổng mức đầu tư của dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô sẽ giảm khoảng 2.129 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư ban đầu.
Hà Nội: Xây dựng đô thị thông minh trong môi trường số

Hà Nội: Xây dựng đô thị thông minh trong môi trường số

Giữa bối cảnh hội nhập quốc tế và xu hướng của cách mạng công nghiệp mới, Hà Nội xác định rằng việc xây dựng một đô thị thông minh là yêu cầu tất yếu và cấp thiết.
Khởi công cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường nối 3 tỉnh Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh

Khởi công cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường nối 3 tỉnh Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh

Sáng 2/10, UBND tỉnh Bến Tre đã khởi công dự án cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre và khởi động dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh.
TP Thủ Đức: Thông xe cầu Nam Lý bắc qua sông Rạch Chiếc

TP Thủ Đức: Thông xe cầu Nam Lý bắc qua sông Rạch Chiếc

Sáng 2/10, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM đã thông xe dự án cầu Nam Lý trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp bắc qua sông Rạch Chiếc, TP Thủ Đức.
Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11

Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11

Ngày 1/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương liên quan về triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
Hoàn thành xây dựng cầu Phong Châu mới chậm nhất trong năm 2025

Hoàn thành xây dựng cầu Phong Châu mới chậm nhất trong năm 2025

Văn phòng Chính phủ có văn bản ngày 30/9 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông với huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ cơ sở chọn tốc độ 350km/h

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ cơ sở chọn tốc độ 350km/h

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 441 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Chính thức thông xe cầu phao thay thế cầu Phong Châu, Phú Thọ

Chính thức thông xe cầu phao thay thế cầu Phong Châu, Phú Thọ

Từ 6h ngày 30/9, Lữ đoàn công binh 249 (Binh chủng Công binh) chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng thuộc huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), phục vụ nhu cầu đi lại trước mắt của người dân.
Khởi công tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình

Khởi công tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình

Sáng 29/9, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Hải Dương: Khởi công nhà máy văn phòng phẩm Deli 6500 tỷ đồng

Hải Dương: Khởi công nhà máy văn phòng phẩm Deli 6500 tỷ đồng

Ngày 28/9, Tập đoàn Deli (Trung Quốc) đã khởi công xây dựng Nhà máy Deli Hải Dương tại khu công nghiệp Đại An mở rộng.
TP HCM tăng kinh phí dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm lên hơn 17.000 tỷ đồng

TP HCM tăng kinh phí dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm lên hơn 17.000 tỷ đồng

Tại kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP HCM sáng 27/9, các đại biểu nhất trí thông qua tờ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng Rạch Xuyên Tâm.
Hải Dương: Huyện Cẩm Giàng khai trương chợ mới Phú Lộc

Hải Dương: Huyện Cẩm Giàng khai trương chợ mới Phú Lộc

Chợ mới Phú Lộc được đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tiểu thương đang bán hàng tại chợ Phú Lộc cũ và của người dân thôn Phú Lộc nói riêng, người dân trong và ngoài xã Cẩm Vũ (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) nói chung.
Khởi công dự án cao tốc 17.000 tỷ đồng tại Đông Nam Bộ vào tháng 11/2024

Khởi công dự án cao tốc 17.000 tỷ đồng tại Đông Nam Bộ vào tháng 11/2024

Sáng 26/9, trong chương trình công tác tại Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát thực địa, kiểm tra tiến độ triển khai dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.
Hơn 1.200 gian hàng tham gia triển lãm Vietbuild 2024 lần thứ 3 tại Hà Nội

Hơn 1.200 gian hàng tham gia triển lãm Vietbuild 2024 lần thứ 3 tại Hà Nội

Sáng 25/9, tại Hà Nội, lễ khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild 2024 lần thứ 3 với chủ đề “Trang trí nội ngoại thất – Kiến trúc – Bất động sản và Vật liệu xây dựng” được diễn ra tại Cung Triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia.
Bến Tre sắp khởi động dự án đường bộ ven biển kết nối 3 tỉnh ĐBSCL

Bến Tre sắp khởi động dự án đường bộ ven biển kết nối 3 tỉnh ĐBSCL

UBND tỉnh Bến Tre vừa ban hành kế hoạch tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre và khởi động dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh.
Quy hoạch tỉnh giúp Đồng Nai 'kết nối, hội nhập và cất cánh'

Quy hoạch tỉnh giúp Đồng Nai 'kết nối, hội nhập và cất cánh'

Đây là nhận định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai diễn ra ngày 24/9, tại TP Biên Hòa.
Điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang lên 4 làn xe

Điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang lên 4 làn xe

Sáng 24/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, một số Bộ, ngành liên quan về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.
Chủ tịch tỉnh Hải Dương kiểm tra một số dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh

Chủ tịch tỉnh Hải Dương kiểm tra một số dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh

Chiều 23/9, ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương kiểm tra thực tế tình hình triển khai một số dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
Duyệt gấp hơn 9 tỷ đồng phục vụ trục vớt cầu Phong Châu, Phú Thọ

Duyệt gấp hơn 9 tỷ đồng phục vụ trục vớt cầu Phong Châu, Phú Thọ

Cục Đường bộ Việt Nam vừa phê duyệt khoản kinh phí hơn 9 tỷ đồng để trục vớt cầu Phong Châu và các phương tiện gặp nạn trong vụ sập cầu.
Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 nối hai tỉnh Bình Dương - Đồng Nai

Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 nối hai tỉnh Bình Dương - Đồng Nai

Sáng 23/9, UBND tỉnh Bình Dương khánh thành dự án xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2) nối liền xã Bạch Đằng, TP Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) với xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai).
Năm 2025 sẽ có cầu nối liền hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương

Năm 2025 sẽ có cầu nối liền hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương

Cầu Kênh Vàng sẽ là biểu tượng kết nối hành lang phát triển giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và nâng cao đời sống người dân hai tỉnh.
Thủ tướng: Nhà ở xã hội phải có hạ tầng đầy đủ như nhà ở thương mại

Thủ tướng: Nhà ở xã hội phải có hạ tầng đầy đủ như nhà ở thương mại

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, nhà ở xã hội cần có hạ tầng giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục, điều kiện vệ sinh môi trường đầy đủ cho người dân như nhà ở thương mại.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành Vành đai 4 qua Bắc Ninh cuối năm 2025

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành Vành đai 4 qua Bắc Ninh cuối năm 2025

Sáng 22/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua Bắc Ninh tại thị xã Thuận Thành.
Triển khai cao điểm '500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường cao tốc'

Triển khai cao điểm '500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường cao tốc'

Đợt thi đua "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc" vừa được phát động với 5 nội dung thi đua chính, thực hiện từ tháng 8, sơ kết vào tháng 12 và tổng kết vào cuối năm 2025.
Hà Nội sắp khánh thành Cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng

Hà Nội sắp khánh thành Cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành kế hoạch về việc khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội.
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho người dân Làng Nủ vào ngày 21/9

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho người dân Làng Nủ vào ngày 21/9

Việc xây dựng khu nhà tạm được bố trí trên nền nhà văn hóa cũ của thôn, với tổng diện tích đất mượn của bà con là 2.500 m2. Mỗi gian nhà ở đây có diện tích 36 m2.
IDICO được chấp thuận xây dựng khu công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng

IDICO được chấp thuận xây dựng khu công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ngày 17/9 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng cầu Phong Châu mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện ngày 16/9 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Hải Dương: Huyện Kim Thành nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển

Hải Dương: Huyện Kim Thành nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển

Trên địa bàn huyện Kim Thành (Hải Dương), trong thời gian qua, công tác đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm và đẩy mạnh, nhiều công trình được triển khai, thực hiện, từ đó đã tạo thêm động lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương.
Quảng Ngãi: Cầu Trà Khúc 2 thông xe trở lại sau hơn 2 tháng sửa chữa

Quảng Ngãi: Cầu Trà Khúc 2 thông xe trở lại sau hơn 2 tháng sửa chữa

Sau hơn 2 tháng sửa chữa, cầu Trà Khúc 2 (TP Quảng Ngãi) chính thức thông xe trở lại, các phương tiện lưu thông theo hai hướng Bắc - Nam đi qua cầu bình thường.
Vẫn còn 51 vị trí bị hạn chế giao thông trên các tuyến sông phía Bắc

Vẫn còn 51 vị trí bị hạn chế giao thông trên các tuyến sông phía Bắc

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa thông báo danh sách vị trí đang hạn chế giao thông đường thủy trên các tuyến sông khu vực phía Bắc, để đảm bảo an toàn công trình cầu vượt sông.
Xem thêm