Phát triển nông nghiệp bền vững cần khoản đầu tư lớn và lâu dài

Ngành nông nghiệp đóng vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, nhưng cũng là một trong những ngành có mức phát thải khí nhà kính rất lớn.

Ảnh minh họa Internet
Ảnh minh họa Internet

Nông nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) toàn quốc, tập trung chủ yếu trong 3 lĩnh vực chính: trồng lúa nước phát thải 49,7 triệu tấn CO2 quy đổi (CO2e), chiếm 50%; chăn nuôi phát thải 18,5 triệu tấn CO2e, chiếm 19%; quản lý đất và sử dụng phân bón phát thải 13,2 triệu tấn CO2e, chiếm 13%.

Trong đó, ngành lúa gạo chiếm tới 48% lượng phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp và hơn 75% lượng khí thải mê tan, tương đương với lượng phát thải khoảng 49,6 triệu tấn khí nhà kính mỗi năm.

Có nhiều nguyên nhân làm tăng phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa, bao gồm sử dụng nước kém hiệu quả, mật độ gieo sạ cao, tỷ lệ bón phân chưa hiệu quả, thu hoạch rơm rạ chưa đúng cách…

Tại Hội thảo Phát triển bền vững 2023 với chủ đề "Trách nhiệm của chúng ta - Hành động của chúng ta" do Báo Đầu tư tổ chức tại Hà Nội, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết, tập đoàn này triển khai trồng trên 2 triệu hecta lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, để có thể giảm phát thải khí nhà kính, doanh nghiệp tiến hành cải tiến các sản phẩm sinh học, áp dụng kinh tế tuần hoàn và phát triển xanh nhằm mục tiêu tạo ra 10 triệu chứng chỉ carbon.

Tuy nhiên, phát triển bền vững là chặng đường dài không thể đi một mình, từ nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà quản lý,… và nhất là người tiêu dùng cần đồng hành cùng nhau.

Ảnh tác giả

"Phát triển bền vững là chặng đường dài không thể đi một mình".

Bà Lê Thị Hoài Thương
Trưởng phòng Đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam

“Là nhà thu mua cà phê lớn nhất tại Việt Nam, chúng tôi đã phối hợp với nhà quản lý, các trung tâm khuyến nông và người nông dân để thực hiện chương trình nông nghiệp, trong đó người nông dân là trọng tâm.

Chúng tôi đã kết nối với 21 ngàn hộ nông dân để họ có thể tái canh cây cà phê và đã hỗ trợ tái canh hơn 63 triệu cây cà phê tại Tây Nguyên, tiến hành thử nghiệm, đong đo kiểm đếm để canh tác với phát thải thấp…”, đại diện Nestlé Việt Nam, bà Lê Thị Hoài Thương, Trưởng phòng Đối ngoại cấp cao cho biết.

Bà Thương cho biết thêm, nguồn cung ứng chiếm hơn 70% lượng phát thải của tập đoàn trên toàn cầu. Vì vậy, đây là lý do tập đoàn tập trung vào công đoạn này.

Nestlé đã ứng dụng công nghệ số để tính toán được nguồn đầu vào - đầu ra, giúp người nông dân thấy được hiệu quả khi thay đổi tập quán canh tác.

Sự thay đổi tập quán canh tác cũ không chỉ nhằm kiểm soát nguồn phát thải mà còn mang lại hiệu quả lâu dài chính là nâng cao chất lượng của nguồn nguyên liệu, tiết kiệm vật tư đầu vào, canh tác hiệu quả, kiểm soát được nguồn vốn đầu tư... Và điều đó mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như doanh nghiệp.

Vấn đề phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp có một phần không nhỏ nguồn phát thải là do canh tác chưa chính xác. Đó là khẳng định của bà Đoàn Vũ Uyên Duyên, Phó Tổng Giám đốc CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS).

“Canh tác chính xác đòi hỏi cách thức tiếp cận khác nhau với các nguồn tài nguyên. Và ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp tính toán việc đó một cách chính xác. Ví dụ như số lượng phân bón sử dụng cho từng loại đất khác nhau.

Ảnh tác giả

“Nền tảng công nghệ tốn chi phí nhưng lợi ích mang lại về lâu dài".

Bà Đoàn Vũ Uyên Duyên
Phó Tổng Giám đốc CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS)

Cùng với mô hình canh tác chính xác, lên men chính xác, TTC AgriS có thể sử dụng vừa đủ các yếu tố nguyên liệu, vật tư đầu vào trong quá trình sản xuất, loại bỏ tồn dư không cần thiết”, bà Duyên chia sẻ.

Cũng lựa chọn giải pháp chuyển đổi số, TTC AgriS phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp bao gồm hệ sinh thái ERP Oracle Cloud tích hợp nền tảng công nghệ nông nghiệp Agtech và thực phẩm Foodtech nhằm tối ưu hóa hiệu quả trong hoạt động sản xuất, quản trị điều hành và gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp của TTC AgriS được phát triển từ năm 2020 đã mang đến lợi ích chung cho các bên liên quan.

Ví dụ như với người nông dân, việc sử dụng ứng dụng công nghệ sẽ chỉ ra các thời điểm quan trọng trong quá trình trồng trọt, giúp họ có cơ hội tiếp cận các nghiên cứu nông học hữu ích, tận dụng được tất cả các nguồn phụ liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất để gia tăng giá trị, gia tăng nguồn thu…

Phát triển bền vững cần nguồn tài chính lớn để đầu tư lâu dài

Có thể khẳng định công nghệ mang lại rất nhiều tiện ích hỗ trợ cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để thay đổi được tập quán canh tác cũng như thói quen của người nông dân hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững cần sự hợp tác và kiên trì rất lớn từ phía doanh nghiệp và các bên trung gian tham gia vào chuỗi.

Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng trong chuyển đổi số là nguồn tài chính. Theo Phó Tổng Giám đốc TTC AgriS chia sẻ: “Nền tảng công nghệ tốn chi phí nhưng lợi ích mang lại về lâu dài. Để thực hiện mục tiêu số hoá công nghệ, chi phí là rất lớn. Nếu có sự đồng hành của các bên giúp doanh nghiệp vững tin hơn trên con đường chuyển đổi số”.

Ảnh tác giả

“Vấn đề không phải tốn kinh phí của 1 năm, 2 năm mà đó là định hướng, trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp".

Ông Lê Thành Liêm
Giám đốc điều hành Tài chính
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Ông Lê Thành Liêm, Giám đốc điều hành Tài chính, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng khẳng định vấn đề đầu tiên cần quan tâm khi đầu tư cho phát triển bền vững chính là tài chính.

Tại thời điểm 20 năm trước, những hành động mà Vinamilk đã làm như xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xây dựng hệ thống khử mùi chỉ mang tính chất tuân thủ pháp luật mà chưa từng nghĩ đó chính là ESG.

Những năm gần đây với sự chung tay và định hướng của Chính phủ, sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và tất cả người dân cũng như các đối tác thì vấn đề ESG đã trở nên phổ biến hơn.

“Ban lãnh đạo Vinamilk xác định phát triển bền vững hay hướng đến Net Zero là con đường dài, phải có lộ trình cụ thể. Khi có một lộ trình cụ thể, chúng ta mới xây dựng được nguồn lực và phân bổ nguồn kinh phí hợp lý cho việc đầu tư. Chắc chắn những năm đầu tiên thay đổi thì sẽ tốn nhiều kinh phí hơn”.

Hiện nay, Vinamilk đã xây dựng hệ thống điện mặt trời áp mái tại trang trại và nhà máy sản xuất, chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Hệ thống xe tải và xe nâng cũng được thay thế dần sang xe điện, hoạt động này cũng tốn một khoản tiền không hề nhỏ. Tuy nhiên, các khoản đầu tư này vẫn trong tầm kiểm soát của Vinamilk.

“Vấn đề không phải tốn kinh phí của 1 năm, 2 năm mà đó là định hướng, trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp. Nếu không đầu tư bây giờ thì có thể 5-7 năm sau khi nói đến Vinamilk sẽ là hình ảnh khác”.

Đồng quan điểm trên, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Lê Việt Anh cho rằng, các doanh nghiệp nên nhìn nhận đây không phải là khoản chi phí, mà là đầu tư cho tương lai. Khi đã rõ, nhận biết được tương lai và kiên trì thực hiện, thành quả mang lại sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ ra.

Ireland cam kết thúc đẩy hợp tác nông nghiệp với Việt Nam

Ireland cam kết thúc đẩy hợp tác nông nghiệp với Việt Nam

Sáng 26/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Cơ quan hệ thống thực phẩm bền vững Ireland (SFSI) tổ chức hội thảo về “Nâng cao năng lực về phát triển chiến lược an toàn sinh học hiệu quả”.
Cà Mau: Đầu tư hơn 530 tỷ đồng cho dự án phát triển thủy sản bền vững

Cà Mau: Đầu tư hơn 530 tỷ đồng cho dự án phát triển thủy sản bền vững

Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án phát triển thủy sản bền vững tỉnh Cà Mau.
Mở ra không gian phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ các chính sách ưu đãi

Mở ra không gian phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ các chính sách ưu đãi

Chỉ vỏn vẹn chưa tới 3% doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đang thực hiện ứng dụng công nghệ cao. Các chuyên gia khuyến cáo, cần có nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy nông nghiệp phát triển gắn với công nghệ cao.
Hải Dương phê duyệt cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh

Hải Dương phê duyệt cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh

Tại thời điểm kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động, vốn điều lệ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương là hơn 40,6 tỷ đồng.
Hải Dương phê duyệt chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh

Hải Dương phê duyệt chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh

HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII vừa ban hành Nghị quyết số 52/NQ-HĐND ngày 12/7 về việc phê duyệt chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Hải Dương.
Phát triển nông nghiệp bền vững, thu hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp bền vững, thu hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ nông nghiệp

Sáng 17/7, tại Hà Nội, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tọa đàm “Cơ hội tiềm năng của ngành nông nghiệp Việt Nam và khả năng hợp tác Việt Nam – Đài Loan trong phát triển chuỗi nông sản”.
Tiến độ triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Tiến độ triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Sáng 17/7, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tiến độ triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.
Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam có mức cao nhất 22 tháng

Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam có mức cao nhất 22 tháng

Tháng 6/2024, giá cao su xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt 1.608,9 USD/tấn, là mức cao nhất kể từ tháng 8/2022 đến nay.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu trải qua tuần giao dịch biến động

Thị trường hàng hóa nguyên liệu trải qua tuần giao dịch biến động

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua tuần giao dịch biến động.
Giá cà phê lao dốc sau đà tăng nóng

Giá cà phê lao dốc sau đà tăng nóng

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nông sản và nguyên liệu công nghiệp chìm trong sắc đỏ khi đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua (10/7).
TTC AgriS tái cơ cấu danh mục đầu tư theo chiến lược kinh doanh "xanh"

TTC AgriS tái cơ cấu danh mục đầu tư theo chiến lược kinh doanh "xanh"

Nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư và theo kế hoạch tối ưu hóa nguồn vốn để phát triển chiến lược kinh doanh "xanh", ngày 9/7, bà Đặng Huỳnh Ức My - Phó Chủ tịch HĐQT TTC AgriS, đã đăng ký chuyển nhượng 70 triệu cổ phiếu SBT.
UNDP: Ba đề xuất phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam

UNDP: Ba đề xuất phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam

Theo Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm đạt mục tiêu về khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Sự chuyển mình của nông nghiệp, nông thôn Hưng Yên

Sự chuyển mình của nông nghiệp, nông thôn Hưng Yên

Cùng với việc nỗ lực thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025, diện mạo nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên đang ngày thêm khởi sắc.
Lượng giảm nhưng giá nhập khẩu bông từ Trung Quốc vẫn cao nhất

Lượng giảm nhưng giá nhập khẩu bông từ Trung Quốc vẫn cao nhất

Trong số các thị trường nhập khẩu bông chính của Việt Nam, giá nhập trung bình từ thị trường Trung Quốc đang có mức cao nhất, lên tới 3.832 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam sang Brunei lên tới 959 USD/tấn trong 5 tháng đầu năm 2024, đứng sau là Mỹ, Hà Lan, Iraq...
Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) vừa đưa ra hai kịch bản giá cà phê trong bối cảnh dự kiến La Nina có thể thay thế El Nino vào cuối năm nay tại Việt Nam.
Xuất khẩu tôm khó cán đích 4 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu tôm khó cán đích 4 tỷ USD năm 2024

Theo VASEP, năm 2024 ngành tôm của Việt Nam khó đạt được mục tiêu 4 tỷ USD khi trong nửa đầu năm mới chỉ mang về khoảng 1,6 tỷ USD kim ngạch.
Sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm duy trì đà tăng trưởng

Sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm duy trì đà tăng trưởng

Theo GSO, sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu, chăn nuôi phát triển ổn định, thủy sản tăng trưởng khá.
Giá vải thiều Bắc Giang biến động theo từng ngày

Giá vải thiều Bắc Giang biến động theo từng ngày

Giá vải thiều Bắc Giang năm nay chứng kiến những biến động mạnh chưa từng thấy, cao gấp 2-3 lần so với mọi năm.
Liên kết giữa các bên để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Liên kết giữa các bên để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Ngày 17/6, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2024.
Xuất khẩu nông, thủy sản mang về hơn 14 tỷ USD trong 5 tháng

Xuất khẩu nông, thủy sản mang về hơn 14 tỷ USD trong 5 tháng

Theo tính toán của Mekong ASEAN từ số liệu của Tổng cục Thống kê, lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Sắp diễn ra lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ tại Hải Dương

Sắp diễn ra lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ tại Hải Dương

Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ năm 2024 được tổ chức nhằm tiếp tục quảng bá chất lượng, thương hiệu, kích cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm nông sản hữu cơ của địa phương.
Việt - Trung dự kiến có Nghị định thư về sầu riêng đông lạnh, chanh leo năm 2024

Việt - Trung dự kiến có Nghị định thư về sầu riêng đông lạnh, chanh leo năm 2024

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, năm 2024 Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục có thêm một số Nghị định thư về các loại nông sản như sầu riêng đông lạnh, chanh leo, ớt…
Nhà máy Đạm Phú Mỹ đón đoàn khách hàng tiêu biểu tham quan

Nhà máy Đạm Phú Mỹ đón đoàn khách hàng tiêu biểu tham quan

Trong tháng 4 và 5/2024, PVFCCo đã tổ chức nhiều chương trình tham quan đặc biệt tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ, đón tiếp đoàn khách hàng tiêu biểu là các nông dân trồng sầu riêng tại Đắk Lắk và lãnh đạo các công ty cà phê tại khu vực Kon Tum – Gia Lai.
‘Mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2024 bằng hoặc vượt kỷ lục 2023’

‘Mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2024 bằng hoặc vượt kỷ lục 2023’

Năm 2024, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lượng gạo bằng hoặc vượt năm 2023.
Việt Nam công bố quy hoạch về bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản

Việt Nam công bố quy hoạch về bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản

Sáng 31/5, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, phân bố lại không gian cho bảo tồn, bảo vệ, khai thác hải sản.
Chỉ số hàng hóa đứt chuỗi tăng 3 ngày liên tiếp

Chỉ số hàng hóa đứt chuỗi tăng 3 ngày liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán trở lại và chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (29/5), kéo chỉ số MXV-Index suy yếu 0,53%, xuống 2.378 điểm, đứt chuỗi tăng 3 ngày liên tiếp trước đó.
Cà Mau mời gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công - nông nghiệp

Cà Mau mời gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công - nông nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành Kế hoạch tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác đầu tư nước ngoài của tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo.
Phân bón Phú Mỹ cho mùa vụ sầu riêng bội thu ở miền Trung - Tây Nguyên

Phân bón Phú Mỹ cho mùa vụ sầu riêng bội thu ở miền Trung - Tây Nguyên

Trong hơn một thập kỷ qua, cây sầu riêng với mệnh danh là "cây tiền tỷ" đã trở thành hiện tượng trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt mức 3,2 tỷ USD, với tốc độ phát triển mạnh mẽ trên 20% mỗi năm.
Đạm Cà Mau 'bắt tay' với Wuhuan nâng công suất nhà máy

Đạm Cà Mau 'bắt tay' với Wuhuan nâng công suất nhà máy

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HoSE: DCM) vừa ký thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Công trình Ngũ Hoàn Trung Quốc (Wuhuan Engineering Co., Ltd) nghiên cứu dự án nâng công suất Nhà máy Đạm Cà Mau.
Bộ Nông nghiệp đề nghị 3 tỉnh ngăn chặn nhập lậu giống vật nuôi

Bộ Nông nghiệp đề nghị 3 tỉnh ngăn chặn nhập lậu giống vật nuôi

Ngày 27/5, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai đề nghị có biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp nhập lậu giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, chất lượng kém vào Việt Nam.
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh tuần qua

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh tuần qua

Theo MXV, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa tuần trước với những biến động rất mạnh. Tuy nhiên, sự trái chiều ở nhiều mặt hàng quan trọng khiến chỉ số MXV-Index thay đổi không đáng kể, chốt tuần tăng chưa đến 0,1%, lên 2.345 điểm.
Xuất khẩu cá ngừ chế biến của Việt Nam có xu hướng tăng

Xuất khẩu cá ngừ chế biến của Việt Nam có xu hướng tăng

Theo VASEP, xuất khẩu cá ngừ chế biến và đóng hộp ngày càng tăng, trong khi xuất khẩu cá ngừ tươi và đông lạnh không ổn định.
Xuất khẩu tôm tháng 4: Mỹ quay lại đà giảm, EU là điểm sáng

Xuất khẩu tôm tháng 4: Mỹ quay lại đà giảm, EU là điểm sáng

Tháng 4/2024, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 287 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 974 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Nửa đầu tháng 5: Giá nông sản xuất khẩu đồng loạt tăng

Nửa đầu tháng 5: Giá nông sản xuất khẩu đồng loạt tăng

Nửa đầu tháng 5/2024, các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo, cà phê, sắn, hạt tiêu, chè đều có giá xuất khẩu trung bình cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Lần đầu tiên Tiền Giang tổ chức Lễ hội trái cây với quy mô cấp vùng

Lần đầu tiên Tiền Giang tổ chức Lễ hội trái cây với quy mô cấp vùng

Đây là lần đầu tiên Lễ hội trái cây được tổ chức quy mô cấp vùng do UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì cùng với Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương.
Xem thêm