Thanh khoản FLC đạt kỷ lục có thể do lực bán từ tỷ phú Trịnh Văn Quyết

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
08:41 - 11/01/2022
Nếu giao dịch thành công, ông Quyết sẽ chỉ còn nắm giữ 5,7% vốn điều lệ của FLC.
Nếu giao dịch thành công, ông Quyết sẽ chỉ còn nắm giữ 5,7% vốn điều lệ của FLC.
0:00 / 0:00
0:00
Phiên 10/1, cổ phiếu FLC chấm dứt chuỗi ngày tăng nóng bằng phiên rớt sát sàn chỉ trong 5 phút, mất tới 6,2% thị giá. Nhưng điều khiến nhà đầu tư bất ngờ hơn là ông Trịnh Văn Quyết cũng đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu từ ngày 10/1.

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố thông tin giao dịch của cổ đông nội bộ. Theo đó, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị đã đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu với mục đích cơ cấu tài sản. Thời gian dự kiến từ 10/1 đến 17/1 với giá trị giao dịch theo mệnh giá là 1.750 tỷ đồng.

Trước giao dịch, ông Quyết nắm giữ 215 triệu cổ phiếu FLC tương ứng 30,34% vốn điều lệ doanh nghiệp. Nếu giao dịch thành công, vị tỷ phú sẽ chỉ còn nắm giữ 5,7% tương ứng 40,4 triệu đơn vị.

Thông báo được đăng tải trên website của FLC, ngay sau phiên giao dịch mà cổ phiếu FLC có thanh khoản cao kỷ lục với tổng khớp lệnh xấp xỉ 135 triệu cổ phiếu. Đây là mức cao nhất từ khi doanh nghiệp này niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM vào năm 2013. Kỷ lục trước đây thuộc về phiên giao dịch 22/9/2015 khi khối lượng đạt hơn 121 triệu cổ phiếu.

FLC hiện đang có 710 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy, trong phiên 10/1, 19% cổ phiếu của công ty đã được sang tay. Không những vậy, thanh khoản FLC còn chiếm tới gần 10% thanh khoản sàn HoSE.

Thông báo cho thấy yêu cầu giao dịch của ông Trịnh Văn Quyết được gửi đi từ ngày 5/1/2022.

Thông báo cho thấy yêu cầu giao dịch của ông Trịnh Văn Quyết được gửi đi từ ngày 5/1/2022.

10/1 là ngày đầu tiên theo kế hoạch bán cổ phiếu của ông Quyết. Với thanh khoản tăng đột biến như trên, không loại trừ khả năng Chủ tịch FLC đã bán ra một phần cổ phiếu trong phiên này.

Điều đáng nói là thông báo bán cổ phiếu được ông Quyết gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở GDCK TP.HCM (HoSE) từ ngày 5/1/2022. Tuy nhiên thông tin không được tìm thấy trên trang web của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (ssc.gov.vn) hay HOSE (Hsx.vn) tính cho đến hết phiên ngày 10/1. Điều này khiến không ít nhà đầu tư FLC có cảm giác bị "đánh úp".

Về thị giá cổ phiếu FLC, 10/1 là phiên mã này quay đầu giảm mạnh sau chuỗi ngày tăng miệt mài, từ mức 10.000 đồng/cp cách đây 6 tháng lên mức 23.000 đồng/cp. Tính từ tháng 12 đến nay, FLC đã tăng trên 60%. Trong khi đó năm 2020, cổ phiếu nhà tỷ phú Trịnh Văn Quyết phần lớn thời gian nằm dưới ngưỡng 5.000 đồng/cp.

Trong phiên 10/1, cổ phiếu FLC buổi sáng có lúc tăng hết biên độ lên 24.100 đồng, nhưng áp lực bán tháo xuất hiện sau giờ nghỉ trưa khiến đà tăng bị thu hẹp nhanh chóng. Khoảng 13h30, FLC bắt đầu đảo chiều xuống dưới tham chiếu và sau đó khoảng năm phút thì chạm sàn 21.000 đồng.

Cổ phiếu FLC bật tăng từ những tháng cuối năm theo đà tăng của dòng cổ phiếu bất động sản. Ngoài ra, Tập đoàn cũng cho nhà đầu tư thấy được triển vọng khi liên tục đề xuất dự án tới các tỉnh tiềm năng như Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Bình...

Mới đây, FLC vừa khởi công Quần thể Du lịch Nghỉ dưỡng sinh thái FLC Phú Thọ tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với tổng vốn đầu tư ước tính 10.000 tỷ đồng trên quy hoạch gần 250 ha.

Tin liên quan

Đọc tiếp