Thị trường Bitcoin bị lỡ cơ hội lịch sử

BITCOIN MỸ
06:00 - 14/11/2021
Thị trường Bitcoin bị lỡ cơ hội lịch sử
0:00 / 0:00
0:00
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch của Mỹ ngày 13/11 từ chối phê duyệt ETF Bitcoin giao ngay của Van Eck, một quyết định vốn được cả thế giới tiền mã hóa quan tâm đón chờ nhưng đã diễn ra không như mong đợi.

Với quyết định của cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ, các nhà đầu tư vẫn chưa thể tiếp cận Bitcoin giao ngay (spot) theo phức thức an toàn và chính thống qua thị trường chứng khoán. Theo thời hạn, ngày 14/11 là thời điểm Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) phải đưa ra quyết định cuối cùng về việc có phê duyệt ETF Bitcoin giao ngay của VanEck hay không.

Trước đó nhiều ngày, cả thế giới tiền mã hóa đều hồi hộp chờ quyết định của SEC vì nếu được phê duyệt sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới của thị trường tiền số. Nhưng tất cả đã thất vọng với quyết định được đưa sớm hơn hạn chót của cơ quan này. SEC đã từng hai lần trì hoãn quyết định về đơn đăng ký quỹ của VanEck và lần này họ buộc phải đưa ra quyết định cuối cùng.

Dù các nhà đầu tư nuôi hy vọng SEC sẽ phê duyệt, nhưng nhiều chuyên gia đã bi quan từ trước ngày 14/11 vì nhiều dấu hiệu dễ đoán. Chủ tịch SEC Gary Gensler là người có quan điểm không muốn mở rộng các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa, một phần là do các quy định hiện hành của Mỹ chưa trao cho cơ quan quản lý đầy đủ quyền kiểm soát đối với các sàn giao dịch tiền số.

Ngoài ra, một dự luật về gói hỗ trợ hạ tầng của Mỹ cũng sẽ khiến cho việc đầu tư vào thị trường tiền mã hóa trở nên phức tạp hơn. Tất cả những lý do trên khiến các chuyên gia dường như đã đoán trước được quyết định của SEC. Nhưng khi phán quyết chính thức được đưa ra, các nhà đầu tư vẫn không khỏi vỡ mộng và mất hy vọng về tương lai của Bitcoin.

Đồng coi ETF của VanEck bị cơ quan chứng khoán Mỹ từ chối phê duyệt.

Đồng coi ETF của VanEck bị cơ quan chứng khoán Mỹ từ chối phê duyệt.

Dự luật đen tối đối với Bitcoin

Bên cạnh quyết định bất lợi nói trên của SEC, thị trường tiền mã hóa còn đối mặt với một nguy cơ còn lớn hơn nhiều từ dự luật cơ sở hạ tầng mới của Quốc hội Mỹ. Hiện Tổng thống Joe Biden chưa ký thông qua dự luật này nhưng nhiều khả năng ông sẽ phê chuẩn sớm.

Một khi dự luật trên có hiệu lực, điều khoản đầu tiên quy định những người nắm giữ tài sản số có trị giá hơn 10.000 USD sẽ phải cung cấp thông tin người gửi, điền biểu mẫu thuế và mô tả giao dịch cho Sở Thuế vụ Mỹ. Trong khi đó, đặc điểm quan trọng nhất của tiền mã hóa trong nền tài chính phi tập trung là người dùng không cần xác minh danh tính.

Do vậy, nếu dự luật trên được thông qua thì tiền mã hóa có nguy cơ sụp đổ do quy định phải xác định danh tính người gửi. Giám đốc điều hành Coinbase Brian Armstrong gọi điều khoản này của dự luật là một thảm họa và có thể “giết chết thế giới tiền mã hóa”.

Chưa hết, dự luật còn điều khoản yêu cầu người trung gian giao dịch tiền số cần chịu trách nhiệm và tuân theo các yêu cầu thuế của nhà môi giới. Đây được coi là những điều khoản tiêu cực cho sự phát triển của lĩnh vực tiền số.

Mặc dù Tổng thống Joe Biden đã sẵn sàng phê chuẩn dự luật trên, nhưng giới chuyên gia gồm cựu cố vấn cấp cao của SEC Michelle Bond cho rằng thị trường tiền số vẫn còn cơ hội phát triển. Lý do là các điều khoản của dự luật phải đến năm 2024 mới có hiệu lực và ngành tiền số sẽ có thêm hơn 2 năm để tiếp tục đà tăng trưởng hiện nay.

Trước đó hôm 8/11, giá Bitcoin và Ethereum tăng mạnh khiến thị trường tiền mã hóa đạt mức đỉnh mới về tổng giá trị vốn hóa là 3,01 nghìn tỷ USD. Cột mốc kỷ lục này được lập nhờ giá trị Bitcoin đạt gần mức cao nhất lịch sử là 66.500 USD, còn Ethereum đạt 4.790 USD cao nhất từ trước đến nay. Đà tăng này trong ngày 8/11 cũng kéo theo các đồng coin lớn khác tăng theo như Binance Coin và Solana.

Đọc tiếp

Grab tăng trưởng tích cực nhờ du lịch

Grab tăng trưởng tích cực nhờ du lịch

Trong quý 1/2024, Grab ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh và khoản lỗ được thu hẹp. Hầu hết các mảng kinh doanh của công ty đều có cải thiện, nhờ lượng khách du lịch tăng cao trong các đợt lễ hội và các buổi hòa nhạc lớn ở khu vực Đông Nam Á.