Trong khuôn khổ triển lãm Sắc màu văn hóa ASEAN kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ASEAN, diễn ra từ ngày 8-12/8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là khu trưng bày trang phục truyền thống các nước, như một trong những nét đặc trưng trong văn hóa khu vực.
Hơn 27 năm qua kể từ khi gia nhập ASEAN, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với khối có những bước tiến vượt bậc. Đặc biệt khi ATIGA ra đời đã đánh dấu một bước "chuyển mình" mới trong mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên Hiệp hội.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định sự ra đời của ASEAN đã phản ánh nguyện vọng chung của nhiều quốc gia trong khu vực về hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển.
Ngày 8/8, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ASEAN (8/8/1967 – 8/8/2022) và 27 năm ngày Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995 – 28/7/2022). Đây là thông lệ hàng năm của tất cả các nước thành viên ASEAN.
Chào mừng 55 năm Kỷ niệm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (8/8/1967-8/8/2022), Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam tổ chức Triển lãm Sắc màu Văn hoá ASEAN.
Ngày 8/8/2022 đánh dấu 55 năm hình thành và phát triển Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tổ chức này được coi là minh chứng của một mô hình hợp tác khu vực thành công trên thế giới, mang lại một môi trường hòa bình, ổn định và phát triển.
PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao - nguyên Phó Tổng thư ký ASEAN khẳng định, đóng góp quan trọng nhất của ASEAN trong 55 năm qua là xây dựng được môi trường hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á và trong quan hệ giữa các nước thành viên.
Chuyển đổi số và phát triển kinh tế số đã trở thành lựa chọn chiến lược của nhiều Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức trên thế giới. Trong bối cảnh đó, hầu hết các nước ASEAN với tư cách cả khối đã có những chiến lược về hợp tác phát triển kinh tế số.
Theo PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, ASEAN đã trải qua nhiều khó khăn kể từ khi thành lập để đạt được vị thế như hôm nay và đóng góp vào nền kinh tế - chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, các thách thức từ bên ngoài khối đang đặt ra cho ASEAN nhiều thách thức phía trước.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh vừa yêu cầu khẩn trương hoàn thành xây dựng Nghị định về kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải.
Sáng 5/8, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM - 55), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS).
Việc gia nhập ASEAN không chỉ tạo thuận lợi cho hàng hóa, dịch vụ Việt Nam tiếp cận các nước Đông Nam Á, mà còn mở rộng khả năng chinh phục các thị trường khó tính như Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Sáng 4/8, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 và ASEAN+3, đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Hàn Quốc nhằm đề ra phương hướng thúc đẩy hợp tác.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh ASEAN cần tiếp cận cân bằng, có tiếng nói chung, phát huy hiệu quả các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, đề cao đối thoại, thúc đẩy tin cậy và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trước thềm khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã tái khẳng định lồng ghép quyền con người, nhất là các nhóm dễ tổn thương trong các trụ cột Cộng đồng ASEAN.
Nhằm thúc đẩy tình hữu nghị Indonesia cùng các nước ASEAN và đặc biệt là niềm yêu thích với xe mô tô, sự kiện Wonderful Indonesia Motorbike Touring 2 (WIMT 2) đi qua 5 quốc gia khu vực đã kết thúc thành công với điểm đến cuối là thủ đô Hà Nội, tối ngày 1/8.
Insignia Ventures Partners, quỹ đầu tư công nghệ giai đoạn đầu chuyên tập trung vào khu vực Đông Nam Á, vừa cho biết đã huy động được hơn nửa tỷ USD để "rót tiền" vào các công ty khởi nghiệp trong khu vực.
Báo cáo IHS Markit cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 7 của Việt Nam đạt 51,2 điểm, mức thấp nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây. Trong khi đó, PMI của khu vực ASEAN cải thiện nhờ diễn biến tích cực của chỉ số việc làm.
Trải qua 27 năm là thành viên ASEAN kể từ ngày 28/7/1995, với 3 lần đảm nhiệm cương vị chủ tịch, Việt Nam trở thành một trong những thành viên tích cực và trách nhiệm, góp phần xây dựng ASEAN trở thành Cộng đồng chung hoàn thiện lấy người dân làm trung tâm.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số nước trong khu vực ASEAN. Nhưng tổ chức này duy trì quan điểm tích cực với Việt Nam, khi dự báo năm 2023 Việt Nam sẽ dẫn đầu nhóm 5 nền kinh tế khu vực với mức tăng trưởng 7,2%.