Thị trường xi măng 2022: Tiêu thụ tăng, doanh nghiệp thêm áp lực

VLXD Việt nAM
09:06 - 11/01/2022
Dự báo về thị trường xi măng năm 2022
Dự báo về thị trường xi măng năm 2022
0:00 / 0:00
0:00
Sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2022, tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất sẽ gặp áp lực lớn để duy trì như hiện nay do cạnh tranh lớn cùng áp lực từ giá đầu vào, 

Năm 2021 ngành xi măng phải đối mặt là giá cả vật tư, nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng tăng cao, than tăng (than nhập khẩu tăng gần 200%), thạch cao tăng 37%, chịu ảnh hưởng từ thị trường năng lượng thế giới... trong khi giá bán xi măng tăng ít. Hàng loạt phụ gia trong sản xuất xi măng tăng giá.

Tuy vậy, ngành Xi măng vẫn cán đích thành công với mức tăng trưởng nhích hơn năm 2020. Tổng sản lượng sản xuất năm 2021 dự kiến 103,21 triệu tấn, tăng 1,4% so với năm 2020, tiêu thụ khoảng 105,26 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020.

Trong đó, xi măng tiêu thụ nội địa năm 2021 khoảng 62 triệu tấn, tương đương năm 2020. Mặc dù sản lượng sản xuất cả năm đạt tương đương năm 2020 nhưng do nguyên, nhiên liệu sản xuất đầu vào tăng, chi phí tăng nên lợi nhuận ngành Xi măng không đạt như kỳ vọng.

Trong 3 năm gần đây, xuất khẩu xi măng và clinker của nước ta đều đạt trên 30 triệu tấn/năm, riêng năm 2021, xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker khoảng 42 - 45 triệu tấn, tăng 19% so với năm 2020, giá trị xuất khẩu ước đạt 2,1 tỷ USD, ghi dấu kỷ lục con số xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Tiêu thụ và áp lực gia tăng

Trong 9 tháng đầu năm 2021 nội địa tiêu thụ 45.6 triệu tấn ( giảm 5,1% so với cùng kì năm 2020) trái ngược với việc tăng giá bán thì sản lượng tiêu thụ giảm mạnh (chủ yếu trong Q3). Đồng thời, tình hình dư thừa sản xuất vẫn tiếp tục trong năm 2021 khi có thêm các nhà máy sản xuất mới đi vào hoạt động trong năm 2021, gây trầm trọng thêm áp lực dư cung.

Xuất khẩu: đạt 31.9 triệu tấn (+19.0% so với cùng kì 2020) bao gồm xuất khẩu xi măng và xuất khẩu clinker. Tiếp tục xuất sang thị trường Trung Quốc là giải pháp nhằm giảm áp lực dư cung, tuy nhiên mặt hàng xuất khẩu chủ yếu lại là clinker, có giá bán và biên lợi nhuận gộp thấp.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, dự báo có khó khăn trong năm 2022. Trung Quốc đang siết dần thị trường BĐS với chính sách “3 lằn ranh đỏ” làm hạn chế khả năng vay nợ và đảo nợ của các nhà phát triển bất động sản.

Do đó nhu cầu nhập khẩu xi măng từ thị trường Trung Quốc sẽ giảm. Xi măng xuất khẩu sang thị trường Philipines chịu thêm thuế tự vệ của nước sở tại. Philipines (áp thuế nhập khẩu khoảng 5% giá bán), Bangladesh (áp thêm 8% GTGT từ mức 15% lên 23%). Điều này có thể tạo ra xu hướng áp thuế tại nhiều thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam như Trung Quốc, châu Phi.

Mặt khác, Bộ Tài chính đang đề xuất Chính phủ tăng mức thuế suất xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5% lên 10% nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm dùng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và tài nguyên khoáng sản không tái tạo.

Việc tăng thuế xuất clinker là cần thiết để hạn chế xuất khẩu clinker nhưng trong bối cảnh dịch bệnh và thị trường xi măng nội địa dư cung thì áp lực tăng thuế này sẽ đè nặng lên vai các doanh nghiệp.

Dự báo trong năm 2022

Thị trường xây dựng bắt đầu hồi phục sau giãn cách: Do ảnh hưởng của COVID-19 mà tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 2021 thấp hơn trong 9 tháng đầu năm, tuy nhiên kế hoạch vốn giải ngân đầu tư công năm 2020-2021 đang ở mức cao so với trung bình 3 năm trước đó. Vậy nên, sau khi mở cửa lại nền kinh tế trong Q4/2021 sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu xi măng.

Áp lực cạnh tranh gia tăng khi các nhà máy mới đi vào hoạt động trong năm 2021-2022 (+7.8 triệu tấn) khiến cho tình trạng dư thừa công suất tiếp tục gia tăng làm tình hình cạnh tranh giá bán sẽ tiếp tục (đặc biệt tại thị trường miền Bắc và miền Trung).

Trong ngắn hạn, giá bán sẽ chịu áp lực lớn do lượng hàng tồn kho gây ra bởi sản lượng tiêu thụ giảm sâu trong quý 3/2021 vừa qua.

Giá thành sản xuất vẫn duy trì mức cao khi giá than nhập khẩu vẫn giữ ở mức 154 USD/tấn, cao hơn 90% so với cùng kỳ 2020, chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường năng lượng thế giới.

Giá than trong nước hiện tại đang thấp hơn so với thế giới với khoảng 100 USD/tấn, tuy nhiên đã điều chỉnh tăng 9-12% so với cùng kì năm 2020 từ T8/2021, sang năm 2022 giá than trong nước có thể điều chỉnh tăng (do chi phí sản xuất khai thác than hầm lò cao hơn) vì thế gây thêm áp lực cho giá thành sản xuất xi măng trong nước.

Sản lượng tiêu thụ nội địa sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2022, tuy nhiên biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất gặp áp lực lớn để duy trì như hiện nay do cạnh tranh lớn cùng áp lực từ giá đầu vào.

Nhìn ở khía cạnh lạc quan, dịch trở thành đòn bẩy, buộc các doanh nghiệp ngành Xi măng phải đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến để tăng chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa năng lực sản xuất, hoàn thành xử lý dứt điểm “nút thắt” công nghệ trong các dây chuyền, đồng thời giảm định mức tiêu hao, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm tác động đến môi trường.

Hướng tới sản xuất xanh, tiết kiệm tài nguyên là hướng đi tất yếu của ngành Xi măng trong bối cảnh tài nguyên không tái tạo ngày càng cạn kiệt, giá than, dầu và các chi phí đầu vào ngày càng tăng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.