Tìm cơ hội thúc đẩy xuất khẩu gia vị, đặc sản địa phương

Gia vị Việt nAM
20:10 - 31/10/2023
Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN
Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN
0:00 / 0:00
0:00
Tăng cường chế biến sâu được coi là một trong những giải pháp giúp ngành gia vị Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. 

Chiều 31/10, tại Hà Nội, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức “Diễn đàn thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gia vị và đặc sản địa phương sang các thị trường trọng điểm”.

Phát biểu khai mạc, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Nguyễn Như Tiệp nhận định, Việt Nam có lợi thế về khí hậu, do vậy giàu có về nguồn nguyên liệu sản xuất, đặc biệt về gia vị.

Thông qua diễn đàn, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ hiểu hơn về các quy định thị trường, yêu cầu thị trường để tận dụng ưu thế có vùng nguyên liệu tiềm năng, sản xuất ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường, ông Tiệp nói.

Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển thị trường Nguyễn Như Tiệp phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN

Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển thị trường Nguyễn Như Tiệp phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN

Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu và gia vị Việt Nam (VPSA) Lê Việt Anh thông tin, Việt Nam hiện có 120.000 ha trồng hồ tiêu, cho sản lượng khoảng 190.000 tấn/năm; khoảng 166.875 ha quế với 45.000 tấn; hồi 54.2000 ha với sản lượng 20.030 tấn…

9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 78.599 tấn gia vị, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước sang các thị trường xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ...

Ông Việt Anh cho rằng nhu cầu về gia vị của các thị trường vẫn ở mức cao..., do đó Việt Nam có thuận lợi về xuất khẩu gia vị nhất là khi có các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP...

Tuy nhiên, ngành gia vị Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, ngoại trừ hồ tiêu, các mặt hàng gia vị khác như quế, hoa hồi, ớt… chưa có định hướng chiến lược phát triển bền vững cấp quốc gia. Trong khi các doanh nghiệp vẫn thiếu thốn về công nghệ, thiếu vốn để đầu tư chế biến sâu nâng cao giá trị sản phẩm.

Các yếu tố bất ổn địa chính trị có thể là nguyên nhân tiếp tục gây ra những bất ổn về giá hơn là yếu tố cung cầu. Trong khi sự cạnh tranh từ các nước sản xuất khác như hồ tiêu ở Brazil, quế ở Indonesia và Trung Quốc vẫn luôn luôn dai dẳng.

Ngoài ra, diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu sẽ là thách thức chính đối với ngành nông nghiệp trên toàn cầu trong khi các loại chi phí tiếp tục gia tăng sẽ tác động lớn đến nguồn cung….

Nói về xu hướng thị trường, ông Việt Anh cho rằng, xu hướng thị trường gia vị toàn cầu hiện nay và thời gian tới là tiêu dùng xanh, giảm khí phát thải carbon; sản phẩm truy xuất nguồn gốc; đảm bảo chất lượng; các sản phẩm giá trị gia tăng, hữu cơ…

Trước tình hình đó, để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường, ông Việt Anh cho rằng chỉ có một cách là phải cải thiện chất lượng và giảm chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm giá trị đạt chất lượng cao và có tính cạnh tranh hơn. Hướng đến phát triển đa dạng hóa, bao gồm đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa vùng trồng.

Các doanh nghiệp nên tập trung nghĩ nhiều hơn đến chiến lược tăng cường chế biến sâu, đặc biệt là các loại gia vị chế biến từ trang trại đến bàn ăn. Duy trì ổn định diện tích các loại cây gia vị theo quy hoạch của Bộ NN&PTNT.

Và đặc biệt, cần có quy hoạch tổng thể các vùng trồng, sản xuất để các nhà đầu tư yên tâm và có chiến lược đầu tư dài hạn….

Dưới góc độ thị trường, ông Trần Văn Công - Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại EU cho biết, châu Âu là một trong những khu vực nhập khẩu gia vị và hương liệu hàng đầu, chiếm khoảng 1/4 tổng lượng nhập khẩu của thế giới.

Hơn 95% hàng nhập khẩu từ bên ngoài châu Âu đến từ các nước đang phát triển. Ngoài ra, giá nhập khẩu trung bình ở châu Âu cao hơn so với hầu hết các khu vực khác.

Ví dụ, giá trung bình của các loại gia vị nhập khẩu ở châu Âu cao gần gấp đôi so với giá ở châu Á. Điều này khiến châu Âu trở thành thị trường mục tiêu cho các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển.

Châu Âu ngày càng tăng nhu cầu đối với các loại gia vị được sản xuất bền vững, nguồn gốc mới, các sản phẩm gia vị có lợi cho sức sức khỏe và dùng gia vị, hương liệu trong ẩm thực.

Tuy nhiên các doanh nghiệp cần rất lưu ý rằng, thị trường này sẽ áp dụng một số yêu cầu bắt buộc đối với gia vị, hương liệu nhập khẩu vào châu Âu như kiểm soát thực phẩm chính thức, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm soát chất gây ô nhiễm..., ông Công thông tin.

Đọc tiếp