Tổng Bí thư làm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm đứng đầu và hai Phó ban là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Tổng Bí thư làm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật. Nguồn: VGP.

Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288 ngày 30/4 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Theo quyết định, Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật có 23 ủy viên, gồm 7 Ủy viên Bộ Chính trị gồm Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc; Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang; Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang.

Các ủy viên Ban Chỉ đạo khác gồm: Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí; Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang; Phó Thủ tướng Lê Thành Long; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng; Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Huy Tiến; Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Khánh Toàn; Thứ trưởng Tư pháp Nguyễn Thanh Tú.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; tăng cường giám sát thực hiện theo quy định.

Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết, phối hợp với Đảng uỷ Quốc hội thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết này, chỉ đạo Bộ Tư pháp xây dựng, trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng và thi hành pháp luật, xây dựng văn hoá tuân thủ pháp luật. Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc quán triệt thực hiện Nghị quyết, hướng dẫn tăng cường tuyên truyền các nội dung của Nghị quyết.

Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương có chương trình, kế hoạch cụ thể tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và thi hành pháp luật trên địa bàn. Đảng ủy Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật; chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết qủa thực hiện Nghị quyết, định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả với Ban Chỉ đạo Trung ương và Bộ Chính trị.

Cùng ngày 30/4, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Theo đó, nghị quyết đặt mục tiêu Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội để đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Năm 2025, Việt Nam cơ bản hoàn thành tháo gỡ những điểm nghẽn trong quy định pháp luật; hai năm sau hoàn thành sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy Nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp (Trung ương, tỉnh, xã). Năm 2028, Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư nằm trong nhóm ba nước dẫn đầu ASEAN.

Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, tiệm cẩn chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước, được thực hiện nghiêm minh, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân. Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội; quản trị quốc gia hiện đại với bộ máy Nhà nước tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao năm 2045.

Người dân, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm

Để hiện thực hóa những mục tiêu nêu trên, Bộ Chính trị yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong chấp hành và tuân thủ pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.

Bộ ngành, cơ quan Quốc hội cơ cấu ít nhất một lãnh đạo có chuyên môn pháp luật. Ở địa phương, giám đốc sở Tư pháp được tham gia cấp ủy cấp tỉnh. Bộ Tư pháp điều động, luân chuyển cán bộ, công chức đi địa phương và làm việc ở bộ ngành để bổ sung kinh nghiệm thực tiễn.

Theo nghị quyết, công tác xây dựng pháp luật phải xuất phát từ lợi ích toàn cục của đất nước, đưa thể chế, pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh; dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm; phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; đảm bảo sự cân đối, hợp lý giữa mức độ hạn chế quyền với lợi ích chính đáng đạt được.

Các quy định phải mang tính ổn định, đơn giản, dễ thực hiện, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chỉ quy định những vấn đề khung, nguyên tắc thuộc thẩm quyền Quốc hội, còn vấn đề thực tiễn thường xuyên biến động thì giao Chính phủ, bộ ngành, địa phương quy định để linh hoạt, phù hợp thực tiễn.

Quan điểm là người dân, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm phải thực hiện nhất quán.

Bố trí 0,5% tổng chi ngân sách cho xây dựng pháp luật

Cùng với xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kinh tế thị trường theo hướng xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, an toàn, chi phí tuân thủ thấp, Bộ Chính trị yêu cầu triệt để cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh.

"Bảo đảm thực chất quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền tự do hợp đồng; sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia," nghị quyết nêu.

Các quy định cần tạo cơ sở pháp lý để kinh tế tư nhân tiếp cận hiệu quả nguồn lực vốn, đất đai, nhất lực chất lượng cao; thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu; hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trung tâm tài chính quốc tế, khu thương mại tự do, khu kinh tế trọng điểm sẽ được xây dựng cơ chế đột phá, vượt trội, cạnh tranh.

Bộ Chính trị nghiêm cấm lợi dụng phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để trục lợi hoặc can thiệp, cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

"Không hình sự hóa các mối quan hệ kinh tế, hành chính, dân sự; không dùng biện pháp hành chính để can thiệp, giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế," Bộ Chính trị yêu cầu.

Nguồn nhân lực trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật sẽ có cơ chế đặc biệt để thu hút. Việt Nam sẽ xây dựng chiến lược để các chuyên gia tăng cường hiện diện trong các tổ chức pháp lý quốc tế và cơ quan tài phán quốc tế.

Ngân sách sẽ đảm bảo chi cho xây dựng pháp luật không thấp hơn 0,5% tổng chi hàng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển. Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật sẽ được thành lập, do ngân sách đảm bảo kết hợp với kinh phí xã hội hóa.

'Chuyển đổi số liên thông, đồng bộ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm'

'Chuyển đổi số liên thông, đồng bộ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm'

Ngày 23/6, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai Kế hoạch số 02 về việc thúc đẩy chuyển đổi số liên thông.
Đại sứ Philippines: Ngoại giao văn hóa và báo chí là sức mạnh mềm của ASEAN

Đại sứ Philippines: Ngoại giao văn hóa và báo chí là sức mạnh mềm của ASEAN

Theo Đại sứ Philippines, báo chí không chỉ truyền tải thông tin mà còn là cầu nối giữa văn hóa, chính sách và cộng đồng quốc tế. ​​​​​​​
Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp bộ máy, đơn vị hành chính

Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp bộ máy, đơn vị hành chính

Ngày 20/6/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 169-KL/TW về tập trung hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp về triển khai tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về triển khai tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tối 20/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về tập trung các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7.
Ngân hàng Nhà nước công bố 15 chi nhánh khu vực

Ngân hàng Nhà nước công bố 15 chi nhánh khu vực

NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 NHNN chi nhánh tỉnh thành phố, thành 15 NHNN chi nhánh khu vực, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186 ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Thủ tướng chỉ đạo toàn diện ứng phó thiên tai trước mùa mưa bão 2025

Thủ tướng chỉ đạo toàn diện ứng phó thiên tai trước mùa mưa bão 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 19/6/2025 về việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025.
Thủ tướng chỉ thị thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước

Thủ tướng chỉ thị thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 18/6/2025 về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
Fed giữ nguyên lãi suất, chứng khoán thế giới giao dịch thận trọng

Fed giữ nguyên lãi suất, chứng khoán thế giới giao dịch thận trọng

Sau phiên họp chính sách kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) rạng sáng ngày 19/6 công bố quyết định giữ nguyên lãi suất tham chiếu tại mức 4,25-4,5%.
Luật mới về chất lượng hàng hóa: Chống gian dối từ gốc

Luật mới về chất lượng hàng hóa: Chống gian dối từ gốc

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá vừa được Quốc hội thông qua hôm nay 18/6 đã chỉ đích danh 3 hành vi bị nghiêm cấm, như thông tin, quảng cáo sai sự thật, gian dối về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ.
Hoàn thành nền tảng truyền thông số quốc gia về khoa học, công nghệ vào năm 2026

Hoàn thành nền tảng truyền thông số quốc gia về khoa học, công nghệ vào năm 2026

Ngày 16/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ký ban hành Quyết định số 1169/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đẩy mạnh truyền thông Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030.
Cải cách tiền lương, phúc lợi cho cán bộ xã, tỉnh trước áp lực công việc lớn hơn

Cải cách tiền lương, phúc lợi cho cán bộ xã, tỉnh trước áp lực công việc lớn hơn

Đại biểu Quốc hội trăn trở khi quy mô cấp tỉnh, xã lớn hơn nhiều, áp lực công việc của cán bộ công chức cũng sẽ tăng lên, cần quyết liệt cải cách chính sách tiền lương nhằm giữ chân người tài.
Tín dụng mới cho nông nghiệp hữu cơ: Vay đến 70% không cần thế chấp

Tín dụng mới cho nông nghiệp hữu cơ: Vay đến 70% không cần thế chấp

Từ 1/7, nông dân làm nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn có thể vay đến 70% giá trị dự án mà không cần tài sản bảo đảm.
Chốt giảm 2% thuế VAT cho loạt dịch vụ, trừ chứng khoán, bất động sản

Chốt giảm 2% thuế VAT cho loạt dịch vụ, trừ chứng khoán, bất động sản

Các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10% tiếp tục được giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, trừ nhóm viễn thông, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản…
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Chiều 16/6, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp; Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 của Pháp lệnh Dân số.
Tách riêng chính sách an ninh và an toàn hàng không trong Luật mới

Tách riêng chính sách an ninh và an toàn hàng không trong Luật mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng tình với đề xuất tách riêng chính sách an ninh và an toàn hàng không trong Luật mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Phải tích hợp hệ thống tiếp nhận văn bản pháp luật trước 20/6

Phải tích hợp hệ thống tiếp nhận văn bản pháp luật trước 20/6

Ngày 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 89/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.
Luật Đường sắt (sửa đổi): Mở đường cho doanh nghiệp tư nhân làm đường sắt đô thị

Luật Đường sắt (sửa đổi): Mở đường cho doanh nghiệp tư nhân làm đường sắt đô thị

Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) bổ sung thêm các cơ chế, chính sách đặc thù, tạo hành lang pháp lý mang tính đột phá để phát triển đường sắt.
Hải Dương hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước mục tiêu đề ra

Hải Dương hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước mục tiêu đề ra

Tính đến ngày 15/6, tỉnh Hải Dương đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình thuộc diện chính sách, trước 5 ngày so với mục tiêu đề ra, sớm hơn 2,5 tháng so với mục tiêu của Chính phủ.
Chủ tịch Quốc hội: Báo chí đưa Quốc hội đến gần với cử tri

Chủ tịch Quốc hội: Báo chí đưa Quốc hội đến gần với cử tri

Sáng 15/6, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc Tọa đàm, gặp mặt các cơ quan báo chí Việt Nam với chủ đề “Thể chế, chính sách cho phát triển báo chí Cách mạng Việt Nam”.
Từ 1/7, người dân có thể làm thủ tục hành chính ở bất cứ đâu trong tỉnh, thành

Từ 1/7, người dân có thể làm thủ tục hành chính ở bất cứ đâu trong tỉnh, thành

Người dân và doanh nghiệp sẽ không cần quan tâm nơi cư trú, đóng trụ sở, có thể nộp, nhận kết quả mọi thủ tục hành chính ngay tại bất kỳ trung tâm phục vụ hành chính công xã nào trong phạm vi tỉnh, thành.
Bộ Quốc phòng công bố khu vực cấm, hạn chế bay flycam trên cả nước

Bộ Quốc phòng công bố khu vực cấm, hạn chế bay flycam trên cả nước

Từ 15/6/2025, Bộ Quốc phòng áp dụng khu vực cấm bay, hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay khác trong vùng trời Việt Nam.
Doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư kinh doanh bất động sản

Doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư kinh doanh bất động sản

Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua sáng nay 14/6 đã bỏ quy định hạn chế doanh nghiệp Nhà nước đầu tư kinh doanh bất động sản.
Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 12/6 yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Ban hành danh mục 11 nhóm công nghệ chiến lược của Việt Nam

Ban hành danh mục 11 nhóm công nghệ chiến lược của Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 12/6 ban hành danh mục nhóm công nghệ và sản phẩm công nghệ chiến lược của quốc gia.
Đến năm 2030, toàn bộ khu vực công dùng dịch vụ điện toán đám mây

Đến năm 2030, toàn bộ khu vực công dùng dịch vụ điện toán đám mây

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 1121/QĐ-TTg ngày 11/6 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phát triển và chuyển đổi sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây giai đoạn 2025 - 2030.
Hải Dương quan tâm các hộ gia đình yếu thế bằng những việc làm thiết thực

Hải Dương quan tâm các hộ gia đình yếu thế bằng những việc làm thiết thực

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã đến thăm, động viên, tặng quà một số gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo và người có công được thụ hưởng chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố Hải Dương, huyện Nam Sách và thành phố Chí Linh.
Sẽ cấp miễn phí bản đồ hành chính trực tuyến 34 tỉnh, thành phố mới

Sẽ cấp miễn phí bản đồ hành chính trực tuyến 34 tỉnh, thành phố mới

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa xây dựng bản đồ hành chính trực tuyến theo phương án sắp xếp mới.
Đại biểu Quốc hội: Cân nhắc cách làm 'một trung tâm, hai điểm đến'

Đại biểu Quốc hội: Cân nhắc cách làm 'một trung tâm, hai điểm đến'

Một số đại biểu Quốc hội đề xuất cần tính toán kỹ địa điểm xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế, thay vì đặt cả hai nơi TP HCM và Đà Nẵng như dự kiến.
Trung tâm tài chính quốc tế và những rủi ro cần kiểm soát

Trung tâm tài chính quốc tế và những rủi ro cần kiểm soát

Giải pháp kiểm soát rủi ro là xây dựng khung pháp lý đồng bộ, thiết chế giám sát chặt chẽ, minh bạch, có hệ thống theo chuẩn mực quốc tế, theo Bộ trưởng Tài chính.
Đến năm 2060, TP HCM sẽ có trình độ phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới

Đến năm 2060, TP HCM sẽ có trình độ phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1125 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
AI sẽ đóng góp đến 130 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2040

AI sẽ đóng góp đến 130 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2040

Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) công bố báo cáo “Nền kinh tế AI Việt Nam 2025”.
Đổi mới công tác tuyên giáo, dân vận đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Đổi mới công tác tuyên giáo, dân vận đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cần có lộ trình, bước đi phù hợp để đổi mới công tác tuyên giáo, dân vận, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.
Phải có ràng buộc khi miễn thuế đất nông nghiệp, tránh 'ôm đất chờ thời'

Phải có ràng buộc khi miễn thuế đất nông nghiệp, tránh 'ôm đất chờ thời'

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc miễn thuế đất nông nghiệp cần đi kèm các ràng buộc như không bỏ hoang đất quá 12 tháng, sử dụng đúng mục đích, có hợp đồng rõ ràng nếu cho thuê lại...
Quy định mới về quản lý thuế với hộ, cá nhân kinh doanh online

Quy định mới về quản lý thuế với hộ, cá nhân kinh doanh online

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 117/2025/NĐ-CP quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử và nền tảng số của hộ, cá nhân.
Đề xuất 13 chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế

Đề xuất 13 chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế

Mục đích xây dựng Trung tâm tài chính để thu hút dòng vốn quốc tế phục vụ cho 3 đột phá chiến lược, kết nối với kinh tế thế giới và thị trường tài chính toàn cầu.
Xem thêm