qc-phu-my

Việt Nam thu hẹp khoảng cách năng suất lao động với một số nước ASEAN

Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011 – 2020 của Việt Nam đạt trung bình 5,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippine, Indonesia và Hàn Quốc.

Năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD.
Năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD.

Đây là những thông tin được công bố trong Báo cáo Năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, thực trạng và giải pháp do Tổng cục Thống kê (GSO) thực hiện mới công bố đầu tháng 2/2023.

Theo báo cáo, năm 2020, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước tính đạt 150,1 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 6.466 USD/lao động), gấp 2,1 lần năm 2011 (70 triệu đồng/lao động).

Giai đoạn 2011 - 2015, năng suất lao động của Việt Nam luôn có xu hướng tăng. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng năng suất lao động toàn nền kinh tế đạt 4,53%.

Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng năng suất lao động từ năm 2016 đến năm 2019 đều đạt trên 6%. Riêng năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tốc độ tăng năng suất lao động chậm lại nhưng vẫn đạt gần 5%.

Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam cao hơn tốc độ tăng bình quân của giai đoạn 2011 - 2015 là 1,52 điểm phần trăm.

Theo GSO, con số này vượt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân hằng năm đề ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Giai đoạn 2016 - 2020: tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm cao hơn 5,5%”.

Tính theo sức mua tương đương (PPP 2017), năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 tăng bình quân 5,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Malaysia (1,3%/năm); Hàn Quốc (1,5%/năm); Singapore (1,7%/năm); Thái Lan (2,2%/năm); Indonesia (2,6%/năm); Philippines, (3,5%/năm). Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với một số nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn.

So với một số nền kinh tế lớn của châu Á, khoảng cách tương đối về năng suất lao động của Việt Nam so với Hàn Quốc giảm từ 6,1 lần xuống 4,3 lần; Nhật Bản từ 6,8 lần xuống 4,1 lần.

Tuy nhiên, mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.

Tính theo PPP 2017, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD, chỉ bằng 11,3% mức năng suất của Singapore; 23% của Hàn Quốc; 24,4% của Nhật Bản; 33,1% của Malaysia; 59,1% của Thái Lan; 60,3% của Trung Quốc; 77% của Indonesia và bằng 86,5% Philippines.

Năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn một số nước: Campuchia (gấp 2,4 lần); Myanmar (1,6 lần); Lào (gấp 1,2 lần).

Bên cạnh đó, chênh lệch tuyệt đối mức năng suất lao động (PPP 2017) của Singapore và Việt Nam tăng từ 130,4 nghìn USD năm 2011 lên 144,1 nghìn USD năm 2020; Hàn Quốc từ 58,8 nghìn USD lên 61,8 nghìn USD; Trung Quốc từ 6,1 nghìn USD lên 12,1 nghìn USD; Ấn Độ từ 1,3 nghìn USD lên 1,8 nghìn USD.

“Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước có trình độ phát triển hơn là khá lớn”, GSO nhận định.

Tốc độ tăng năng suất lao động/giờ làm việc cao hơn hầu hết các nước ASEAN

Năng suất lao động tính trên giờ làm việc thể hiện bức tranh rõ ràng về sự thay đổi chỉ tiêu này trong nền kinh tế, do có thể kiểm soát tốt hơn tình trạng thiếu việc làm ở nhiều quốc gia đang phát triển.

Cụ thể, báo cáo của GSO chỉ ra, tốc độ tăng năng suất lao động trên một giờ làm việc của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2019 cao hơn hầu hết các nước ASEAN và trong khu vực.

Theo số liệu của Tổ chức năng suất Châu Á, năng suất lao động trên một giờ làm việc tính theo sức mua tương đương (PPP 2017) của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019 tăng bình quân 5,27%/năm.

Mức tăng này cao hơn mức tăng bình quân của Brunei (0,54%/năm); Malaysia (2,28%/năm); Lào (2,47%/năm); Singapore (2,69%/năm); Campuchia (2,99%)/năm); Indonesia (3,43%/năm); Philippines (4,1%/năm); Thái Lan (4,52%/ năm); Myanmar (5,72%/năm) và cao hơn Nhật Bản (0,95%/năm); Hàn Quốc (2,84%/năm); chỉ thấp hơn Ấn Độ (5,42%/năm); Trung Quốc (7,16%/năm).

Tuy nhiên, nếu tính năng suất lao động trên một giờ làm việc theo sức mua tương đương (PPP 2017) năm 2019 của Việt Nam chỉ bằng 8,99% mức năng suất của Singapore; 9,13% mức năng suất của Brunei; 23,21% của Malaysia; 40,31% của Thái Lan; 49,31% của Indonesia; 57,35% của Philippines; 99,51% của Lào.

Năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn Campuchia (gấp 2 lần) và Myanmar (gấp gần 1,6 lần). So với các nền kinh tế lớn của Châu Á, năng suất lao động theo sức mua tương đương (tính theo PPP 2017) năm 2019 của Việt Nam chỉ bằng 13,12% Nhật Bản; 16,04% Hàn Quốc; 47,49% Trung Quốc và 77,76% Ấn Độ.

Theo GSO, có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam còn ở mức thấp so với một số quốc gia trong khu vực, trong đó phải kể đến tiền lương tối thiểu, mức độ chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp.

Chi phí đầu tư của doanh nghiệp cho nghiên cứu phát triển còn thấp.
Chi phí đầu tư của doanh nghiệp cho nghiên cứu phát triển còn thấp.

Năm 2020, tiền lương tối thiểu của Việt Nam là 190 USD/tháng/người, bằng 81,3% so với Philippines; 14,1% so với Nhật Bản; 12,5% so với Hàn Quốc và 59,7% so với Trung Quốc. Mặc dù sau 10 năm, tiền lương tối thiểu của Việt Nam đã tăng gấp gần 3 lần nhưng vẫn thuộc nhóm thấp so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên khoảng cách cũng đã có sự thu hẹp đáng kể như với Thái Lan tăng từ 42,6% năm 2011 lên 82,3% năm 2019; Philippines tăng từ 30,8% năm 2011 lên 81,3% năm 2020; Nhật Bản từ 5% lên 14,1%; Hàn Quốc từ 9% lên 12,1%.

Tỷ lệ các doanh nghiệp có chi cho nghiên cứu và phát triển của Việt Nam cũng rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Năm 2017, tỷ lệ này của Việt Nam đã tăng lên 0,53% trong khi Thái Lan là 1%; Singapore là 1,94%; Nhật Bản là 3,21%; Hàn Quốc là 4,55%; Trung Quốc là 2,15%; Ấn Độ là 0,67%.

Năng suất lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tốc độ tăng GDP

Trong giai đoạn 2011 - 2020, tăng năng suất lao động ngày càng có mức đóng góp ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thống kê của GSO cho thấy, trước năm 2015, độ doãng giữa tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn nhiều so với giai đoạn từ năm 2015 trở lại đây. Điều này cho thấy, tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng năng suất lao động ngày càng tăng lên.

Nhìn chung, trong 10 năm từ 2011 - 2019, GDP luôn có tốc độ tăng từ 5,50% trở lên, riêng năm 2020 chỉ đạt 2,87% do dịch Covid-19, nhưng cả giai đoạn 2011 - 2020 vẫn có tốc độ tăng bình quân năm trên 6%.

Trong tốc độ tăng lên của GDP thì chủ yếu là do tăng năng suất lao động (bình quân 10 năm tăng GDP do tăng năng suất lao động 5,33% với tỷ phần đóng góp là 85,87%, còn tăng lao động làm tăng 0,88% với tỷ phần đóng góp là 14,13%).

“Tốc độ tăng GDP do tăng năng suất lao động chiếm tỷ trọng lớn và xu thế ngày càng tăng, chứng tỏ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang theo hướng phát triển bền vững”, báo cáo khẳng định.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực mạnh mẽ trong việc cải thiện năng suất lao động cả về giá trị và tốc độ, nhưng để bắt kịp các nước trong khu vực, Việt Nam cần phải có những đột phá trong việc cải thiện năng suất quốc gia.

Theo GSO, để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng thì chìa khóa chính là nâng cao năng suất lao động, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Nếu năng suất thấp sẽ là yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ và tính bền vững.

Do đó, thúc đẩy tăng năng suất lao động hiện đang là mục tiêu quan trọng được Việt Nam chú trọng. Đặc biệt là nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp - khu vực đóng vai trò quyết định tới nâng cao năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế.

Apple bị kiện vì trả lương thấp cho nhân viên nữ

Apple bị kiện vì trả lương thấp cho nhân viên nữ

Apple đang đối mặt với một vụ kiện tập thể cáo buộc hãng này trả lương cho hơn 12.000 nhân viên nữ thấp hơn nhân viên nam dù công việc của họ tương đương nhau.
Trí tuệ nhân tạo là cơ hội để ngành kế toán tạo ra nhiều giá trị hơn

Trí tuệ nhân tạo là cơ hội để ngành kế toán tạo ra nhiều giá trị hơn

Sự phát triển như vũ bão của trí tuệ nhân tạo (AI) đã báo trước nhiều nguy cơ mà con người phải đối mặt, trong đó có lĩnh vực tài chính, kế toán. Song, AI cũng chính là cơ hội để kế toán viên định nghĩa lại vai trò của mình và tạo ra nhiều giá trị hơn.
Viettel chính thức khởi động VFC 2024

Viettel chính thức khởi động VFC 2024

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khởi động chương trình "Viettel Future Changemakers 2024 - VFC 2024" để tìm kiếm và đào tạo những nhân sự quản lý sản phẩm xuất sắc.
Nghiên cứu về chính sách giảm giờ làm cho người lao động

Nghiên cứu về chính sách giảm giờ làm cho người lao động

Việc giảm giờ làm phải phù hợp với tình hình của Việt Nam, đồng thời phải thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất lao động.
Thaco Agri hướng tới mô hình phát triển nông nghiệp bền vững

Thaco Agri hướng tới mô hình phát triển nông nghiệp bền vững

Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, năm 2024, Thaco Agri (Tập đoàn thành viên của Thaco) tuyển dụng hơn 12.600 nhân sự làm việc tại các Khu liên hợp nông nghiệp tại Việt Nam, Lào và Campuchia.
Từ ngày 1/7, những đối tượng nào được tăng tiền lương lên 10 triệu đồng?

Từ ngày 1/7, những đối tượng nào được tăng tiền lương lên 10 triệu đồng?

Từ ngày 1/7 tới, sẽ có 2 đối tượng là viên chức giữ chức vụ lãnh đạo và viên chức không giữ chức danh lãnh đạo, sẽ được tăng tiền lương lên 10 triệu đồng.
Nhân lực cho điện gió ngoài khơi: Cần "bắt tay' giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo

Nhân lực cho điện gió ngoài khơi: Cần "bắt tay' giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo

Với quy mô công suất lắp đặt lên tới 91,5 GW vào năm 2050, ngành điện gió ngoài khơi (ĐGNK) có vai trò đảm bảo an ninh năng lượng và tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam.
SeABank: Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

SeABank: Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó, nhiệt huyết đam mê, dành cả thanh xuân để cống hiến.
Dệt may TNG kín đơn hàng đến nửa đầu 2024, muốn tuyển mới 3.000 công nhân

Dệt may TNG kín đơn hàng đến nửa đầu 2024, muốn tuyển mới 3.000 công nhân

Dù doanh thu tháng 2/2024 giảm nhẹ, dệt may TNG vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều đối tác lớn đã bán hết hàng tồn kho và hãng Decathlon đang tăng cường đặt hàng nhằm phục vụ Olympic diễn ra trong tháng 6/2024 tại Pháp.
Trăm năm ‘giữ lửa’ làng nghề tiện gỗ Nhị Khê

Trăm năm ‘giữ lửa’ làng nghề tiện gỗ Nhị Khê

Nghề tiện gỗ tại xã Nhị Khê (huyện Thường Tín, Hà Nội) tồn tại cả trăm năm qua, minh chứng cho sức sống của những làng nghề truyền thống.
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

Không chỉ là chế độ lương thưởng, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm… đang được ưu tiên.
Làn sóng sa thải ngành công nghệ bước vào giai đoạn mới

Làn sóng sa thải ngành công nghệ bước vào giai đoạn mới

Loạt công ty công nghệ lớn như Amazon, Google, Microsoft đã tiến hành một đợt sa thải mới ngay trong tháng 1/2024 và bước vào một giai đoạn khốc liệt hơn.
Giới trẻ tham gia thị trường thiết kế giỏ quà Tết

Giới trẻ tham gia thị trường thiết kế giỏ quà Tết

Thị trường quà Tết ngày càng trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Không ít bạn trẻ tranh thủ "cơ hội vàng" này để kiếm tiền bằng việc kinh doanh những giỏ quà tự làm.
IMF: Trí tuệ nhân tạo sẽ tác động 40% việc làm toàn cầu

IMF: Trí tuệ nhân tạo sẽ tác động 40% việc làm toàn cầu

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho rằng, công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đến 40% việc làm trên toàn cầu và có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng thu nhập.
Lao động tại Vinatex nhận thưởng Tết trung bình 16 triệu đồng/người

Lao động tại Vinatex nhận thưởng Tết trung bình 16 triệu đồng/người

Ngày 8/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức họp báo nhằm thông tin về kết quả sản xuất, kinh doanh 2023 và phương hướng, nhiệm vụ 2024.
Bất chấp khó khăn, Vinatex vẫn giữ thu nhập ổn định cho gần 62.000 lao động

Bất chấp khó khăn, Vinatex vẫn giữ thu nhập ổn định cho gần 62.000 lao động

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp ngành may đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động hoặc giảm lương, Vinatex đã chấp nhận cắt giảm lợi nhuận để giữ mức thu nhập 9,45 triệu đồng/người/tháng cho 62.000 lao động.
Chốt đề xuất tăng 6% lương tối thiểu từ tháng 7/2024

Chốt đề xuất tăng 6% lương tối thiểu từ tháng 7/2024

Với 100% phiếu đồng thuận, Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất mức đề xuất tăng 6% lương tối thiểu trong năm 2024, thời điểm áp dụng từ ngày 1/7/2024 cùng thời điểm cải cách tiền lương trong khu vực công.
Người lao động là dân tộc thiểu số làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ chi phí

Người lao động là dân tộc thiểu số làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ chi phí

Anh Bùi Văn Kín, dân tộc Mường bản Lòi Sim, Hà Tĩnh hỏi: Có chương trình nào hỗ trợ việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài? Chi phí hỗ trợ như thế nào?
THACO cần tuyển 11.000 kỹ sư đến năm 2027

THACO cần tuyển 11.000 kỹ sư đến năm 2027

Để đáp ứng chiến lược phát triển trong giai đoạn 2023 – 2027, với nhu cầu nhân sự tăng khoảng 15%/năm, THACO và các tập đoàn thành viên dự kiến sẽ tuyển dụng 11.000 kỹ sư từ nay đến hết năm 2027.
Sun Group lọt Top các doanh nghiệp có nguồn nhân lực hạnh phúc

Sun Group lọt Top các doanh nghiệp có nguồn nhân lực hạnh phúc

Tối ngày 23/11, tại Lễ trao giải Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023, Sun Group và các đơn vị thành viên Sun World Group, Sun Hospitality Group đã “bội thu” giải thưởng khi 5 lần liên tiếp được xướng tên tại các hạng mục danh giá.
Việt Nam đặt mục tiêu Top 3 ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động

Việt Nam đặt mục tiêu Top 3 ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động

Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt đã đề ra mục tiêu đưa Việt Nam phấn đấu là một trong 3 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng hiệu quả lao động.
Google tặng 40.000 suất học bổng phát triển nhân tài số Việt Nam

Google tặng 40.000 suất học bổng phát triển nhân tài số Việt Nam

40.000 suất học bổng và 3 khóa học mới bổ sung được Google cam kết tài trợ miễn phí trong chương trình phát triển nhân tài số năm 2024.
Ông Hoàng Nam Tiến: Tuổi 28 và 35 là hai ngưỡng cần nâng cấp bản thân

Ông Hoàng Nam Tiến: Tuổi 28 và 35 là hai ngưỡng cần nâng cấp bản thân

Khi nhấn mạnh về quan điểm lifelong learning (học suốt đời), ông Hoàng Nam Tiến cho rằng ở tuổi 28 và 35, sau khoảng 7-8 năm đi làm, các cá nhân bước vào ngưỡng cửa cần phải nâng cấp bản thân.
Nhiều điểm mới về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Nhiều điểm mới về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành nghị định liên quan đến việc quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài với nhiều điểm mới đáng chú ý.
Đề xuất tiếp tục tăng lương sau năm 2024 để bù trượt giá

Đề xuất tiếp tục tăng lương sau năm 2024 để bù trượt giá

Chính phủ đề xuất sau năm 2024 tiếp tục tăng lương bù trượt giá, góp phần cải thiện lương cán bộ, công chức, viên chức theo mức tăng trưởng kinh tế.
Xuất khẩu lao động về đích sớm năm 2023

Xuất khẩu lao động về đích sớm năm 2023

Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 9 tháng năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 111.507 lao động, hoàn thành sớm trước 3 tháng kế hoạch đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023.
Con số thống kê: Thu nhập của người lao động vẫn tăng

Con số thống kê: Thu nhập của người lao động vẫn tăng

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của lao động trong quý 3/2023 là 7,1 triệu đồng/tháng, tăng 146.000 đồng so với quý 2/2023 và tăng 359.000 đồng so với cùng kỳ năm 2022 (tương ứng tăng 5,3%).
Hơn 118.000 lao động mất việc trong quý 3, tập trung ở TP HCM và Bình Dương

Hơn 118.000 lao động mất việc trong quý 3, tập trung ở TP HCM và Bình Dương

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, số lao động bị mất việc trong quý 3/2023 là 118.400 người, tập trung chủ yếu ở Bình Dương và TP HCM do các địa phương này có nhiều lao động thuộc ngành dệt may và da giày.
6 công việc ngành công nghệ thông tin phát triển nhanh tại Việt Nam

6 công việc ngành công nghệ thông tin phát triển nhanh tại Việt Nam

Nền tảng tuyển dụng TopDev mới công bố một khảo sát về thị trường nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam năm 2023, trong đó có đề cập đến 6 công việc trong ngành này có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Huyện Văn Yên tổ chức tư vấn việc làm cho người dân tộc thiểu số

Huyện Văn Yên tổ chức tư vấn việc làm cho người dân tộc thiểu số

Nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã và đang tổ chức các hội nghị tư vấn việc làm, hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực cho người lao động trên địa bàn.
Sẽ có đề án phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Sẽ có đề án phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Bộ KH&ĐT đánh giá, ngành công nghiệp chip bán dẫn là ngành hết sức mới ở Việt Nam, cần có sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để đón nhận và phát triển một cách hiệu quả.
Lùi thời gian đóng phí công đoàn cho doanh nghiệp bị giảm lao động

Lùi thời gian đóng phí công đoàn cho doanh nghiệp bị giảm lao động

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có quyết định về việc một số doanh nghiệp sẽ được lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023.
Một số thay đổi trong quy định về sử dụng người lao động nước ngoài

Một số thay đổi trong quy định về sử dụng người lao động nước ngoài

Nghị định 70/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành có 3 điểm thay đổi so với các quy định cũ, về cơ quan cấp văn bản chấp thuận, thời gian báo cáo nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài và nơi đăng thông báo tuyển dụng.
IFC hỗ trợ tạo việc làm và thúc đẩy thương mại ở Việt Nam

IFC hỗ trợ tạo việc làm và thúc đẩy thương mại ở Việt Nam

IFC đánh giá, khi các doanh nghiệp dần hồi phục sau đại dịch, đồng thời vượt qua những bất ổn do các cuộc khủng hoảng chính là thời điểm thích hợp để khu vực tư nhân tiến hành chuyển dịch xanh, nhằm nâng cao khả năng chống chịu và hiệu quả hoạt động.
Xuất khẩu lao động của Việt Nam hoàn thành 88% kế hoạch năm sau 8 tháng

Xuất khẩu lao động của Việt Nam hoàn thành 88% kế hoạch năm sau 8 tháng

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 8 tháng đầu năm 2023, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt kết quả tích cực. Cả nước đã đưa được 97.234 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt hơn 88% kế hoạch năm 2023.
Hà Nội tuyển dụng 2.210 lao động với mức lương 5 - 15 triệu đồng

Hà Nội tuyển dụng 2.210 lao động với mức lương 5 - 15 triệu đồng

Cơ hội việc làm nhiều nhất dành cho lao động từ 18 – 35 tuổi, với các ngành nghề: xuất khẩu lao động, kinh doanh, bán hàng, chăm sóc khách hàng, bảo vệ-tạp vụ, giao hàng, lái xe, kiểm kê sản phẩm, nhân viên bếp – phụ bếp, nhân viên văn phòng.
Xem thêm