Vietjet huy động 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong hơn một năm qua

Vietjet Air Hàng KHông
10:40 - 18/02/2022
Vietjet đang tăng tốc hồi phục sau khi nối lại đường bay quốc tế và chuẩn bị mở cửa du lịch.
Vietjet đang tăng tốc hồi phục sau khi nối lại đường bay quốc tế và chuẩn bị mở cửa du lịch.
0:00 / 0:00
0:00
Tính từ đầu năm 2021 đến nay, Vietjet đã 6 lần huy động vốn thông qua kênh trái phiếu với tổng giá trị 10.000 tỷ đồng. Nhà đầu tư mua vào đều là một tổ chức trong nước không phải ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm hay quỹ đầu tư.

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air, mã chứng khoán VJC) vừa thông báo chào bán thành công lô trái phiếu riêng lẻ với khối lượng 30 triệu, mệnh giá 100.000 đồng/1 trái phiếu. Như vậy, tổng giá trị là 3.000 tỷ đồng.

Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Lãi suất 9,5%/năm cho 2 kỳ trả lãi đầu tiên. Các kỳ tiếp theo lãi suất thả nổi, bằng lãi suất tham chiếu + biên độ 3,5%/năm. Lãi suất tham chiếu bằng lãi suất tiền gửi cá nhân bình quân 12 tháng được công bố bởi 4 ngân hàng: Vietcombank, VietinBank, BIDV, HDBank.

Về mục đích của đợt phát hành trái phiếu này, Vietjet cho biết để tăng quy mô vốn, bao gồm việc đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định, thiết bị, công cụ dụng cụ… nhằm tăng cường năng lực khai thác vận tải hàng không và phát triển các hoạt động kinh doanh khác.

Đợt huy động vốn của Vietjet diễn ra trong bối cảnh ngành hàng không đang phục hồi khi các đường bay quốc tế lần lượt được nối lại, du lịch cũng chính thức mở cửa vào ngày 15/3 tới đây. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, không chỉ Vietjet Air mà tất cả các hãng bay đều phải tăng tần suất để phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao.

Từ ngày 1/1/2022, Vietjet đã khai thác trở lại các chuyến bay thương mại quốc tế kết nối Hà Nội, TP HCM với Tokyo, Đài Bắc, Seoul, Singapore và Bangkok.

Chiếc tàu bay thân rộng A330 đầu tiên của Vietjet, được hãng nhận về từ ngày 15/12/2021.

Chiếc tàu bay thân rộng A330 đầu tiên của Vietjet, được hãng nhận về từ ngày 15/12/2021.

Đại diện Vietjet cho biết đã sẵn sàng để khôi phục toàn bộ mạng bay khi Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế từ ngày 15/2. Hãng cũng vừa thông báo sẽ khai thác đến 6 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần giữa TP HCM và Bangkok từ tháng 3, tăng gấp đôi tần suất bay so với hiện tại. Với tần suất này, Vietjet Vietjet trở thành hãng hàng không cung cấp nhiều chuyến bay nhất giữa Việt Nam và Thái Lan.

Có lãi trở lại nhưng vay nợ tăng

Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào các hãng hàng không. Trong khi Vietnam Airlines thua lỗ hàng nghìn tỷ thì các hãng tư nhân như Vietjet Air, Bamboo Airways, Vietravel Airlines… cũng không ngoại lệ. Vietjet đã có văn bản đề nghị tạm hoãn công bố BCTC quý IV/2021 và đã được chấp thuận với lý do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên công ty gặp khó khăn trong việc nhận các dữ liệu và chứng từ. Tuy nhiên theo báo cáo tài chính 3 quý năm 2021 đã công bố, trong quý 1 và quý 2, Vietjet Air lỗ gộp hơn 1.000 tỷ đồng mỗi quý.

Sang quý 3, lợi nhuận gộp của Vietjet đổi chiều từ lỗ sang lãi 559 tỷ đồng. Đây là khoản lãi gộp cao nhất mà hãng có được kể từ khi xuất hiện Covid-19 đến nay. Đáng chú ý, doanh thu vận chuyển hành khách trong quý đạt 1.039 tỷ đồng, giảm nhẹ so với quý 3/2020; doanh thu hoạt động phụ trợ cũng giảm nhẹ còn 1.044 tỷ đồng, nhưng doanh thu khác không được Vietjet thuyết minh chi tiết tăng mạnh từ 398 tỷ đồng lên 569 tỷ đồng.

Cùng với chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp đồng loạt giảm, Vietjet Air có lãi trước thuế 103 tỷ đồng và lãi sau thuế 72 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng năm 2021, công ty đạt doanh thu thuần 10.209 tỷ đồng và lãi sau thuế 194 tỷ đồng; trong khi 9 tháng năm 2020 lỗ hơn 900 tỷ đồng. So với các hãng hàng không khác thì Vietjet đã có cú lội ngược dòng ngoạn mục.

Mặc dù vậy, tính tới 30/9/2021, Vietjet đã tăng hơn 2.000 tỷ đồng nợ vay so với đầu năm, ở mức 13.470 tỷ đồng. Hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu và hệ số nợ vay/tổng tài sản lần lượt là 79% và 26%. Nợ dài hạn chủ yếu là trái phiếu.

Thực tế trong năm qua, hãng hàng không của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã 6 lần huy động vốn thông qua kênh trái phiếu với tổng giá trị 7.000 tỷ đồng, kỳ hạn 36 hoặc 60 tháng. Cộng với lô 3.000 tỷ mới đây thì Vietjet đã chào bán 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong vòng hơn 1 năm. Điểm chung là nhà đầu tư mua vào 7 lô trái phiều này đều là một tổ chức trong nước, không phải ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm hay quỹ đầu tư.

Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm 2021, Vietjet cho biết hãng cũng lên kế hoạch huy động trái phiếu quốc tế với tổng dự kiến phát hành 300 triệu USD, thời hạn 5 năm với lãi suất có thể cố định, thả nổi hoặc kết hợp cả hai. Đồng thời, cổ đông Vietjet đã thông qua phương án chào bán cổ phiếu với lượng tối đa 15% vốn điều lệ, giá theo diễn biến thị trường chứng khoán nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách.

Mã chứng khoán VJC của Vietjet nằm trong rổ VN30 với thị giá thuộc top cao. Mức đỉnh của VJC là 187.000 đồng/cp (26/3/2018). Trong 2 năm kinh doanh ảnh hưởng bởi Covid-19, mã không tránh khỏi đà trượt dốc, có phiên rớt xuống 94.000 đồng. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, VJC trên đà hồi phục với nhiều phiên tăng mạnh. Hiện mã đang giao dịch ở vùng 140.000 đồng/cp, tương đương với tăng 17% chỉ trong 2 tuần.

Diễn biến giá cổ phiếu VJC thời gian qua.

Diễn biến giá cổ phiếu VJC thời gian qua.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.