VN-Index hồi phục, cổ phiếu của Sacombank bị khối ngoại bán mạnh

Sacombank. VN INDEX
16:05 - 15/02/2023
STB đi ngược hướng đi tích cực của nhóm ngân hàng.
STB đi ngược hướng đi tích cực của nhóm ngân hàng.
0:00 / 0:00
0:00
Sau 4 phiên giảm điểm liên tiếp, VN-Index đã chịu quay đầu hồi phục với sự hỗ trợ từ dòng tiền sôi nổi vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Ngân hàng giao dịch tích cực nhưng STB của Sacombank giảm giá mạnh, đứng đầu danh sách bị bán ròng của khối ngoại.

VN-Index kết phiên ở mốc 1.048,20 điểm, tương ứng tăng gần 10 điểm so với kết phiên hôm qua. HNX-Index tăng hơn 3 điểm, UPCoM cũng tăng 1,4 điểm. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt hơn 10.500 tỷ đồng, so với phiên hôm qua ngày 14/2 chỉ đạt 7.000 tỷ đồng.

Điểm tiêu cực là khối ngoại bán ròng gần 350 tỷ đồng trên sàn HoSE (trong tổng số hơn 4.000 tỷ đồng giao dịch). STB bị bán ròng gần 180 tỷ đồng và đứng đầu danh sách bị bán ròng của khối này. NVL bị bán ròng 73 tỷ đồng. Hai mã bất động sản khác là DXGVIC cũng bị bán ròng hơn 50 tỷ đồng.

Chiều mua ròng, nhà đầu tư nước ngoài gom vào mạnh nhất chứng chỉ quỹ E1VFVN30, nhưng giá trị mua ròng chỉ 38 tỷ đồng. KDH, VCG, PVD được mua ròng hơn 10 tỷ đồng, còn lại dòng tiền ngoại rải rác mua vào các cổ phiếu khác như HPG, BID, VNM, VCI, POW, DPM…

Trong nhóm VN30, 2 mã tiêu cực nhất là NVLSTB. Cổ phiếu của Novaland nằm sàn phiên thứ 3 liên tiếp, tiếp tục xác lập đáy mới ở vùng giá 11.150 đồng/cp. Mức giá mới này kéo vốn hóa của Novaland xuống mức xấp xỉ 23.000 tỷ đồng, tương ứng “bốc hơi” gần 90% so với đỉnh hồi giữa năm 2021. Như vậy, lần đầu tiên kể từ khi niêm yết, Novaland đã rời khỏi câu lạc bộ tỷ USD vốn hóa. Trước đó hồi đầu năm 2022, quy mô vốn hóa doanh nghiệp này đạt tới hơn 176.000 tỷ đồng.

STB giảm 4,3% xuống mức giá 23.350 đồng/cp. Sau giai đoạn tăng nóng từ vùng đáy ngắn hạn 15.000 đồng hồi đầu tháng 11/2022 lên sát 27.000 đồng vào phiên 16/1/2023, cổ phiếu Sacombank đã điều chỉnh giảm.

Trong nhóm bluechip, các cổ phiếu giảm còn có 2 mã là VHMVJC, tuy nhiên tỷ lệ điều chỉnh không đáng kể. Còn lại, ngoài VIC đứng giá thì các mã đều tăng giá, nhưng không có mã nào đột phá. Tăng mạnh nhất là VPB +3%.

Trong phiên tăng điểm hôm nay, các nhóm ngành đều kết phiên trong sắc xanh. Tăng mạnh nhất là nhóm xây dựng với tỷ lệ +3%. Các cổ phiếu đầu tư công như LCG, FCN, HHV, VCG đồng loạt tăng trần. Nhóm này vẫn đang được hỗ trợ bởi việc thúc đẩy đầu tư công thời gian tới.

Tại nhóm bất động sản, trong khi một số mã lớn như VHM, NVL, SSH, KSF, SNZ, SJS làm kéo giảm điểm số toàn nhóm thì nhiều mã vừa và nhỏ tăng tốt, như DXG, HQC, L14 tăng trần, CEO tăng hơn 7%, DIG tăng 5,6%, CRE tăng hơn 4%, HUT tăng 3,7%...

Tại nhóm ngân hàng, ngoài STB thì EIB cũng giảm sâu 5%. Ngoài ra còn có BABOCB cũng ở chiều giảm. Chiều tăng, VBB bứt phá nhất với mức +6,1%, KLB +4,7%, PGB +4%, VPB +3%, ACB +2,9%, TCB +2%...

Cổ phiếu VNZ của CTCP VNG tiếp tục chuỗi tăng trần. Kết phiên 15/2, cổ phiếu này đã vươn lên mức giá 1.358.700 đồng/cp, với 5.400 đơn vị được giao dịch. Với phiên thứ 10 liên tiếp tăng hết biên độ, VNG sẽ một lần nữa phải giải trình với HNX, UBCKNN.

Tin liên quan

Đọc tiếp