ADB: Gói ngân sách hỗ trợ kinh tế của Việt Nam hiện chưa đến 3% GDP, có thể nâng lên 5-7%

Nhận định tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn là tương đối lạc quan, ADB tuy nhiên cũng đưa ra một số hàm ý chính sách mà Việt Nam nên làm để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng.

ADB: Gói ngân sách hỗ trợ kinh tế của Việt Nam hiện chưa đến 3% GDP, có thể nâng lên 5-7%

Năm 2020, phần lớn các quốc gia châu Á tỏ ra thích ứng tốt hơn với đại dịch COVID-19 hơn là các nước phương Tây. Nhưng bước sang năm 2021, sự xuất hiện của biến thể mới Delta cùng tốc độ tiêm chủng tương đối chậm ở châu Á đã đảo ngược xu hướng này. Tình hình sản xuất kinh doanh và thương mại bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong bối cảnh đó, các chính phủ ở châu Á đã tích cực triển khai chính sách tài khóa mở rộng để ứng phó với dịch bệnh và kích thích kinh tế.

Trong tham luận “Chính sách tài khóa ứng phó với đại dịch COVID-19 tại các nước châu Á và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam” mà ADB đưa ra tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021 giữa tháng 11 vừa qua, định chế tài chính này nhận định, nhiều chính phủ châu Á đã sử dụng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ để chống lại suy thoái kinh tế, tăng cường an sinh xã hội, tạo việc làm cho người dân.

Ưu tiên hỗ trợ thu nhập trực tiếp

Về quy mô, do tiềm lực kinh tế và không gian tài khóa của các quốc gia là không giống nhau nên mỗi quốc gia có mức độ nới lỏng tài khóa khác nhau. Trong khi các quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan tung ra các gói kích thích tương đối lớn (trên 15% GDP) thì các nước còn lại như Malaysia, Philippines… công bố các gói kích thích khiêm tốn hơn.

Cũng vì nới lỏng tài khóa nên đa số chính phủ đều đối mặt với hiện tượng bội chi và thâm hụt ngân sách tăng cao. Thái Lan gần đây đã phải nâng trần nợ công từ 60% lên 70%.

Quy mô gói hỗ trợ tài khóa ở một số quốc gia châu Á (đơn vị: phần trăm trên GDP). Nguồn: ADB
Quy mô gói hỗ trợ tài khóa ở một số quốc gia châu Á (đơn vị: phần trăm trên GDP). Nguồn: ADB

Về đối tượng trọng tâm, hầu hết các quốc gia đều tập trung nguồn lực hỗ trợ 6 nhóm mục tiêu. Một là hệ thống y tế (đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết, dịch vụ y tế phòng, chống dịch, phát triển hệ thống tiêm chủng vắc xin, nâng cao phúc lợi cho đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu). Hai là tăng cường an sinh xã hội, mở rộng bao phủ của hệ thống bảo trợ xã hội giúp giảm tổn thất, hỗ trợ sinh kế, đặc biệt cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, hộ gia đình thu nhập thấp, lao động trong khu vực phi chính thức…

Ba là hỗ trợ thu nhập với người lao động trong các khu vực bị ảnh hưởng, bảo vệ và tạo việc làm. Bốn là hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động và phục hồi, trong đó ưu tiên nhóm doanh nghiệp trong các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ COVID-19. Năm là tăng đầu tư công nhằm kích thích tổng cầu, tăng năng suất, tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững để thúc đẩy tăng trưởng. Sáu là ưu tiên xây dựng các chương trình kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa.

Về biện pháp tài khóa, các biện pháp được các chính phủ châu Á ưa thích nhất bao gồm tăng cường chi ngân sách hỗ trợ (16/16 quốc gia trong thống kê), kết hợp miễn, giảm, hoãn, gia hạn nộp thuế, phí các loại (15/16 quốc gia), hỗ trợ gián tiếp thông qua các biện pháp hỗ trợ lãi vay, thanh khoản, bảo lãnh (ít nhất 10/16 quốc gia).

Theo tổng hợp của ADB, hỗ trợ thu nhập trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất (48,5%) trong gói hỗ trợ trị giá khoảng 3,1 nghìn tỷ USD của các nước đang phát triển ở châu Á.

Còn theo ILO, trong số 133 biện pháp ứng phó với đại dịch COVID-19 của các nước ASEAN tính đến tháng 5/2021, các biện pháp bảo trợ xã hội, trợ cấp và trợ cấp đặc biệt (chuyển tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp) chiếm tỷ trọng lớn nhất (20,3%) trong các gói hỗ trợ, sau đó mới đến các biện pháp bảo vệ thu nhập và việc làm (15,8%).

Các biện pháp hỗ trợ thu nhập và chăm sóc sức khỏe (màu xanh) chiếm vai trò quan trọng trong gói tài khóa của các chính phủ châu Á, còn lại là các hỗ trợ khác (màu đỏ). Nguồn: ADB
Các biện pháp hỗ trợ thu nhập và chăm sóc sức khỏe (màu xanh) chiếm vai trò quan trọng trong gói tài khóa của các chính phủ châu Á, còn lại là các hỗ trợ khác (màu đỏ). Nguồn: ADB

Đa số các quốc gia đều gia hạn gói kích thích với một khoảng thời gian đủ dài, thường là đến giữa 2022 hoặc hết năm 2023 để tiếp tục đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp

Tuy nhiên, về nhịp độ chính sách tài khóa đã bắt đầu có sự khác biệt giữa các quốc gia châu Á. Trong khi một số quốc gia trong nhóm ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản) đã bắt đầu giảm bớt hỗ trợ do sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế và tốc độ tiêm chủng vắc xin nhanh chóng, các quốc gia như Thái Lan, Philippines vẫn duy trì lập trường mở rộng tài khóa do tăng trưởng yếu hơn.

Tính chung cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hỗ trợ của chính phủ đang giảm từ mức trung bình 7,7% GDP vào năm 2020 xuống còn khoảng 4,9% vào năm 2021.

"Trong bối cảnh dư địa của chính sách tiền tệ dần bị thu hẹp khi lãi suất đã ở mức rất thấp, áp lực lạm phát và nợ xấu gia tăng thì vai trò của chính sách tài khóa càng lúc càng gia tăng", ADB.

Về sự phối hợp chính sách, các chuyên gia ADB đánh giá, nhiều chính phủ châu Á có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ suốt thời gian qua, chẳng hạn thể hiện qua việc hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn tín dụng thông qua cơ chế bảo lãnh của chính phủ (Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore…).

Không chỉ tập trung vào các biện pháp hỗ trợ trong nước, một số quốc gia châu Á dành nguồn lực tài chính để tăng cường hợp tác hỗ trợ trong khu vực và quốc tế. Chẳng hạn, Nhật Bản dành riêng 144,4 tỷ Yen trong gói bổ sung ngân sách thứ ba của năm tài khóa 2020 cho việc hợp tác quốc tế trong đại dịch, hỗ trợ nhiều quốc gia châu Phi, Trung Đông, châu Á và châu Đại Dương. Trung Quốc dự định cung cấp cho thế giới 2 tỷ liều vắc xin COVID-19 trong năm 2021 và sẽ cung cấp thêm 3 tỷ USD viện trợ quốc tế trong 3 năm tới để hỗ trợ ứng phó với COVID-19 và phục hồi kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển khác.

ADB: Việt Nam có thể nâng lên quy mô gói ngân sách hỗ trợ kinh tế lên 5-7% GDP

Các chuyên gia từ Ngân hàng ADB nhận định tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn của Việt Nam là tương đối lạc quan. Trong báo cáo vĩ mô mới nhất vào tháng 9/2021, ADB dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam khoảng 3,8%, giảm từ mức 6,7% đưa ra hồi tháng 4/2021, tức thời điểm trước khi làn sóng COVID-19 thứ tư bùng phát.

ADB hồi tháng 9 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Việt Nam từ 6,7% xuống 3,8%, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 từ 7,0% xuống 6,5%
ADB hồi tháng 9 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Việt Nam từ 6,7% xuống 3,8%, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 từ 7,0% xuống 6,5%

Từ kinh nghiệm của các nước châu Á trong thực thi chính sách tài khóa ứng phó với đại dịch, ADB đưa ra một số hàm ý chính sách để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam.

Lưu ý đầu tiên mà ADB đưa ra, do khủng hoảng kinh tế - xã hội lần này xuất phát từ dịch bệnh Covid-19 mà không phải xuất phát từ khủng hoảng kinh tế - tài chính nên việc xử lý triệt để đại dịch cần đến vai trò quyết định của các giải pháp chuyên môn y tế, còn chính sách kinh tế vĩ mô chỉ đóng vai trò công cụ mang tính hỗ trợ. Trong đó, chính sách tài khóa đóng vai trò chủ đạo song vẫn cần có sự kết hợp hài hòa với chính sách tiền tệ để tạo ra các nguồn lực tốt nhất hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn.

Gói ngân sách hỗ trợ cho nền kinh tế hiện mới chưa đến 3% GDP, ADB cho rằng có thể nâng quy mô hỗ trợ lên khoảng 5% - 7% GDP.

Lưu ý thứ hai liên quan đến triển khai gói hỗ trợ, cần xác định các mục tiêu phù hợp với từng thời kỳ để xây dựng gói hỗ trợ với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, đủ bao trùm và đúng đối tượng.

Trong ngắn hạn, mục tiêu của gói hỗ trợ tài khóa là kiềm chế đại dịch, giảm thiểu tác động về y tế và kinh tế nên sẽ cần dành ưu tiên cho chi tiêu y tế, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp hướng vào các ngành lan tỏa và các doanh nghiệp có khả năng phục hồi nhanh sau đại dịch.

Về trung hạn, với mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ADB khuyến nghị các biện pháp tài khóa trong giai đoạn này cần chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp, từ hỗ trợ về tài chính sang hỗ trợ về cơ chế, từ hỗ trợ số nhiều sang số ít các đối tượng còn chịu ảnh hưởng lâu dài của đại dịch, hướng tới thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng trưởng xanh, bền vững.

“Các gói hỗ trợ tài khóa là hết sức cần thiết trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng cũng không kém phần quan trọng khi nền kinh tế bước sang giai đoạn chuyển tiếp hướng tới phục hồi”, các chuyên gia ADB cho hay.

ADB khuyến cáo trong ngắn và trung hạn, Việt Nam có thể chấp nhận mức bội cao hơn và nợ công tăng trong giai đoạn 2021-2023 để hỗ trợ nền kinh tế do dư địa tài khóa được củng cố trong các năm gần đây, an toàn nợ công vẫn được đảm bảo.

"Điều quan trọng là cần xác định các mục tiêu phù hợp với từng thời kỳ để xây dựng gói hỗ trợ với quy mô đủ lớn (gói ngân sách hỗ trợ cho nền kinh tế hiện mới chưa đến 3% GDP nên có thể nâng lên khoảng 5% - 7% GDP) đáp ứng các tiêu chí kịp thời, đúng đối tượng, đủ dài, đủ bao trùm để mang lại hiệu quả như mong đợi", trích tham luận của ADB tại diễn đàn nêu trên.

Tuy nhiên về dài hạn, khi nền kinh tế đã dần phục hồi và vai trò hỗ trợ của chính sách tài khóa giảm dần, ADB khuyến nghị cần có các biện pháp mở rộng cơ sở thu, tăng cường quản lý thu và cải thiện hiệu quả chi ngân sách Nhà nước để thiết lập lại kỷ luật tài khóa trong vòng 3-5 năm sau, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính quốc gia trong giai đoạn 2021-2025.

Đặc biệt, cần xác định đầu tư công tiếp tục là trụ đỡ của phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. Theo ADB, đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững sẽ hỗ trợ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn hậu COVID-19. Do đó, cần tiếp tục coi giải ngân vốn đầu tư công như một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022-2023 để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (giao thông, năng lượng, viễn thông, nước…), đầu tư vào cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho xuất khẩu, hạ tầng số, hạ tầng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phía chuyên gia ADB cũng nhấn mạnh vai trò của sự phối hợp, hợp tác và hỗ trợ quốc tế trong việc triển khai thực hiện các giải pháp về y tế - kinh tế trong bối cảnh đại dịch.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bên cạnh 3 đột phá về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, cần phải lấy khoa học công nghệ, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để đột phá phát triển. Đây là con đường duy nhất, không còn con đường nào khác và cơ hội nào khác.
Để chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh hơn dòng vốn ngoại

Để chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh hơn dòng vốn ngoại

Theo chuyên gia JICA, các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản đang dành nhiều sự quan tâm cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng thì phải có hiệp hội ngành hàng, trong đó có sự liên kết của các doanh nghiệp, các nhà vựa với bà con nông dân để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới.
'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

Đây là nhận định của nhóm chuyên gia HSBC tại báo cáo nghiên cứu về hành lang thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) với tiêu đề "Đầu tư từ Đài Loan tiếp sức cho ngành công nghiệp công nghệ cao Việt Nam".
Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Vì ham mức lợi nhuận cao, nhiều nhà đầu tư đã phải trả giá đắt khi chạy theo những "cơn sóng" của thị trường chứng khoán. Theo chuyên gia, cách đầu tư an toàn và sinh lời bền vững chính là tích sản.
Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Ngày 30/7, Bộ NN&PTNT và UNDP phối hợp tổ chức hội thảo kỹ thuật về “Rà soát mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR của ngành cà phê và gỗ ở Việt Nam”.
Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

TS. Lê Duy Bình từ Economica Vietnam cho rằng, có cơ sở để tin tưởng mục tiêu tăng trưởng cả năm sẽ đạt khoảng 6,5%. Đặc biệt, nền kinh tế sẽ phát triển bền vững nếu như đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục đóng vai trò là trụ cột trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.
Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

ĐBQH cho rằng 4 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp này rất sát thực tiễn, với những nội dung liên quan được cử tri, người dân quan tâm như thi hành sớm Luật Đất đai năm 2024; kiểm toán các cơ quan, doanh nghiệp; xâm nhập mặn vùng ĐBSCL...
'Không thể đổ cho cơ chế, vì cơ chế cũng là do con người làm ra'

'Không thể đổ cho cơ chế, vì cơ chế cũng là do con người làm ra'

Các đại biểu đề xuất sớm có chính sách tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để giải quyết vấn đề vướng mắc bấy lâu nay, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Chuyên gia đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2024

Chuyên gia đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2024

Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu khai thác tốt những động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, tăng trưởng xanh, liên kết vùng, cải cách thể chế kinh tế, năng suất lao động... GDP có thể tăng thêm từ 0,9 - 1,4 điểm phần trăm.
Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Định hướng quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.
Đại biểu Quốc hội: Đổi mới sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách

Đại biểu Quốc hội: Đổi mới sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách

"Các kế hoạch khi được trình, nếu chiếu theo pháp luật rồi nói là kế hoạch hay đấy nhưng không được duyệt thì cán bộ không còn động lực để sáng tạo đổi mới, mà sẽ tiếp tục đi theo lối mòn, thậm chí xơ cứng, vô cảm", đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường phát biểu.
Điểm nhấn Kỳ họp thứ 6: Thông suốt, hiệu quả, năng động và thẳng thắn

Điểm nhấn Kỳ họp thứ 6: Thông suốt, hiệu quả, năng động và thẳng thắn

Quốc hội đã khép lại Kỳ họp thứ 6 với khối lượng công việc lớn, thảo luận, cho ý kiến, thông qua nhiều quyết sách quan trọng. Các đại biểu đều kỳ vọng sự thành công của kỳ họp sẽ là tiền đề để đất nước bước vào năm 2024 với hào khí mới, xung lực mới.
Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể "bôn ba" ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể "bôn ba" ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
'Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, có trọng tâm'

'Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, có trọng tâm'

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, các thành viên Chính phủ, trưởng ngành nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, cơ bản đã trả lời thẳng thắn, giải trình nghiêm túc, làm sáng tỏ nhiều vấn đề và đề ra giải pháp để khắc phục.
Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Theo đại biểu, các vấn đề dư luật đặt ra là những vấn đề chính đáng và cơ quan quản lý phải quan tâm để có chính sách phù hợp.
Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Theo đại biểu, các vấn đề dư luật đặt ra là những vấn đề chính đáng và cơ quan quản lý phải quan tâm để có chính sách phù hợp.
Rất cần chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Rất cần chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn ban đầu nhưng khi có hành lang pháp lý đầy đủ, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ vận hành trơn tru, về đích đúng kỳ vọng.
Gỡ vướng dự án BOT, đại biểu Quốc hội lo ngại những hệ lụy

Gỡ vướng dự án BOT, đại biểu Quốc hội lo ngại những hệ lụy

Tại Nghị quyết số 62, Quốc hội giao nhiệm vụ Bộ GTVT trong năm 2022 phải giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí dự án BOT, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn để xóa 'quy hoạch treo'

Xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn để xóa 'quy hoạch treo'

Bộ Xây dựng đang xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Bộ trưởng TN&MT: Cần có chương trình quốc gia xử lý các dòng sông chết

Bộ trưởng TN&MT: Cần có chương trình quốc gia xử lý các dòng sông chết

Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh cho rằng cần có chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý những dòng sông chết và các đơn vị xả thải phải đóng góp nguồn lực.
'Hơi thở của doanh nghiệp bây giờ sâu sắc hơn rất nhiều'

'Hơi thở của doanh nghiệp bây giờ sâu sắc hơn rất nhiều'

Các doanh nghiệp đã ý thức tốt hơn trong việc đặt ra chiến lược, phát triển mang tính dài hơi, bền vững cho sự nghiệp của mình.
Tăng trưởng kinh tế ‘chạy đà’ hướng đến mục tiêu GDP 6,5%

Tăng trưởng kinh tế ‘chạy đà’ hướng đến mục tiêu GDP 6,5%

Kinh tế Việt Nam năm 2023 đã đi được 3/4 quãng đường trong bối cảnh bề bộn khó khăn. Tuy vậy, nhìn về triển vọng cuối năm, các động lực tăng trưởng chính đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu phục hồi.
ĐBQH: Cần xác định nhà là để ở, không phải để đầu cơ

ĐBQH: Cần xác định nhà là để ở, không phải để đầu cơ

Theo đại biểu, cần có chính sách lớn về nhà ở đầu tiên nhằm ưu đãi những người mua nhà lần đầu, hạn chế cấp tín dụng với ngôi nhà thứ hai, đánh thuế chuyển nhượng tài sản và nhà ở theo các mức tăng dần.
Chuyên gia: Hạ lãi suất rất quan trọng nhưng không phải liều thuốc vạn năng

Chuyên gia: Hạ lãi suất rất quan trọng nhưng không phải liều thuốc vạn năng

Các chuyên gia đồng thuận việc hạ lãi suất rất quan trọng nhưng đây không phải liều thuốc vạn năng, cần kết hợp với nhiều chính sách khác như kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư công... để tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tốt hơn.
Chính sách tiền tệ chuyển sang 'linh hoạt, nới lỏng' để hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng

Chính sách tiền tệ chuyển sang 'linh hoạt, nới lỏng' để hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực đánh giá, việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển chính sách tiền tệ sang trạng thái "linh hoạt, nới lỏng" thời điểm này là chỉ đạo phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.
'Cải cách thể chế quan trọng hơn chính sách tài khoá và tiền tệ ngắn hạn'

'Cải cách thể chế quan trọng hơn chính sách tài khoá và tiền tệ ngắn hạn'

Theo ông Phan Đức Hiếu, cải cách thể chế thậm chí còn quan trọng hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn, không chỉ đơn giản thủ tục hành chính mà còn hướng đến cắt giảm chi phí đầu tư phát sinh.
Quỹ đạo phục hồi của nền kinh tế đang dần hình thành

Quỹ đạo phục hồi của nền kinh tế đang dần hình thành

Các tổ chức đánh giá quỹ đạo phục hồi của nền kinh tế Việt Nam đang dần hình thành sau nửa đầu năm 2023. Tăng trưởng GDP sẽ tăng dần trong nửa cuối năm 2023, trước khi tăng tốc vào năm 2024.
Để về đích, kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng hơn 9% trong 6 tháng cuối năm

Để về đích, kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng hơn 9% trong 6 tháng cuối năm

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5%, thì 6 tháng cuối năm, kinh tế Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng hơn 9%, đây là một thách thức tương đối lớn.
Chuyện của những người làm truyền thông chính sách

Chuyện của những người làm truyền thông chính sách

Theo Tổng Giám đốc CTTĐT Chính phủ Nguyễn Hồng Sâm, thông tin chính sách phải đi trước, đi nhanh, đi bằng nhiều con đường thì mới cạnh tranh được với sự xâm thực của các thông tin sai, xấu độc; tạo niềm tin và sự đồng thuận trong xã hội.
Cần có cơ chế đi trước để TP HCM thực sự là đầu tàu đa chức năng của cả nước

Cần có cơ chế đi trước để TP HCM thực sự là đầu tàu đa chức năng của cả nước

Đại biểu Dương Khắc Mai nhấn mạnh, TP HCM là đô thị loại đặc biệt, không chỉ là cơ chế đặc thù, mà cần phải có cơ chế đặc biệt; không chỉ vượt trội mà cần đi trước để thành phố thực sự là đầu tàu đa chức năng của đất nước.
Có bao nhiêu đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách Nhà nước được ứng dụng?

Có bao nhiêu đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách Nhà nước được ứng dụng?

Trong phiên chất vấn dành cho Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt sáng 7/6, câu hỏi có bao nhiêu đề tài sử dụng ngân sách Nhà nước đã được ứng dụng được các đại biểu Quốc hội nêu ra.
Đại biểu Quốc hội: Chỉ truyền thông chính sách là chưa đủ

Đại biểu Quốc hội: Chỉ truyền thông chính sách là chưa đủ

Theo đại biểu Quốc hội, để chính sách phù hợp, gắn liền với cuộc sống thực tế thì bên cạnh việc đưa tin và truyền thông chính sách còn phải thực hiện phê bình chính sách.
Đại biểu đề nghị Bộ Công an làm rõ sai phạm trong hoạt động bảo hiểm

Đại biểu đề nghị Bộ Công an làm rõ sai phạm trong hoạt động bảo hiểm

Theo đại biểu Quốc hội, khi một bên là công ty bảo hiểm chuyên nghiệp với một bên là người mua không chuyên nghiệp trong khi không ít tư vấn viên chưa đủ tâm đủ tầm, thì việc đẩy hết trách nhiệm cho phía người mua là không hợp lý cả về lý lẫn tình.
Xem thêm