Chính sách tiền tệ chuyển sang 'linh hoạt, nới lỏng' để hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực đánh giá, việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển chính sách tiền tệ sang trạng thái "linh hoạt, nới lỏng" thời điểm này là chỉ đạo phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV - Ảnh:VGP
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV - Ảnh:VGP

Hội nghị Chính phủ với địa phương 6 tháng đầu năm 2023 vừa qua đã thống nhất cao quan điểm chuyển chính sách tiền tệ từ trạng thái kiểm soát "chặt chẽ", "chắc chắn" ở những thời điểm trước đó sang trạng thái "linh hoạt, nới lỏng hơn".

Đánh giá về những chỉ đạo này của Thủ tướng, tại tọa đàm Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ và mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 20/7, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia nhìn nhận, các chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ thời gian qua sát với tình hình cả quốc tế và trong nước.

"Chúng ta nhớ rằng, điều kiện quốc tế và trong nước trong 2 năm vừa qua có rất nhiều biến động và nhiều yếu tố gọi là "đa khủng hoảng" xảy ra. Chúng ta đã có những điều chỉnh về mặt chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng phù hợp với bối cảnh, với thời điểm và mức độ "chuyển trạng thái", ông Lực cho hay.

Vị chuyên gia này nhớ lại, trong thời kỳ quý 1 đến quý 3 năm ngoái, lạm phát của thế giới tương đối cao. Lúc đó chính sách tiền tệ của Việt Nam là "chặt chẽ". Cuối năm ngoái, về cơ bản lạm phát kiểm soát tốt và lạm phát toàn cầu có dấu hiệu chững lại, thì chuyển sang trạng thái "chắc chắn" và thực hiện được đa mục tiêu. Thời điểm hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển sang trạng thái "linh hoạt, nới lỏng". Đây là quyết định rất phù hợp, ông Lực đánh giá.

Theo đó, TS. Cấn Văn Lực đưa ra 3 yếu tố quan trọng để khẳng định sự đúng đắn của quyết định này.

Một là, giá cả, lạm phát trên thế giới về cơ bản đã chững lại và đang giảm giá. Thậm chí, ở một số thị trường còn giảm nhanh hơn chúng tôi dự báo, như ở Mỹ, lạm phát tháng 6 so với cùng kỳ năm trước chỉ khoảng 3% từ mức 9% của đỉnh điểm tháng 7-8/2022. Giá cả các mặt hàng, đặc biệt là giá năng lượng, giá hàng hóa cơ bản cũng đã và đang giảm dần, trừ một vài mặt hàng nông sản thời gian gần đây, như gạo, cà phê…

Hai là, ở Việt Nam, về cơ bản cả lạm phát tổng thể cũng như lạm phát lõi, đã và đang giảm dần từ đầu năm tới giờ. Lạm phát tổng thể hồi tháng 1 so với cùng kỳ năm trước ở mức khoảng 4,9%, tháng 6 vừa qua chỉ còn khoảng 2% so với cùng kỳ năm trước. Còn tính bình quân 6 tháng là 3,29% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản đã và đang giảm dần dù chậm hơn, từ mức khoảng 5,21% đầu năm xuống 4,74% của tháng 6.

"Trong khi đó, kinh tế 2 quý đầu năm chỉ đạt mức tăng trưởng 3,72%. Rõ ràng bây giờ chúng ta cần thay đổi chính sách phù hợp để phục hồi và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế", vị chuyên gia khẳng định.

"Mặc dù vậy, chúng ta nới lỏng nhưng linh hoạt, tức là vẫn bảo đảm mục tiêu ổn định được kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, cần phối hợp đồng bộ hơn với các chính sách khác, trong đó có chính sách tài khóa, giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thì chúng ta mới bảo đảm được thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra", TS. Cấn Văn Lực đề xuất.

3 bài học từ cách điều hành chính sách tiền tệ của các nước lớn trên thế giới

Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng đặt ra vấn đề Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm gì trong điều hành chính sách tiền tệ từ các nước?

Trả lời vấn đề này TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, đây là một câu chuyện rất dài nếu nói về chính sách tiền tệ của các quốc gia và mỗi nước cũng có một đặc thù nhất định. Song, vị chuyên gia này chỉ ra 3 bài học mà Việt Nam có thể học hỏi tham khảo từ các nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

Bài học đầu tiên, các nước đều rất quan tâm tới cả 2 mục tiêu: Ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Ông Thành phân tích, minh chứng rõ việc ưu tiên cho mục tiêu lạm phát này là các nước như Mỹ, với hành động của Fed, hay nhiều nước châu Âu. Mặt khác cũng có những nước, trong bối cảnh lạm phát còn rất thấp và ổn định vẫn giữ được, thì trọng số của họ chuyển mạnh vào hỗ trợ tăng trưởng, chẳng hạn như Nhật Bản.

Nhưng cách gì thì cách, đầu tiên là tuyên ngôn của các Ngân hàng Trung ương phải rất rõ về mục tiêu ưu tiên. Đối với Mỹ và châu Âu, họ luôn ấn định mục tiêu cuối cùng là lạm phát phải ở con số trước đây thông qua là 2%.

Còn với những nước như Nhật Bản và Trung Quốc, đặc biệt là Nhật Bản, mặc dù tập trung nhiều hơn vào hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng, nhưng họ vẫn theo dõi rất chặt chẽ biến động của lạm phát, để khi cần có thể điều chỉnh ít nhiều chính sách tiền tệ.

"Như vậy, bài học ở đây là phải rất rõ trong việc minh bạch điều đó, cộng với tính linh hoạt và sự khéo léo để làm sao đạt được cả 2 mục tiêu. Như chúng ta bàn là có thời điểm, có trọng điểm, thì họ có trọng số này, trọng số kia", TS. Võ Trí Thành đúc kết.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh

Bài học thứ hai, chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định, độ an toàn, sự lành mạnh của thị trường tài chính ngân hàng.

Bài học này không mới nhưng từ cuộc khủng hoảng châu Á đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 và đến bây giờ, thấy rất rõ câu chuyện sự sụp đổ của một loạt ngân hàng, khởi đầu là ngân hàng SVB (Silicon Valley Bank) của Mỹ và kéo theo một loạt ngân hàng khác của Mỹ cũng như một trong top đầu ngân hàng là Silvergate Bank sụp đổ.

Bài học này, nhìn rộng ra góc độ kinh tế vĩ mô, là sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng. Thực chất Việt Nam năm 2022 cũng phải rất vất vả chống đỡ sự rung lắc của thị trường tài chính, và đặc biệt là chấn động của một số ngân hàng ở Việt Nam.

Bài học thứ ba, chính sách của Chính phủ thường là đa mục tiêu, muốn đa mục tiêu thì phải đa công cụ, cho nên chính sách tiền tệ dù quan trọng nhưng không phải là tất cả.

"Cần phải phối hợp rất chặt chẽ với các chính sách khác, đặc biệt là chính sách tài khóa, ngân sách", TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Ngân hàng Nhà nước: Ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước: Ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay

Ngày 27/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội lo nước dừa bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Đại biểu Quốc hội lo nước dừa bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Đề xuất đưa nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất 10% được nhiều đại biểu quan tâm, tham gia ý kiến.
Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Các đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp.
'Doanh nghiệp Nhà nước muốn có cơ chế đủ thông thoáng để kinh doanh bình đẳng'

'Doanh nghiệp Nhà nước muốn có cơ chế đủ thông thoáng để kinh doanh bình đẳng'

Theo Chủ tịch Agribank Phạm Đức Ấn, cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước hiện nay như “chiếc áo quá chật”, khiến doanh nghiệp mất quyền chủ động trong phát triển kinh doanh.
Thủ tướng: 'Phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách vận hành'

Thủ tướng: 'Phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách vận hành'

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng cần thay đổi tư duy làm luật. Trong đó, luật phải dựa trên tổng kết thực tiễn, có vướng mắc thì phải tháo gỡ, có thách thức thì phải vượt qua; cơ chế, chính sách phải được ban hành đúng trong hoàn cảnh cụ thể để làm chuyển đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế.
Băn khoăn việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Băn khoăn việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

ĐBQH hội băn khoăn, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường có đảm bảo công bằng khi chỉ tập trung vào các sản phẩm đồ uống đóng chai sẵn, trong khi đồ uống pha chế tại chỗ rất khó đánh thuế.
Dạy - học thêm, không thể quản lý theo hình thức 'không quản được thì cấm'

Dạy - học thêm, không thể quản lý theo hình thức 'không quản được thì cấm'

Đại biểu Quốc hội cho rằng học thêm là một nhu cầu cần thiết của xã hội, không thể quản lý theo hình thức "không quản được thì cấm".
Văn hóa doanh nghiệp, nhìn từ tiêu chí D&I

Văn hóa doanh nghiệp, nhìn từ tiêu chí D&I

Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, xây dựng một môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập trong doanh nghiệp sẽ không chỉ mang đến nhiều cơ hội hơn mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh.
Băn khoăn việc làm nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp, phi nông nghiệp

Băn khoăn việc làm nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp, phi nông nghiệp

Các đại biểu Quốc hội đều cơ bản nhất trí với việc thí điểm mở rộng loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại nhằm tháo gỡ các vướng mắc pháp lý cho các dự án, mở rộng nguồn cung; tuy nhiên cũng còn một số băn khoăn.
'Dự án đường sắt tốc độ cao cần rút kinh nghiệm từ những công trình trước đó'

'Dự án đường sắt tốc độ cao cần rút kinh nghiệm từ những công trình trước đó'

Các đại biểu Quốc hội cho rằng dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam cần phải rút kinh nghiệm từ các công trình đi trước, cũng như học hỏi thêm từ kinh nghiệm quốc tế để tránh tình trạng đầu tư kéo dài, gây ra lãng phí và tổn thất.
'Làm đường sắt tốc độ cao, Việt Nam phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao, Việt Nam phải làm chủ công nghệ'

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc chuyển giao công nghệ có thể tốn chi phí cao lúc đầu nhưng sẽ bền vững về sau, giúp Việt Nam có thể phát triển ngành công nghiệp đường sắt.
Bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng có đúng quy định?

Bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng có đúng quy định?

Chiều 11/11, chất vấn Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, nhiều đại biểu nêu về thực trạng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm kém chất lượng tràn lan trên thị trường.
Thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh để giá điện theo thị trường

Thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh để giá điện theo thị trường

Đại biểu Quốc hội cho rằng, để có thị trường điện cạnh tranh thì cần tách bạch thực sự 3 khâu then chốt của ngành điện là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia.
Bệnh viện xây như khách sạn 5 sao nhưng gánh nặng nợ vay

Bệnh viện xây như khách sạn 5 sao nhưng gánh nặng nợ vay

Thảo luận về phân bổ ngân sách trong phiên thảo luận hội trường sáng 5/11, GS.TS Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) trăn trở trước thực trạng các bệnh viện, trường đại học phải đi vay tiền để đầu tư xây dựng, làm “đội lên” chi phí khám chữa bệnh, chi phí đào tạo.
ĐBQH: Doanh nghiệp vẫn than phiền về thủ tục kinh doanh khó khăn

ĐBQH: Doanh nghiệp vẫn than phiền về thủ tục kinh doanh khó khăn

Đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các điều kiện kinh doanh để phân loại và có biện pháp xử lý, tháo gỡ các rào cản; tạo động lực khích lệ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp.
ĐBQH: Tư duy nhiệm kỳ dẫn tới một số dự án lãng phí

ĐBQH: Tư duy nhiệm kỳ dẫn tới một số dự án lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ của một số cán bộ muốn chứng tỏ năng lực nhưng lại có cách làm nóng vội, tính toán chủ quan dẫn đến một số dự án đem lại hiệu quả không mong muốn.
ĐBQH đề xuất chọn quốc phục, quốc hoa cho bộ nhận diện bản sắc Việt

ĐBQH đề xuất chọn quốc phục, quốc hoa cho bộ nhận diện bản sắc Việt

Đại biểu Quốc hội cho rằng Việt Nam cần xây dựng bộ nhận diện bản sắc Việt Nam, nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hóa để hoạt động của các trung tâm văn hóa tại nước ngoài tăng hiệu quả.
Phải giữ được 'nét Huế'

Phải giữ được 'nét Huế'

Việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương được các đại biểu Quốc hội hết sức ủng hộ, với mong muốn đưa vùng đất cố đô xứng tầm với tiềm năng, vị trí. Các đại biểu cũng đều đồng tình rằng dù phát triển tới mức nào thì Huế cũng phải giữ được nét đặc sắc về lịch sử và văn hoá vốn có.
VinaCapital: Những yếu tố có lợi cho TTCK năm 2025

VinaCapital: Những yếu tố có lợi cho TTCK năm 2025

Theo VinaCapital, sự dịch chuyển tăng trưởng GDP của Việt Nam từ việc được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài trong năm 2024 sang các yếu tố nội tại vào năm 2025 sẽ có lợi cho thị trường chứng khoán.
Nghị trường tranh luận việc áp thuế 5% với phân bón

Nghị trường tranh luận việc áp thuế 5% với phân bón

Một số đại biểu lo ngại áp thuế VAT 5% sẽ làm tăng giá phân bón trên thị trường, khiến giá nông sản tăng cao trong khi theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, nếu 'phân tích rộng ra'thì việc này 'không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà cho cả nông dân'.
ĐBQH: Nhiều chung cư sử dụng vài thập kỷ vẫn tăng giá gấp đôi, gấp ba

ĐBQH: Nhiều chung cư sử dụng vài thập kỷ vẫn tăng giá gấp đôi, gấp ba

Thảo luận về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội sáng 28/10, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến việc giá nhà tăng cao bất thường thời gian qua. Đây cũng là vấn đề mà cử tri, nhân dân rất quan tâm bởi sát sườn với thực tế đời sống.
Nghịch lý nhiều khu đô thị bị bỏ hoang nhưng người dân khó mua nhà

Nghịch lý nhiều khu đô thị bị bỏ hoang nhưng người dân khó mua nhà

Theo báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội, tại TP Hà Nội và TP HCM đã không còn phân khúc căn hộ chung cư có giá phù hợp với thu nhập của đa số người dân.
Chủ tịch Quốc hội: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập của người dân còn quá lớn

Chủ tịch Quốc hội: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập của người dân còn quá lớn

Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện không thiếu nguồn cung nhà ở, nhu cầu cũng có nhưng khả năng thanh toán của người dân lại khó.
Đại biểu tranh luận việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Đại biểu tranh luận việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Trong phiên thảo luận hội trường chiều 23/10 về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến đề xuất thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa.
Động lực mới thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới

Động lực mới thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới

Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài để có được vị thế như ngày hôm nay. Ngày nay, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là một trong những động lực mới xuất hiện giúp thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Trước áp lực ngày càng lớn từ thị trường, nhà đầu tư, những cam kết về môi trường đang nổi lên như một yếu tố thiết yếu trong hành trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu bài viết xoay quanh câu chuyện này với tiêu đề “Thông tin môi trường trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết: Rủi ro của những cam kết môi trường chung chung và lời kêu gọi đổi mới”.
AI có thể giúp tăng tỷ lệ khách quốc tế quay lại Việt Nam

AI có thể giúp tăng tỷ lệ khách quốc tế quay lại Việt Nam

Đây là nhận định của TS. Nuno F. Ribeiro, Giảng viên cấp cao tại Đại học RMIT kiêm Chủ tịch Tiểu ban du lịch và nhà hàng khách sạn của EuroCham Việt Nam trong loạt bài “Tác động của AI đối với ngành du lịch Việt Nam” công bố ngày 10/10.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bên cạnh 3 đột phá về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, cần phải lấy khoa học công nghệ, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để đột phá phát triển. Đây là con đường duy nhất, không còn con đường nào khác và cơ hội nào khác.
Để chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh hơn dòng vốn ngoại

Để chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh hơn dòng vốn ngoại

Theo chuyên gia JICA, các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản đang dành nhiều sự quan tâm cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng thì phải có hiệp hội ngành hàng, trong đó có sự liên kết của các doanh nghiệp, các nhà vựa với bà con nông dân để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới.
'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

Đây là nhận định của nhóm chuyên gia HSBC tại báo cáo nghiên cứu về hành lang thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) với tiêu đề "Đầu tư từ Đài Loan tiếp sức cho ngành công nghiệp công nghệ cao Việt Nam".
Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Vì ham mức lợi nhuận cao, nhiều nhà đầu tư đã phải trả giá đắt khi chạy theo những "cơn sóng" của thị trường chứng khoán. Theo chuyên gia, cách đầu tư an toàn và sinh lời bền vững chính là tích sản.
Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Ngày 30/7, Bộ NN&PTNT và UNDP phối hợp tổ chức hội thảo kỹ thuật về “Rà soát mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR của ngành cà phê và gỗ ở Việt Nam”.
Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

TS. Lê Duy Bình từ Economica Vietnam cho rằng, có cơ sở để tin tưởng mục tiêu tăng trưởng cả năm sẽ đạt khoảng 6,5%. Đặc biệt, nền kinh tế sẽ phát triển bền vững nếu như đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục đóng vai trò là trụ cột trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.
Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

ĐBQH cho rằng 4 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp này rất sát thực tiễn, với những nội dung liên quan được cử tri, người dân quan tâm như thi hành sớm Luật Đất đai năm 2024; kiểm toán các cơ quan, doanh nghiệp; xâm nhập mặn vùng ĐBSCL...
Xem thêm