Cổ phiếu thép tiếp tục tím lịm, bất động sản phục hồi

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
18:54 - 09/02/2022
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Tưởng chừng thông tin một doanh nghiệp bất động sản nối gót Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm sẽ khiến nhóm cổ địa ốc lại có phiên chao đảo, nhưng thực tế hoàn toàn khác khi nhiều mã phiên trước còn nằm sàn hôm nay đã quay đầu tăng kịch trần.

Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu thép hôm nay tiếp tục là động lực để VN-Index tăng thêm hơn 4 điểm, đạt mốc 1505.38. Trong đó, riêng HPG đã đóng góp cho chiều tăng 2 điểm với tỷ lệ tăng 3,8%. NKG, HSG, POM, VIS, SMC tiếp tục tím lịm ngay từ đầu phiên. Các mã thép khác cũng tăng mạnh là TIS (+9,7%), TVN (+8,2%), VCA (+3,4%), HMC (+3,1%)…

Ngoài nhóm thép, dòng tiền hôm nay còn chảy mạnh trở lại vào nhóm bất động sản và xây dựng kéo nhiều mã tăng trở lại sau chuỗi ngày lao dốc. DIG, CEO, L14, FCN đồng loạt tăng trần sau nhiều phiên nằm sàn. Nhiều mã nhỏ khác cũng đổ tím như BMN, LMI, L18, DRH, NHA, DCF… Trong nhóm còn ghi nhận 122 mã tăng giá với các mã tăng tốt là NLG, HDC, KDH, TCH, SCR, HBC, BCG, C4G, CTD… Mặc dù vậy, các “anh cả” của nhóm vẫn ở chiều ngược lại. VIC giảm 1,8%, NVL, BCM, KBC, SNZ giảm chưa đến 1%.

Nhóm chứng khoán tiếp tục có phiên giao dịch tích cực. Chiều giảm có AAS, BSI, CSI, DSC, EVF, EVS, HBS, HCM, IBC nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể, trung bình chỉ khoảng 1%. Còn lại các mã đều đổ xanh với VND là mã lớn tăng tốt nhất 2,86%, VCI tăng 1,68%, SSI tăng khiêm tốn chỉ 0,1%. Các mã nhỏ tăng mạnh như PHS +11,8%, APS +6,5%, TVC +4,9%, ORS +4,8%, BMS +4,2%, TCI +4%...

Ở chiều giảm, cổ phiếu ngân hàng và dầu khí gặp áp lực bán mạnh sau những phiên tăng điểm trước đó. Nhiều mã bank lớn quay đầu điều chỉnh như VCB, TCB, MBB, STB, CTG… Còn nhóm dầu khí chỉ còn PLX và PTV giữ được sắc xanh.

Nhìn chung phiên giao dịch hôm nay không có nhiều đột phá. Ngoài VN-Index thì HNX-Index cũng tăng 6 điểm lên 424.19 và UPCoM-Index tăng 0,5 điểm lên 112. Điểm sáng là thanh khoản thị trường tiếp tục cải thiện với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 28.500 tỷ đồng. Đồng thời nhà đầu tư mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị gần 340 tỷ đồng. Lực mua tập trung giải ngân vào chứng chỉ quỹ FUEVFVND cùng các cổ phiếu VND, GEX trong khi bán ròng VIC, NVL.

Nhóm bất động và xây dựng tăng tốt mặc tin doanh nghiệp bỏ cọc đất Thủ Thiêm.

Nhóm bất động và xây dựng tăng tốt mặc tin doanh nghiệp bỏ cọc đất Thủ Thiêm.

Việc giá cổ phiếu thép trở lại “đường đua” trong 2 phiên gần đây được kỳ vọng sẽ kéo điểm VN-Index lên trong thời gian tới. Ngoài thông tin Hòa Phát sắp xuất khẩu lượng hàng lớn sang thị trường châu Âu thì việc cung cầu ngành thép bình ổn trở lại cũng là động lực để nhóm này có thể lấy lại “hào quang” đã mất.

Giới phân tích cho rằng, giá của cổ phiếu thép trên thị trường vẫn đang có định giá thấp. Theo cách định giá cổ phiếu đơn giản nhưng được thị trường chấp nhận rộng rãi nhất là dùng hệ số P/E. Đây là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Nếu cổ phiếu có P/E thấp hơn so với bình quân của nó trong quá khứ, của ngành và thị trường chung thì được xem là rẻ.

Lấy ví dụ cổ phiếu của hai công ty đầu ngành là HPG và HSG. Tại ngày 28/1/2022, P/E của HPG là 5,47 lần và HSG chỉ là 3,42 lần. So với với P/E bình quân 3 năm của chính nó tương ứng là 8 và 9,46 lần thì thấp hơn 46,2% và 1,76 lần.

Theo FiinGroup (nhà cung cấp dịch vụ tích hợp về dữ liệu tài chính, thông tin doanh nghiệp), so với bình quân ngành tài nguyên cơ bản (thép) P/E 3 năm gần nhất là 12,5 lần, P/E của HPG thấp hơn là 1,29 lần và HSG thấp hơn 2,65 lần. Còn nếu so với P/E bình quân của VN-Index là 16,93 lần thì thấp hơn 3,95 lần.

Mặc dù vậy, rủi ro lớn nhất khi đầu tư vào các cổ phiếu ngành thép là sự biến động giá nguyên liệu và giá thép các loại khó đoán định. Bởi vậy, nhà đầu tư cần theo dõi thị trường và nghiên cứu mức định giá của mỗi cổ phiếu trước khi mua vào.

Tin liên quan

Đọc tiếp