Cổ phiếu ngân hàng sôi động, các mã đầu cơ tiếp tục bị bán tháo

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
16:54 - 26/01/2022
Cổ phiếu ngân hàng sôi động, các mã đầu cơ tiếp tục bị bán tháo
0:00 / 0:00
0:00
Thị trường chứng khoán 26/1 ghi nhận nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục giao dịch sôi động và là trụ đỡ chính. VN-Index có thời điểm áp sát mốc 1.490 điểm, trong khi nhóm cổ phiếu đầu cơ nhỏ suy yếu rất nhanh.

Trong phiên giao dịch chiều nay, dòng tiền có dấu hiệu phân hóa mạnh. Nhóm ngân hàng, dầu khí vẫn duy trì vai trò dẫn dắt. Trong khi đó sắc đỏ của nhóm bất động sản, chứng khoán, xây dựng & vật liệu,... lại làm khó tiến trình đi lên của thị trường chung.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/1, chỉ số VN-Index tăng 2 điểm (0,14%) lên 1.481,58 điểm. Toàn sàn có 225 mã tăng, 239 mã giảm và 37 mã đứng giá. Chỉ số HNX-Index tăng 1,59 điểm (0,39%) lên 411,82 điểm. Toàn sàn có 88 mã tăng, 137 mã giảm và 49 mã đứng giá. UPCOM-Index tăng 1,02 điểm (0,94%) lên 109,05 điểm.

Thanh khoản thị trường cao hơn phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 26.360 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE tăng lên mức 23.502 tỷ đồng.

Thị trường bất ngờ đánh mất đà tăng mạnh về cuối phiên do áp lực chốt lời dâng cao tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Trong khi đó, nhóm vốn hóa lớn trở thành điểm tựa giúp thị trường tránh khỏi cảnh giảm sâu. Đóng cửa, VN30-Index tăng hơn 9 điểm (0,6%) lên 1.425,31 điểm.

Theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng vẫn đóng vai trò trụ lực đỡ chỉ số, các mã tăng mạnh gồm: LPB, VIB, VPB, STB, BVB, ABB,...

Nhóm ngân hàng có BID và TPB tụt giá đáng kể và chuyển thành đảo chiều từ tăng phiên sáng sang giảm phiên chiều. Tuy vậy số lớn các mã ngân hàng còn lại tụt không đáng kể để gây ảnh hưởng xấu như ACB, CTG, HDB, MBB, STB, TCB. Đây là những mã ngân hàng chỉ mất độ cao, chưa đến mức đảo chiều.

Trong khi các cổ phiếu ngân hàng có tín hiệu yếu đi phiên chiều thì nhiều cổ phiếu khác lại tốt hơn. GAS tăng 2% so với giá cuối phiên sáng và đóng cửa trên tham chiếu 2,47%. MWG cũng tăng 2,17%, xoay chiều từ giảm sang tăng 0,69%. NVL cũng xoay chiều thành công, chốt trên tham chiếu 0,51%. PLX riêng chiều tăng 2,89%, đóng cửa tăng tổng cộng 4,78%. PNJ vọt tăng từ mức tham chiếu lên 4,12% cao hơn. Ngay cả VHM, VIC cũng nhích giá, dù không nhiều.

Thanh khoản phiên chiều ở HoSE hơi đuối, chỉ khớp được 8.552 tỷ đồng, thấp hơn phiên sáng tới 36%. Dòng tiền vào VN30 vẫn khá tốt, đạt 3.871 tỷ đồng, không kém hơn các phiên chiều trước đó bao nhiêu. Tính chung cả ngày, thanh khoản của rổ VN30 vẫn chiếm hơn 46% tổng giá trị khớp sàn HoSE.

Cổ phiếu dầu khí bất ngờ tăng tốc bứt phá vào cuối phiên. PLX tăng vọt hơn 4%, GAS tăng 2,5%...giúp VN30-Index tăng vọt.

Một số cổ phiếu bất động sản vốn hóa lớn như VRE, VIC, VHM cũng tăng giá cuối phiên.

Đáng chú ý trong phiên chiều là việc khối ngoại bắt đầu tiến hành mua ròng. Tổng giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài tại HOSE trong ngày 26/1 là 353 tỷ đồng, cũng là ngày mua ròng thứ hai liên tiếp.

Thị trường cũng chứng kiến khối giao dịch thỏa thuận trị giá hơn 223 tỷ đồng đối với cổ phiếu KHG giữa bối cảnh mã này liên tục rớt giá trong tháng qua. Phiên hôm nay, KHG giảm giá kịch sàn.

Thị trường chứng khoán lúc 14h10'.

Thị trường chứng khoán lúc 14h10'.

Số lượng cổ phiếu giảm hết biên độ đã tăng mạnh trong phiên chiều cho thấy đã có lực bán mới xuất hiện. Trong 24 mã giảm sàn ở HosE, có 21 mã mất thanh khoản và trắng bên mua. Tất cả những cổ phiếu này đều xác nhận nhà đầu cơ bắt đáy lỗ nặng T+3, rất nhiều mã khác đã thủng đáy đợt bắt đáy đầu tiên là ngày T-4 tính từ hôm nay.

Có những cổ phiếu nhóm này hôm nay giao dịch hàng trăm tỷ đồng thanh khoản. CII là ví dụ, khớp gần 481,7 tỷ đồng và dư bán sàn gần 3 triệu cổ chưa kể lượng ATC. CII lỗ T+3 tối đa khoảng 19,4%, lỗ T+4 khoảng 13,9%. CII cũng xuống thấp hơn đáy ngày 20/1, là phiên đầu tiên được bắt đáy sau 7 phiên sàn liên tục. CII thanh khoản lớn nhất trong nhóm giảm sàn hôm nay.

Những cổ phiếu như NBB, LCM, KSB, FCN, ROS, LDG, TCH, LCG... cũng trong tình trạng tương tự, mức lỗ T+3, T+4 khác nhau nhưng đều đã phá đáy đầu tiên và thanh khoản lên tới cả trăm tỷ đồng phiên này.

Tuy nhiên, trước khi mất thanh khoản giá sàn, các cổ phiếu này đều có thêm một nhịp tăng giá trong phiên. Chẳng hạn CII có lúc lên 32.800 đồng, tức là tăng 3,47% so với tham chiếu; FCN có lúc tăng 2,65%. Với thanh khoản duy trì cao, giá có lúc tăng trước khi lại mất thanh khoản, đó là các tín hiệu cho thấy nhà đầu tư đã xả hàng ra rất nhiều. Cũng phải nhấn mạnh rằng việc đầu cơ lướt sóng T+3, T+4 chỉ có một thời gian ngắn là còn có lời hoặc lỗ ít nếu chốt sớm.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.